Cuộc Cách Mạng Pháp 1789-1799

                                                             by Peter McPhee

Chương 9: Tầm quan trọng của cuộc Cách Mạng.

 Một cuộc Cách Mạng khởi đầu vào năm 1789 với những hy vọng vô biên về một thời đại hoàng kim của tự do chính trị và thay đổi xã hội đã kết thúc vào năm 1799 với việc quân đội nắm giữ quyền lực. Nó đã không chứng tỏ là có thể củng cố Cách Mạng sau sự lật đổ chế độ cũ lần đầu tiên và bản tuyên bố về Tuyên Ngôn về Quyền của Nam giới và quyền Công Dân vào tháng Tám 1789. Thay vào đó, người dân Pháp đã phải chịu đựng một thập niên bất ổn chính trị, nội chiến và các cuộc xung đột vũ trang với cả phần Âu Châu còn lại.
Vào năm 1889, trong dịp kỷ niệm một trăm năm cuộc Cách Mạng Pháp, Samuel Lang-horne Clemens với bút danh Mark Twain, tác giả của  Huckleberry Finn  Những cuộc phiên lưu của Tom Sawyer” đã xuất bản cuốn “The Connecticut Yankee in King Arthur’s Court.” Tác phẩm văn chương  hài hước tưởng tượng một cuộc viếng thăm của một người Mỹ ở thế kỷ 19 tới một đất nước Anh thế kỷ thứ 6 như một phương cách thẩm định diễn tiến của con người và bao gồm một sự bào chữa vang vọng cho cuộc Cách Mạng Pháp và chính sách khủng bố:
Có 2 thời đại ‘khủng bố’, nếu chúng ta có thể còn nhớ và xem xét. Một thời làm cái công việc sát nhân với nhiệt huyết nóng bỏng, thời kia giết người trong máu lạnh vô cảm. Một thời kéo dài chỉ trong vài tháng.Thời kia đã hiện hữu tới một ngàn năm. Một thời gây chết chóc tới hàng chục ngàn người; thời kia lại gây thiệt hại cả trăm triệu. Nhưng chúng ta luôn rùng mình rúng động ở những sự khủng khiếp của cái thời kỳ khủng bố nhỏ bé hơn.”
Dĩ nhiên, bất cứ sự phán xét nào, nói cho công bằng, là cuộc Cách Mạng Pháp có ích lợi cho nhân loại hay không phải được coi là sâu sắc hơn sự xét đoán của Twain. Một điều không thể nghi ngờ là 300,000 quý tộc và gìới tu sĩ có lẽ đã xét đoán những năm tháng này là đầy thảm trạng ở mọi lãnh vực. Và cũng như vậy với những người phải phụ thuộc vào những đặc quyền về công ăn việc làm hay vào sự từ thiện của họ và cả những gia đình của bao nhiêu ngàn thanh niên trẻ đã mất mạng quá sớm trong các trận chiến hay trong bệnh viện. Liệu họ có chết một cách vô ích không? Có quá nhiều những tranh cãi về những kết quả của cuộc Cách Mạng mà thực ra đã được giảm thiểu tới những phán xét cá nhân rằng liệu nó có phải là một sự kiện tốt hay không.  Điều này thì không tương tự như đánh giá những kết quả của nó trong cái thế giới mà người dân Pháp đã sống. Cái trải nghiệm 25 năm Cách Mạng và Đế Quốc đã mang tính chất cách mạng như thế nào?
Những trả lời cho các câu hỏi trên đi vào trọng tâm của những chia rẽ quan trọng và sâu sắc trong số các sử gia. Hầu hết các sử gia tranh luận rằng, cho dù tự chính cuộc Cách Mạng  có tốt hơn hay tệ hơn, thì cuộc Cách Mạng đã thay đổi sâu xa hầu hết mọi khía cạnh cuộc sống  tại Pháp. Tuy nhiên, vào những thập niên trước đây, một số sử gia đã lập luận rằng những kết quả của nó thì rất nhỏ nhoi về mặt thực sự thay đổi xã hội. Thí dụ, Franҫois Furet lý luận rằng bước vào thế kỷ 19, xã hội Pháp vẫn giữ nguyên vẹn như dưới thời chế độ cũ. Vì vậy, lý luận của ông cho rằng cho tới khi nước Pháp trải qua  cuộc cách mạng kỹ nghệ riêng của nó vào những năm 1830s, các khuôn mẫu làm việc và sinh hoạt thường ngày trong đời sống có lẽ y  như thời trước Cách Mạng.
Chắc chắn, các sử gia trường phái ‘Minimalist’ (tối thiểu) như vậy đồng ý với đối thủ của họ rằng trên cơ bản, đời sống chính trị Pháp đã biến đổi. Lần đầu tiên, một đất nước to lớn và đông dân đã cải tổ theo các đường lối dân chủ và cộng hòa.  Ngay cả sự trở lại với thể chế quân chủ năm 1814 cũng không thể đảo ngược sự thay đổi cách mạng từ chế độ quân chủ tuyệt đối sang chính quyền đại diện lập hiến. Hơn nữa, kinh nghiệm của những năm tháng tranh luận chính trị, những cuộc vận động bầu cử và những quyền chính trị mới có nghĩa rằng ý tưởng về quyền công dân giờ đã biến đổi sắc thái sâu xa. Những ý tưởng như thế đã được lan toả qua lời nói truyền miệng, sách báo in ấn và hình ảnh biểu tượng, một phần của cái  được diễn tả  như một cuộc cách mạng về ‘văn hoá chính trị.’ Những năm tháng tự do sau 1788 đã buông lỏng cho một sự tuôn tràn chữ nghĩa in ấn chưa từng xảy ra: hàng trăm báo chí, có lẽ tới một ngàn vở kịch, nhiều ngàn bích chương và truyền đơn. Nhưng cuộc cách mạng tư tưởng đó đã đi quá khỏi điều này, vì chất liệu in ấn như vậy đã được kèm theo bởi một sự nở rộ nghệ thuật cách mạng quần chúng với các hình thức điêu khắc gỗ, tranh in và tranh vẽ. Hàng triệu người đã trở nên có thói quen suy đoán rằng bất cứ hình thức chính quyền nào cũng chỉ có thể chính danh nếu nó đặt nền tảng trên một hình thức chủ quyền nhân dân nào đó. Malcolm Crook đã đánh giá rằng khoảng 3 triệu  nam nhân đã can dự vào việc đầu phiếu trong suốt mười năm Cách Mạng. Quả thực, đã có quá nhiều cuộc bầu cử và những phương thức bầu phiếu lòng vòng như vậy đến nỗi người ta ngày càng mệt mỏi chán ngán. Hiến Pháp năm 1793 đã có điều khoản bầu cử trực tiếp, nhưng điều khoản này không bao giờ được thực thi.
Các sử gia cũng đồng ý về tầm quan trọng tư tưởng của cuộc Cách Mạng. 25 năm biến động chính trị và sự chia rẽ đã để lại một di sản ký ức, vừa đắng cay vừa ngọt ngào và một di sản những tư tưởng xung đột nhau mà chúng vẫn kéo dài tới tận thời của chúng ta hôm nay. Cuộc Cách Mạng đã là một mảnh đất gieo mầm cho các tư tưởng từ chủ nghĩa cộng sản tới chủ nghĩa quân chủ toàn trị qua chủ nghĩa tự do lập hiến và dân chủ xã hội. Người dân Pháp vẫn giữ sự chia rẽ về việc coi xem hệ thống chính trị nào tốt nhất có khả năng hoà hợp giữa  chủ quyền, tự do và bình đẳng. Liệu vị trí lãnh đạo quốc gia nên là một  vị vua, hoàng đế hay một ủy ban hành pháp được bầu chọn? Liệu 2 chữ “tự do” nên có ý nghĩa các tự do về chính trị và dân sự hay cả tự do về  kinh tế (một nền kinh tế buôn bán tự do)? Và ‘sự bình đẳng’ nên được hiểu ra sao: bình đẳng trước pháp luật, về các quyền chính trị, về vị thế trong xã hội, về phúc lợi kinh tế, về chủng tộc và cả về giới tính chăng? Những câu hỏi như vậy đã là trọng tâm của những chia rẽ chính trị và xã hội trong thời Cách Mạng. Chúng vẫn tồn tại chưa được giải quyết cho đến ngày nay.
 Chẳng có tư tưởng nào phát triển trong thời Cách Mạng có thể cho là mình đại diện cho quan điểm của đa số người dân Pháp. Trong khi chủ nghĩa Bonapartism và chủ nghĩa Jacobinism tuyên bố đặt căn bản trên chủ quyền nhân dân, cả hai đều mơ hồ về các hình thức mà chính quyền dân chủ nên theo. Cái ký ức về Napoleon có lẽ đã gây ra một cái bóng dài về một nhân vật đầy uy lực, người đã lấy lại trật tự và sự ổn định nhưng với một cái giá của một nền cai trị quân phiệt và chiến tranh gần như liên tục. Giai đoạn cai trị của Jacobins để lại sự lôi cuốn khi nhìn lại vì sự  nhấn mạnh của nó trên nền tảng dân chủ và bình đẳng xã hội và nền quốc phòng đầy tính anh hùng trong những năm 1793-1794, nhưng nó cũng gợi lên những hình ảnh tiêu cực của thời kỳ khủng bố và những phương cách kiểm soát các tự do dân sự. Ở những khu vực phía Nam với dân số Tin Lành đông đáng kể, sự chia rẽ chính trị chết người năm 1793-1795 đã thường theo những chủ trương giáo phái, để lại một di sản hận thù mà vì thế đưa đến việc người Tin Lành ủng hộ những phe đảng chính trị thế tục cánh tả. Một thế kỷ sau đó, Jean Fontane, một công nhân lao động Tin Lành  miền quê xa xôi đến từ Anduze thuộc tỉnh Gard đã nhớ lại rằng: “Nếu đa số chúng tôi theo Cộng Hòa, là nhờ ký ức của cuộc Cách Mạng tuyệt vời 1793 của chúng tôi, cuộc Cách Mạng mà cha ông chúng tôi đã ghi khắc những nguyên tắc vẫn còn tồn tại trong tâm khảm chúng tôi. Trên hết, chúng tôi là hậu duệ của cuộc Cách Mạng.”
Ngược lại, vẫn có một số đông những người mà ký ức của họ về cuộc Cách Mạng gợi lên những hình ảnh tiêu cực về những chịu đựng và những trải nghiệm hãi hùng. Nhiều nhà quý tộc theo tự do và số rất đông các linh mục quản xứ đã hòa mình vào chung với tầng lớp thứ ba (dân thường) vào năm 1789 đã trải nhgiệm một cơn ác mộng kéo dài khi Cách Mạng xóa bỏ các đặc quyền và vị thế quý tộc và tạo những thay đổi làm rúng động Giáo Hội. Hầu hết các đại biểu thuộc giáo sĩ đã đi đến Đại Hội Đồng năm 1789 với sự  phê bình cả chế độ quân chủ và các giám mục cấp trên của họ và nhiệt tình tham dự vào một dự án tái sinh đất nước. Hy vọng của họ đã tan vỡ vì những chương trình nghị sự cải tổ cấp tiến hơn đối với Giáo Hội, lên đến cực điểm trong cái “Hiến Pháp Dân Sự dành cho Giới Giáo Sĩ.” Sự can dự của các giáo sĩ không chịu tuyên thệ, dù tích cực hay  chỉ đồng loã, trong phong trào phản cách mạng và sự bôi nhọ và bài xích Thiên Chúa Giáo tiếp theo trong thời kỳ khủng bố đã liên kết Giáo Hội với chế độ quân chủ trong một tư tưởng về quyền bính của vua, một trong những phong trào chính trị chính yếu tại Pháp trong suốt 150 năm kế tiếp.
Những ký ức về thời khủng bố và việc tổng động viên cùng với chiến tranh đã hằn sâu vào trong tâm tưởng của từng cá nhân và mỗi cộng đồng. Tại miền Tây, nơi cuộc nội chiến  tại Vendée đã lấy đi tới 400,000 mạng sống, đã có sự chối bỏ chung chủ nghĩa Cộng Hoà tới cả thế kỷ hay hơn thế nữa. Thí dụ, tại ngôi làng Chanzeaux, nhà thờ được xây dựng trên đống đổ nát của ngôi nhà thờ cũ trong những đặc tính thế kỷ 19 với những cửa sổ tô màu có liệt kê danh sách tên tuổi những người chết năm 1793 và những hình ảnh trực quan dạy cho những thế hệ của dân làng cho tới ngày nay rằng sự nổi dậy là một trong những phương sách mà người dân quê ngoan đạo làm để bảo vệ những linh mục yêu quý của họ. Tương tự, sự tìm thấy một đống to xương cốt tại Lucs-Vendée bởi vị linh mục quản xứ năm 1860 là kết quả của một huyền thoại khác về “Bethlehem của Vendée,” cho tới nay vẫn vững mạnh, mà theo đó đã có 564 phụ nữ, 107 trẻ em và rất nhiều đàn ông bị tàn sát chỉ trong một ngày 28 tháng Hai 1794. Vào năm 1804, thị trấn La Roche-sur-Yon đã từng bị quân đội Jacobins hủy diệt vào năm 1794, đã được tái thiết với cái tên Napoleonville. Thị trấn được lệnh mở ra 3 khoảng không mở rộng chính thức: cho thị trường, trước ngay trước khu quận, và cho quân đội xem xét. Có lẽ không có tuyên bố nào tốt hơn cho những giá trị nhấn mạnh tới viễn kiến của Napoleon về trật tự xã hội trong một nước Pháp thời hậu Cách Mạng. Tuy nhiên, sự chinh phục khoảng không của ông đã không thể bôi xóa những ký ức về cái vai trò trước đó  của nó ở trung tâm của cuộc nổi loạn Vendée. 200 năm sau, cuộc nổi dậy vẫn giữ lại cái yếu tố trung tâm trong sự nhận dạng tập thể người dân miền Tây nước Pháp.
Tuy nhiên, bất cứ tầm quan trọng nào của những thay đổi này về chính quyền, tư tưởng chính trị và những ký ức, trường phái ‘tối thiểu’ đã tranh luận rằng những nhu cầu cho cuộc sống thường ngày đa phần tiếp tục không thay đổi, đặc biệt các khuôn mẫu lao động, vị thế của người nghèo, sự bất bình đẳng xã hội và vị thế thấp kém của phụ nữ.
Thứ nhất, đại đa số người dân lao động tại thành phố và thôn quê tiếp tục làm việc và vẫn duy trì những phương cách giống như trước 1789. Giống như cha ông họ, hầu hết người dân Pháp, hoặc làm chủ hay đi thuê mướn những mảnh đất nhỏ. Sự xóa bỏ loại thuế phí lãnh chúa cuối cùng đạt được qua những cải tổ 1792-1793 và việc mua lại những mảnh đất nhỏ của giáo hội và các tài sản của di dân đã giúp cho hàng triệu chủ đất nông dân ở lại với đất đai của họ. Nước Pháp tiếp tục là một xã hội nông thôn với những đơn vị nông trại nhỏ chủ yếu trên các hộ gia đình xử dụng các phương pháp và kỹ thuật cổ điển làm phương tiện sản xuất chính yếu cho sự sống còn của họ. Ở những khu vực thành thị cũng thế, hầu hết công việc đưọc làm trong các xưởng nhỏ, nơi người chủ làm việc chung với 2 hay 3 tay thợ lành nghề và những người học việc. Nhiều thập niên qua đi trước khi một thiểu số đáng kể những công nhân ăn lương được thuê mướn trong những hãng xưởng to lớn cơ khí hoá, một hình thức bắt đầu trở nên phổ biến tại những thành phố kỹ nghệ mới ở miền Bắc Anh Quốc.
Thứ hai, cho dù những kế hoạch lớn lao của chính quyền Jacobins 1783-1794, sự nghèo khổ tiếp tục tạo nên một giai cấp thành thị và thôn quê thấp kém lớn lao cứ làm tăng lên số lượng công nhân lao động cả thành phố lẫn thôn quê bị thất nghiệp vào những thời điểm khủng hoảng. Tình thế của người nghèo luôn luôn là đáng lo sợ, họ phụ thuộc vào trợ cấp đột xuất và thường không thấm vào đâu từ nhà thờ, nhưng lại còn có những sự tệ hại hơn.  Vào năm 1791, Hội Đồng Quốc Gia đã loại bỏ khả năng của Giáo Hội làm từ thiện khi xoá bỏ các thuế thập phân của nhà thờ và cho bán đi tài sản của Giáo Hội.  Cái thực tiễn tiếp theo mà chính quyền địa phương đơn giản đã không thể đương đầu với việc trợ cấp người nghèo dẫn đến việc các chính quyền phải lập nên một loạt các kế hoạch làm việc và những biện pháp trợ cấp tạm thời mà chúng luôn luôn chỉ nhỏ giọt và chẳng bao giờ đầy đủ, được tài trợ bởi các chính quyền còn đang bận tâm với chiến tranh. Sau 1794, tình trạng người nghèo trở nên vô cùng tuyệt vọng khi các chính quyền bảo thủ từ bỏ chế độ kiểm soát giá cả và những biện pháp an sinh xã hội Jacobins. Điều này trùng hợp với nhiều vụ mùa thất thu và những mùa đông khắc nghiệt. Vào mùa Đông 1795-1796, dòng sông Seine đóng băng cứng ngắc và từng đàn chó sói đói khát đi tìm mồi được tường thuật là đã chạy lang thang khắp đường phố Paris trên những xác người nghèo khổ chết vì đói lạnh. Ngay cả khi Giáo Hội Công Giáo được Napoleon hoàn trả lại vị trí cũ như một quốc giáo, giáo hội cũng không bao giờ có trở lại những nguồn vật chất để cấp phát những nhu cầu của người nghèo khổ, ngay cả trong sự giới hạn như thời trước năm 1789.
Trong số những người đầu tiên ủng hộ cuộc Cách Mạng, có lẽ tầng lớp lao động thành thị đã hy sinh nhiều nhất và thu lợi ít nhất. Phe nhóm Sans-Culottes tại Paris, Marseilles và những thành phố khác đã là xương sống của cuộc Cách Mạng, nhưng họ chỉ có được rất ít lợi ích rõ rệt. Vào năm 1793, yêu sách của họ về việc phân chia lại tài sản đã không đạt được kết quả. Ngược lại, một than phiền chính yếu (đã  bị loại bỏ)  trong năm 1789 về loại thuế gián tiếp, lại được đưa trở lại và các trạm thuế quan quanh các thành phố và thị trấn lại mọc lên trở lại. Để chắc chắn, những thời khắc của quyền lực và hy vọng quần chúng đã để lại những dấu ấn mạnh mẽ trong ký ức tập thể của con cháu những người Sans-Culottes và những phần tử nông dân. Điều đó có thể biện giải rằng, ngay cả như thế đối với người dân lao động, những ký ức của thời 1792-1794 đã là một nguồn an ủi lạnh lùng cho những kỳ vọng không thành về sự thay đổi xã hội thực sự. Con cháu của các nhà cấp tiến trong những năm 1790s đã phải chờ đợi nhiều thập niên để những kỳ vọng như vậy trở nên thực tế: Chờ đến năm 1848 để có được sự thực thi quyền phổ thông đầu phiếu cho toàn thể nam giới (phụ nữ mãi cho tới 1944); chờ đến 1864 cho quyền đình công và thêm 20 năm nữa cho quyền thành lập công đoàn; chờ đến 1880s cho một nền giáo dục miễn phí, thế tục và bắt buộc và cho đến tận thế kỷ XX cho một loại thuế lợi tức và các điều khoản an sinh xã hội cho nguời bệnh tật, người già và người thất nghiệp.
Thứ ba, Nước Pháp vẫn tồn tại là một xã hội bất bình đẳng và có thứ bậc trật tự cổ xưa, ngay cả khi tình trạng thứ bậc mới thuộc về những người giàu có hơn là danh tiếng gia đình được coi như thước đo tốt nhất cho thành tích thân phận cá nnân. Nhiều trận xung đột trong thời kỳ Cách Mạng được chiến đấu trên cái câu hỏi là “liệu ‘sự bình đẳng’ nên có ý nghĩa gì trong sự thực thi?” Nhưng những cuộc vận động của phe Sans-Culottes và đám nông dân nghèo khổ cho những biện pháp vững chắc để giảm thiểu sự bất bình đẳng về kinh tế cuối cùng đã không thành tựu. Hiến Pháp 1793 là hiến pháp đầu tiên soạn thảo những trách nhiệm công cộng cho an sinh xã hội và giáo dục, nhưng nó chẳng bao giờ được thực thi một cách có hiệu quả.
Tại các thuộc địa cũng thế, các thứ bậc về chủng tộc thời trước Cách Mạng cũng được tái áp đặt với một miễn trừ. Vào tháng Giêng 1802, 12,000 quân Pháp đổ bộ lên St-Dominigue để áp đặt lại quyền kiểm soát thuộc địa. Sau 2 năm chiến đấu đẫm máu, quốc gia đen thời hậu thuộc địa Haiti lần đầu tiên ra đời. Tuy nhiên ở những nơi khác, Napoleon đảo ngược lại sự xoá bỏ chế độ nô lệ của Jacobins trong năm 1794 và vào năm 1802 tái giới thiệu “bộ luật đen” của thời 1685, bộ luật phủ nhận việc cho các nô lệ quyền xử dụng pháp luật và cho rằng con cái họ cũng thuộc về tài sản của chủ nhân người nô lệ. Việc mua bán nô lệ đã không bị xóa bỏ cho tới thời 1815-1818. Chính chế độ nô lệ còn mãi tới 1848.
Hơn nữa, trong cái tầng lớp thứ bậc mới trên sự giàu có mà nó thống trị đất nước sau 1799, hầu hết các quý tộc chế độ cũ tiếp tục là thành phần ưu tú. Theo Donald Geer, 13,925 quý tộc đàn ông trên 12 tuổi đã di tản. Tổng cộng, 1,158 quý tộc nam nữ đã bị hành quyết trong thời khủng bố. Các sử gia giờ tranh cãi rằng có lẽ chỉ có 125,000 quý tộc vào những năm 1780s, ít hơn nhiều so với đánh giá trước đó. Kết quả là, gần như mỗi gia đình quý tộc đều chịu ảnh hưởng trực tiếp qua sự di tản, bị giam giữ hay chết chóc.  Cho dù thế, rõ ràng rằng cuộc Cách Mạng không phải là một Holocaust của giới quý tộc. Những quý tộc mà họ biết lèo lái ra khỏi được những phiền toái chính trị và giữ gìn nguyên vẹn tài sản đất đai trong cuộc Cách Mạng có thể tiếp tục đóng một vai trò lãnh đạo kinh tế và chính trị vào thế kỷ 19.  Trong số 281 người được Napoleon đề cử làm trưởng ngành để quản trị các vùng miền, 41% đến từ các gia đình quý tộc cũ. Vào năm 1839, 2/3 trong số 387 người giàu nhất nước Pháp là quý tộc, và mãi cho đến 1846, 25% các đại biểu quốc hội là quý tộc từ các gia đình chế độ cũ.
 Vào ngày 28 Pluviôse năm Vlll (16 tháng Hai 1800), chỉ ba ngày sau khi chiếm được quyền lực, Napoleon đã ban hành một sắc lệnh quản trị mới mà nó có hiệu quả hạ thấp chính quyền địa phương thành chính quyền bù nhìn. Từ đó, các hội đồng tự giới hạn mình trong việc quản lý tài chánh và tài nguyên công cộng ở trong phạm vi một phương thức cứng nhắc về quản trị. Các viên thị trưởng và phó thị trưởng của các thị trấn có trên 5000 dân số sẽ được chính viên tổng tài thứ nhất trực tiếp đề cử, trong khi những nơi khác sẽ do các quận trưởng chỉ định. Theo cách này, các quận trưởng có được quyền lực của những vị quản đốc thời tiền Cách Mạng, và những hội đồng địa phương đã được bầu chọn trong 20 năm với đủ tiêu chuẩn tài sản bị coi như ít dân chủ và tự do hơn trước đó. Các quan tòa, một lần nữa, cũng được đề cử hơn là do bầu chọn.
Cuối cùng, các sử gia trường phái “tối thiểu” tranh luận rằng thân phận thấp kém của phụ nữ xem ra ít thay đổi hay có khi còn bảo thủ hơn. Phụ nữ luôn luôn là một phần quan trọng của nền kinh tế mỏng manh của gia đình và như vậy, họ đã  đem vào một sức mạnh lạ thường và hy vọng vào những năm đầu Cách Mạng. Nhưng    phụ nữ, họ xem ra chẳng gặt hái được bao nhiêu lợi lộc, ngoài cái quyền  thừa hường bình đẳng với anh em ruột của họ và để ký những hợp đồng hợp pháp, nếu họ kết hôn và tồn tại trên đất nước. Các luật lệ về ly hôn 1792 được chừng khoảng 30,000 phụ nữ xử dụng đã bị Napoleon cắt giảm tối đa  vào năm 1804 và cuối cùng hoàn toàn bãi bỏ năm 1816. Mặc dù những cuộc vận động đầy nhiệt huyết của các phong trào nữ quyền cá nhân vào những năm đầu Cách Mạng, sự can thiệp lập đi lập lại của các phụ nữ lao động trong những hành động tập thể tại Paris và sự có mặt của họ tại các câu lạc bộ và các hiệp hội, đại đa số các nhà chính trị thuộc bất cứ dạng nào đều chống đối lại các quyền chính trị của phụ nữ. Trong thời kỳ khủng bố, tờ báo của chính quyền “La Feuille du Salut Public” đã hỏi:
“ Hỡi quý bà! Quý vị có mong ước được là người theo Cộng Hòa hay không? Yêu mến, tuân thủ và dạy dỗ luật pháp mà nhăc nhở chồng con quý vị thực hành những quyền này…Đừng bao giờ đi theo những nhóm hội quần chúng với mơ ước nói này nói nọ.”
Quả thực, sức mạnh của phụ nữ đấu tranh chính trị được đánh giá qua những cuộc tấn công thường xuyên vào họ. Các nhà chính trị  tính từ  những kẻ bảo hoàng đến Napoleon có lẽ cũng đồng ý với Jacobin Amar thuộc Ủy Ban Bảo An Thường Trực, người đã chứng tỏ sự cấm đoán của Nghị Viện đối với tổ chức phụ nữ vũ trang có tên “Các Nữ Công Dân Cộng Hoà Cách Mạng” ngày 30 tháng Mười 1793 khi miêu tả đàn ông như sau:” Đàn ông thì mạnh mẽ, cường tráng, được sinh ra với năng lực lớn lao, gan dạ và dũng cảm, thích hợp cho các công việc đồng áng, thương mại, hàng hải, du hành và chiến tranh. Chỉ mình anh ta dường như thích hợp cho các tư tưởng nghiêm trọng và sâu sắc. Phụ nữ thì không thích hợp cho những tư tưởng tiến bộ và những phản ánh nghiêm trọng, thường phô ra những sai sót và sự hứng khởi mà nó có thể là thảm kịch cho đời sống công cộng.”
Những mơ hồ trong thái độ của đàn ông đối với phụ nữ, rút ra từ những giả thiết đã ăn sâu  vào đầu họ về bản chất của phụ nữ, cũng có chứng cớ rõ rệt trong cái biểu tượng học cách mạng: cái hình ảnh Đức Mẹ Đồng Trinh được chế độ cũ bảo vệ, giờ  đã nhường chỗ cho hình ảnh của Marianne người nữ Cộng Hòa với bộ y phục cổ điển và chiếc mũ tự do, nhưng vẫn chỉ là một biểu tượng phụ nữ coi có vẻ cũng được bảo vệ nhưng thụ động so với cánh đàn ông tích cực. Lynn Hunt lại lập luận rằng, mặc cho (hay bởi vì) sự thách thức chính trị của phụ nữ cấp tiến, sự chuyển biến từ thể chế quân chủ tuyệt đối mà tất cả đều là thần dân của vua, sang thể chế Cộng Hoà anh em của các nam công dân quả thực đã làm vững mạnh cho cái vị thế chính trị phụ thuộc của phụ nữ.
Hàm ý trong quan điểm của các nhà theo trường phái ”tối thiểu” về tầm quan trọng của cuộc Cách Mạng là một số thay đổi ít ỏi mà Cách Mạng đã làm cho  nền chính trị và xã hội nước Pháp đơn giản là chẳng đáng giá bao nhiêu. Cái di sản chết người của cuộc Cách Mạng, theo Simon Schama là sự tin chắc ngây thơ và bạo động mà nó đã nối kết sự bất mãn xã hội vào với sự thay đổi chính trị. Cái lỗi lầm lớn nhất của vua Louis XVl là đã yêu cầu quần chúng dâng sớ tấu trình khiếu nại về những bất bình của họ ở cái thời điểm đói kém và bất ổn chính trị. Từ xuất điểm đó, cuộc Cách Mạng đã bị phán xét tự hủy hoại từ những kỳ vọng quá cao. Đối với Schama, chỉ có mỗi sự thay đổi chính trị có ý nghĩa là cái chết của những nạn nhân vô tội dưới bàn tay của đám đông ngu dốt và tàn nhẫn vô đạo đức.

Những sử gia khác, chẳng hạn như Albert Soboul và Gwynne Lewis, đã lập luận rằng cuộc Cách Mạng đã biển đổi sâu xa. Trong khi họ thừa nhận rằng có những nối tiếp quan trọng trong xã hội Pháp, họ lại nhất quyết rằng phái “tối thiểu” đã bỏ qua những kết quả quan trọng khác. Đối với Soboul, nhận thức của phái “tối thiểu” phát sinh từ những thù ghét chính trị đối với những khả năng của sự chuyển biến Cách Mạng: “Những cố gắng vô ích để chối bỏ cuộc Cách Mạng Pháp, một thực tế lịch sử, là một tiền lệ nguy hiểm.” Theo Soboul, Cuộc Cách Mạng đã hoàn tất cách mạng một cách sâu xa trong cả những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của nó: “Một cuộc cách mạng tư sản cơ bản, một sự xoá bỏ hệ thống phong kiến và chế độ lãnh chúa cũ không khoan nhượng đã làm cho nó thành điểm xuất phát của xã hội tư bản và hệ thống dân chủ đại diện trong lịch sử nước Pháp.”

Những sử gia “tối ưu” này tranh cãi rằng cuộc Cách Mạng là một chiến thắng cho giới tư sản và cho giới nông gia làm chủ đất. Hơn nữa, cuộc Cách Mạng đã biến đổi những kiến trúc cơ cấu của nước Pháp, quả thực thành một nước Pháp với ý nghĩa riêng biệt của nó. Nó cũng dẫn đến những thay đổi lâu dài về bản chất của Giáo Hội và của gia đình.

Cuộc Cách Mạng đại diện cho một sự thay đổi nhanh chóng trong những cấu trúc về văn hoá và cơ chế của sự nhận dạng. Nước Pháp 1789 là một xã hội mà trong đó sự trung thành chính của người dân đặt để vào từng vùng miền riêng biệt của họ. Nước Pháp đã từng chỉ đoàn kết bởi lời tuyên bố của nhà vua rằng đây là lãnh thổ của vương triều và mọi người là thần dân của ông. Hầu hết người dân đã không xử dụng ngôn ngữ Pháp trong đời sống thường ngày và họ trông cậy vào những thành phần trưởng giả ưu tú tại các thủ phủ vùng miền như Toulouse, Reunes và Grenoble để bảo vệ họ chống lại những tuyên bố tăng thuế má và sự trưng dụng của nhà nước quân chủ. Sức mạnh của sự trung thành địa phương được củng cố qua việc thực thi kinh tế mà nó tìm cách thoả mãn những nhu cầu của các hộ gia đình và sản phẩm trao đổi chính yếu trong phạm vi các thị trường địa phương. Kể từ thế kỷ 12, cái giá mà  vương triều phải trả để thiết lập sự kiểm soát lãnh thổ trên toàn nước Pháp là phải chấp nhận một sự chắp vá vùng miền và những đặc quyền địa phương, những miễn trừ và quyền hạn. Vào thời buổi cận kề Cách Mạng, mọi khía cạnh cơ cấu của đời sống công cộng, trong sự quản trị, thói quen, đo đạc, luật lệ, thuế khoá và Giáo Hội, đều vẫn còn được đánh dấu bởi những miễn trừ và đặc quyền ưu tiên. Không chỉ đó là giới tu sĩ, Quý Tộc và những bộ phận tập thể chắc chắn như các tập đoàn được đặc quyền trong luật pháp và thuế má, nhưng các vùng miền cũng có những luật lệ riêng, một mức độ tự quản trị, những mức độ thuế và những hệ thống tiền tệ, cân đo đong đếm riêng.

Trong giai đoạn 1789-1791, Cách Mạng đã thay đổi mọi khía cạnh về cơ cấu và đời sống công cộng theo các nguyên tắc hợp lý, đồng nhất và hữu hiệu. Để củng cố sự cải tổ rộng khắp này là một hệ thống quản trị gồm các tỉnh, quận, tổng và xã ấp. 83 tỉnh này (giờ thành 96) từ đó được quản trị chính xác theo cùng một cách; tất cả đều có một cấu trúc về trách nhiệm, nhân sự và quyền lực tương tự. Ranh giới của các giáo phận trùng hợp với biên giới của tỉnh và các nhà thờ chánh tòa luôn luôn phải tọa lạc tại các thủ phủ của tỉnh. Sự đồng nhất của các kiến trúc quản trị cũng được phản ánh qua việc áp đặt một hệ thống cân đo đong đếm và hệ thống tiền tệ đặt căn bản trên sự đo lường thập phân mới. Thí dụ, tỉnh Lot-et-Garonne ở miền Tây Nam bao phủ một khu vực mà trước 1789 đã có tới 65 cách đo chiều dài và 26 cách đo trọng lượng khác nhau, giờ gộp lại chỉ còn một cách đo lường quốc gia đồng nhất. Những lợi ích rõ rệt cho kinh doanh và thương mại được nhấn mạnh qua việc xóa bỏ loại lệ phí qua trạm  thu phải trả cho các thị trấn, cho các quý tộc và các thuế quan nội bộ. Thí dụ trước 1789,  một thương buôn mang một  lô hàng gỗ từ Lorraine tới Sète trên Địa Trung Hải đã phải đi ngang qua 34 trạm thu phí riêng rẽ trong 21 nơi khác nhau. Từ đó, chính quyền đã ra luật trên căn bản mậu dịch tự do trong phạm vi thị trường quốc gia.

Kể từ 1789, tất cả mọi công dân Pháp bất kể xuất thân xã hội và nơi cư ngụ đều được xét xử theo một bộ luật duy nhất và cùng đóng một hệ thống thuế tỷ lệ bắt buộc tuỳ theo tài sản, đặc biệt với tài sản đất đai. Đây là ý nghĩa then chốt của tình “huynh đệ” và sự “đoàn kết quốc gia.” Những năm tháng Cách Mạng và Đế Quốc đã làm tăng cường độ thống nhất quản trị của nước Pháp, được duy trì bởi một nền văn hoá chính trị mới và sự chào mừng các anh hùng quốc gia kể từ đời xưa cho đến chính trong cuộc đấu tranh Cách Mạng. Cuộc Cách Mạng không những chỉ là một khúc quanh lịch sử trong việc thống nhất các cơ cấu nhà nước, mà lần đầu tiên trong đời,  nhà nước cũng được hiểu như đại diện của một thực thể đa cảm hơn, đó là “Quốc Gia”, đặt nền tảng trên quyền công dân.  Chính vì lý do này mà cuộc Cách Mạng Pháp thường được các sử gia coi như mảnh đất gieo mầm cho chủ nghĩa quốc gia hiện đại, một tỷ dụ cổ điển của khái niệm “cộng đồng tưởng tượng” của Benedict Anderson như một nền tảng của sự nhận dạng quốc gia.

Sự đoàn kết quôc gia không chỉ đạt được qua cái giá của những thứ bậc xã hội đặc quyền, những nghề nghiệp và  những phân hoá địa phương, nhưng nó cũng giả thiết rằng mọi cá nhân, bây giờ trước tiên và trên hết đều là công dân Pháp, là thành viên của một quốc gia mới. Trước 1789, hình thức chính yếu của sự tái phân phối của cải hay khai thác phần dư thừa là sự chi trả cho “cống nộp” hay “lợi nhuận” của đủ mọi hình thức cho nhà nước, Giáo Hội và các lãnh chúa, trong các loại thuế má, lệ phí hay thuế thập phân. Đến năm 1800, những yêu sách về các thứ bậc đặc quyền đã bị mất không thể lấy lại, lúc này tài sản được nhà nước để dành riêng cho những nhà sản xuất ra chúng qua những cấu trúc kinh tế (cho thuê mướn, tung ra thị trường  và làm công). Theo lập luận của Eric Wolf, bây giờ nhà nước có thể một mình trưng thu các loại thuế khóa, con người và sự tuân thủ, biểu lộ ra cái quyền lực ngày càng tăng và ưu thế của nhà nước như một cơ chế kiểm soát xã hội.
Cái uy quyền xúc cảm của nhà nước/quốc gia thường dẫn dắt những nhà Cách Mạng tại Paris tuyên bố rằng chỉ có tiếng Pháp mới là “ngôn ngữ của tự do” và các ngôn ngữ thiểu số chỉ là một phần của chế độ cũ xưa mà nó đã bị lật đổ. Thực ra, thái độ quần chúng đối với cuộc Cách Mạng trong số các sắc tộc thiểu số nhưng cộng lại làm nên thành phần đa số dân chúng thay đổi đa dạng từ nhiệt tình ủng hộ tới thù ghét thậm tệ qua  thời gian và nơi chốn. Nhưng Cách Mạng và Đế quốc khắp nơi đã có một  sự va chạm sâu xa về nhân dạng tập thể, về sự “Pháp hoá” các công dân của một xã hội mới, vừa vì sự tham gia các cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý trong phạm vi bối cảnh đất nước, vừa bởi vì, trong những năm  chiến tranh Cách Mạng, hàng triệu người trẻ đã bị trưng binh  để chiến đấu cho Tổ Quốc, cho sự an toàn của cuộc Cách Mạng và nền Cộng Hòa. Trong năm Cách Mạng thứ Ba, viên tuớng Kléber đã mời gọi đồng hương Alsacien của ông tên Ney theo ông vào quân đội “Để  tôi có thể nói chuyện ngay với một ai đó hiểu ngôn ngữ của tôi.” Chính Napoleon người không thực sự thoải mái với tiếng Pháp, có lẽ cũng đã có ý tưởng đó trong đầu khi ông dường như lý sự (cùn): “Hãy cứ để những con người dũng cảm này giữ thổ ngữ Alsacien của họ, họ vẫn luôn luôn phải chiến đấu trong tiếng Pháp.”

Trong hồi ức của mình, nhà quý tộc Calatan nổi tiếng Jauberg de Passa đã hồi tưởng lại những năm tháng trưóc 1789: “Tôi  đã hoàn toàn chẳng biết gì về tiếng Pháp và chỉ có chút ít tò mò về nó.” Hai người thân của Jaubert đã bị hành quyết với tội danh cộng tác với quân Tây Ban Nha trong những năm 1793-1794. Lúc này vào năm 1830, ông ta viết hồi ký của mình bằng tiếng Pháp hoàn hảo. Dù có hay không có các diễn giả nói ngôn ngữ sắc tộc thiểu số nhiệt tình hay thù ghét với sự thay đổi cách mạng, những năm sau 1789 đã có sự tăng tốc tiến trình Pháp hoá, theo đó người ta nhận thức mình như những công dân của đất nước Pháp cũng như dân các xứ Breton, Catalan hay Basque. Tuy nhiên, sự thay đổi tự nhận dạng mình này không nên được phóng đại quá mức. Thứ “nhận dạng đôi” này bị giới hạn trong  một sự chấp nhận các cơ cấu nhà nước và trong ngữ pháp của một nền chính trị Pháp mới.  Có rất ít bằng chứng rằng các nền văn hóa quần chúng và các ngôn ngữ thiểu số vì vậy mà bị soi mòn. Tiếng Pháp vẫn tồn tại như ngôn ngữ thường ngày của một thiểu số dân chúng, và nước Pháp như là  mảnh đất có sự đa dạng lớn lao về văn hoá và ngôn ngữ.

Trung lập với nhận thức của trường phái “tối thiểu” về tầm quan trọng của cuộc Cách Mạng là lý luận rằng, như một chiến thắng của giới nông gia làm chủ đất và bởi vì nhiều thập niên bị mất mát trong ngành ngoại thương do chiến tranh kéo dài, những năm tháng này đã thực sự làm trì hoãn sự phát triển chủ nghĩa tư bản hay nền kinh tế thị trường. Tương tự, người ta có thể tranh luận rằng nhiều người trong số những nhà tư sản  mà Soboul coi là những kẻ thắng cuộc trong cuộc Cách Mạng, thực ra đã phải chịu khổ cực trong đó.

Chắc chắn đã có nhiều tay tư sản mà cuộc Cách Mạng và thời Đế Quốc đã chịu đựng những giai đoạn khó khăn về kinh tế. Điều này đặc biệt trong trường hợp các thị trấn lớn thuộc bờ biển nơi mà  những bất trắc do chiến tranh và những sự phong toả gây nên cùng với sự xóa bỏ chế độ nô lệ 1794- 1802 đã  đánh động mạnh vào ngành ngoại thương: Vào 1815, ngành ngoại thương Pháp chỉ bằng phân nửa khối lượng năm 1789 và đã không lấy lại được mức độ thời tiền Cách Mạng cho tới 1830.  Giữa 1790 và 1806, sự suy giảm của mậu dịch đã làm cho dân số của thành phố Marseilles giảm sút từ 120,000 xuống còn 99,000, Nantes từ 90,000 xuống 77,000 và Bordeaux từ 110,000 xuống 92,000. Tại vùng Languedoc, các thị trấn sản xuất vải sợi Lodève, Carcassonne và Sommières vào những năm 1780s đã ở trong cơn khủng hoảng, phần lớn vì sự tranh đua kỹ nghệ của người Anh và những thập niên chiến tranh chỉ cung cấp những lúc tạm ngưng nhờ  tiếp liệu quân đội trước khi đi xuống vĩnh viễn.

Tuy nhiên, mặc cho những khó khăn kinh tế mà các doanh nhân và thương buôn tại các thị trấn đó cảm thấy, lại có những chỗ khác nơi các kỹ nghệ bông vải, sắt và than được kích thích trong thời của Napoleon qua vai trò của Pháp trong hệ thống lục địa và qua sự bảo hộ từ những hàng nhập cảng của Anh. Một trong đó là cái thị trấn Elbeuf làm vải sợi nhỏ bé ở vùng Norman. Tại đây, giới tư bản ngành sản xuất chế biến đã khá rành rẽ về những trách cứ trong những tấu trình khiếu nại của họ năm 1789, đã tuôn hàng ra chống lại sự quản trị yếu kém về tài chánh, về những kiềm chế, những chướng ngại vật đối với thương nghiệp này: những rào cản tới trung tâm của  vương quốc, những cản trở  không dứt đối với sự luân lưu hàng hóa, những đại diện của kỹ nghệ sản xuất và các văn phòng thương mại hoàn toàn bị  bỏ qua và khinh bỉ, một sự thờ ơ của chính quyền đối với ngành chế tạo sản xuất.

Sự thờ ơ mà nó gây nhức nhối cho những con người này liên quan tới hiệp ước tự do mậu dịch năm 1786 ký với Anh Quốc mà nó phô bày ra một sự tranh đua rẻ rúng. Sau 1789, những ngành kỹ nghệ phôi thai này đã đạt được mục tiêu của họ, bao gồm sự công nhận mới về tầm quan trọng của riêng họ: Vào năm Cách Mạng thứ V, lần đầu tiên trong đời, họ được hỏi ý kiến về một số các hiệp ước thương mại, và đến năm Cách Mạng lX, vai trò tham vấn của Phòng Thương Mại được chính thức thiết lập. Trong khi Elbeuf cảm thấy gánh nặng lớn lao của việc phong tỏa mậu dịch và thiếu thốn thực phẩm, những thập niên sau 1789 đánh dấu một giai đoạn của sự cơ giới hoá và tập trung của kỹ nghệ vải sợi tại thị trấn hơn là các công việc rải rác tại thôn quê. Vào 1815, dân số đã gia tăng khoảng 50% và con số các doanh nghiệp tăng gấp đôi. Quyền lực chính trị lúc này đã hoàn toàn tập trung vào tay các nhà sản xuất chế tạo địa phương.

Bản chất của chủ nghĩa tư bản là sự sản xuất theo chiều hướng thị trường do các doanh nhân lớn nhỏ trong thị trấn và ngoài thôn quê để kiếm lợi nhuận. Ngay cả cho dù nhiều doanh nhân, đặc biệt ở tại các hải cảng, đã thực sự chịu đau khổ trong thời Cách Mạng, thì trong một cảm giác chung, những thay đổi căn bản đối với bản chất của nền kinh tế Pháp đã  nhờ cuộc Cách Mạng mà được tăng tốc, những thay đổi  này đã làm dễ dàng cho các việc thực hiện tư bản. Từ 1789, đã có một loạt các thay đổi về cơ cấu, luật pháp và xã hội tạo nên một môi trường mà trong đó nền kỹ nghệ và nông nghiệp tư bản có thể phát triển. Đạo luật doanh nghiệp và mậu dịch tự do của Cách Mạng đã bảo đảm rằng các nhà sản xuất chế tạo, các chủ nông trại và các thương buôn có thể tự mình ký thác vào sự vững chắc của kinh tế thị trường trong nhận thức rằng họ có thể trao đổi buôn bán mà không có những chướng ngại vật của thuế quan nội bộ và phí qua trạm, những hệ thống đo lường khác nhau và một bộ luật đầy đủ. Vị thế của các chủ nhân được vững mạnh qua bộ luật La Chapelier tháng Sáu 1791 đặt ra ngoài vòng pháp luật tất cả các nghiệp đoàn và sự tái ban hành cuốn sổ “livret” của Napoleon, một hành động của chế độ cũ đòi hỏi công nhân phải giữ một cuốn sổ nhỏ ghi rõ các chi tiết về hồ sơ lao động và hạnh kiểm của họ.

Sự thay đổi kinh tế ở vùng quê cũng có thể được gia tăng qua việc bán đất. Nghiên cứu biến cố xã hội lâu dài như việc bán hàng trong thời Cách Mạng tồn tại từng phần, nhưng không có câu hỏi nào có ý nghĩa quan trọng trong hầu hết các khu vực. Có một sự đánh giá đã có  khoảng chừng 20% đất đai đổi chủ do kết quả của việc sung công tài sản của Giáo Hội và những người di tản. Thí dụ, trong năm 1786, gia đình Thomassin tại Puiseux-Pontoise (phía Bắc Menucourt) làm chủ 3.86 mẫu đất và thuê mướn 180 mẫu nữa từ lãnh chúa hầu tước Giradin. Sau đó họ đã mua một số lượng lớn tài sản quốc hữu hóa được chiếm từ tu viện St-Martin-de-pontoise, dòng nữ tu bác ái (Sisters of Charity, và 8 mảnh đất khác  thuộc các chủ  nhân trong quản trị Giáo Hội trong thời Cách Mạng: Vào thời điểm 1822, họ làm chủ 150.64 mẫu, 27.5% đất đai ở trong xã, bao gồm đa số là tài sản của viên hầu tước. Số đất này được xử dụng cho việc trồng lúa thương mại và cuối cùng trồng củ cải đường và nhà máy sản xuất đường.

Đặc biệt đất đai của Giáo Hội luôn luôn thuộc loại chất lượng tốt số một được bán ra với những mảnh đất to lớn qua đấu giá hay do các tay tư sản thành thị và thôn quê thu mua, nhiều người là các nhà quý tộc, với vốn liếng vì vậy cứ mở mang hơn những phần sở hữu từ trước. Thí dụ ở tại Angers và chung quanh đó, những tài sản giáo hội rộng lớn được đấu giá trong ngày sớm nhất có thể, và giới tư sản địa phương nhiệt tình đã trả  cao hơn 40% trị giá ước lượng của nó. Hơn nữa, trong khi hầu hết các quý tộc giữ nguyên vẹn số đất đai của họ (Robert Forster đánh giá rằng khoảng 1/5 số lượng tài sản của quý tộc bị chiếm đoạt và đem bán), phương pháp khai thác đất đai của họ cần thiết phải thay đổi nền tảng. Sự xoá bỏ lần cuối cùng các thuế phí phong kiến của chế độ cũ năm 1793 hàm ý rằng từ đây, lợi tức của giới qúy tộc có từ tài sản sẽ đặt cơ bản trên tiền thuê mướn đánh trên những người đi thuê đất và những người trồng trọt chia phần lợi tức hay trên sự khai thác trực tiếp các tài sản quý tộc từ các tay quản lý nông trại thuê mướn công nhân. Căn bản của tài sản thôn quê bây giờ là sự xử dụng hữu hiệu các nguồn tài nguyên đất đai hơn là việc kiểm soát từng mỗi con người.

Những người nông dân sở hữu mảnh đất của họ thuộc thành phần trong số những người hưởng lợi trực tiếp và đáng kể nhất của cuộc Cách Mạng. Sau sự xóa bỏ thuế khoá thời phong kiến và thuế thập phân của Giáo Hội, mà 2 loại thuế phí này thường được chi trả bằng ngũ cốc, các chủ trại ở vị thế tốt hơn để tập trung vào việc xử dụng đất trong những mục đích sản xuất hữu hiệu nhất. Thí dụ, ở vùng quê quanh Bayeux, vùng đất nặng nề ẩm ướt được nhanh chóng chuyển hoá thảnh đồng cỏ nuôi gia súc một khi Giáo Hội ngưng việc buộc phải nộp thuế bằng ngũ cốc. Tại Gabian, tài sản nông dân sở hữu tăng cường việc trồng các vườn nho vào trong những cánh đồng trước đó được dùng để trồng ngũ cốc. Nhờ kết quả bán đất đai, số lượng tài sản nông dân sở hữu tăng từ 1/3 lên 2/5 tổng số đất đai của Pháp (thí dụ, từ 31 lên 42% tại tỉnh Nord theo nghiên cứu của George Lefebvre), và không còn phải trả các phần thuế lãnh chúa và thuế thập phân. Sức nặng của những yêu sách như vậy thường thay đổi đa dạng vô cùng, nhưng một sức nặng từ 20 tới 25% sản phẩm của các nhà sở hữu nông dân (đó là chưa kể đến các công vụ phải đóng góp, những độc quyền của lãnh chúa và những thứ phải chi trả bất thường khác) là rất thông thường bên ngoài phía Tây nước Pháp. Bây giờ các nhà sản xuất lấy lại được cái phần dư của sản phẩm họ làm ra mà nó thường được tiêu thụ trực tiếp bởi số dân chúng giờ được sống tốt hơn: Vào năm 1792, chỉ có một trong 7 người được tuyển mộ vào quân đội tại ngôi làng miền núi Pont-de-Monvert có chiều cao 1.6 mét hay hơn. Đến năm 1830, đó là chiều cao trung bình của tuổi trưng binh.

 Sự cải tổ và các cuộc chiến tranh trong thời kỳ Cách Mạng đã có những hiệu quả khác biệt đối với nền kinh tế thôn quê xa xôi. Tại vùng cực Bắc của đất nước, Montagny và vùng Cambrésis, thời kỳ này chứng kiến sự sụp đổ của nền kỹ nghệ vải sợi vùng xa. Hiệp ước tự do mậu dịch với Anh Quốc vào 1786  đã là một cú đánh thẳng vào kỹ nghệ vải sợi, bây giờ các cuộc chiến tranh cách mạng và đế quốc tranh giành ảnh hưởng 1792-1815 cứ lướt qua quét lại trong vùng đã phá hủy thị trường buôn bán vải vóc. Khi những mảnh đất nhà thờ rộng lớn được bán đi như tài sản quốc gia sau năm 1790, những thương buôn dệt vải chạy bổ tới mua như là một cách thoát ra khỏi nền kỹ nghệ đang sụp đổ. Kết quả là vào năm 1815, vùng thôn quê một lần nữa trở lại trạng thái quê mùa như hàng trăm năm trước và một nền kỹ nghệ vải sợi tái xây dựng là trọng tâm của các thị trấn. Ngược lại, ở vùng tỉnh phía Nam Aude,  sự chấm dứt các yêu sách của lãnh chúa và giáo hội đi đôi với sự sụp đổ của kỹ nghệ vải sợi, đã khuyến khích nông dân chuyển đổi sang trồng vườn nho như một sự thu hoạch lợi nhuận. Trong suốt 30 năm sau năm 1789, những đánh giá do các thị trưởng cung cấp cho rằng cái khu vực trồng vườn nho trong tỉnh  đã tăng diện tích 75%, từ 29,300 lên đến 51,000 mẫu.  Khối lượng rượu sản xuất đã tăng gấp ba lần lên tới 900,000 tấn rượu trong những năm này.

Cuộc cách mạng vườn nho đầu tiên từ “hạ tầng cơ sở” này là bằng chứng quan trọng cho cuộc tranh luận đang diễn tiến về phạm vi và tính chất của sự thay đổi kinh tế mà cuộc Cách Mạng đã làm nên. Nhắc lại câu tuyên bố nổi tiếng của Georges Lefebvre rằng giới nông dân “đã hủy diệt chế độ phong kiến, nhưng đã làm vững mạnh cái cấu trúc nông nghiệp của nước Pháp”, Peter Jones đã kết luận rằng: “kẻ cực nghèo, đó là những nông dân không miếng đất cắm dùi, gần như luôn luôn đòi hỏi sự trả lại hoàn toàn những quyền lợi tập thể hay Cách Mạng đã làm tăng cái sức nặng chết người hay lãnh vực sống còn của kinh tế vùng quê xa xôi.” Sự lúng túng vụng về của cái cách biện luận như vậy thật hiển nhiên cho một sự phân tích của Marxist về cuộc Cách Mạng như một thời khắc quyết định trong sự chuyển biến từ chủ nghĩa phong kiến sang chủ nghĩa tư bản.

Chắc chắn có nhiều bằng chứng về những phần nghèo nhất của các cộng đồng vùng quê xa xôi bám lấy quyền lợi tập thể như một trái độn chống lại sự bần cùng. Tuy nhiên, sử gia người Nga Anatoli Ado đã biện luận rằng những kiềm chế vào việc chuyển đổi nhanh chóng hơn đối với chủ nghĩa tư bản nông nghiệp thời hậu Cách Mạng Pháp không hẳn đến từ sự trì trệ cố thủ của các chủ trại nông dân nhỏ nhưng từ sự tồn tại của  những người thuê mướn đất đai rộng lớn đã thuê mướn giới hạn trong các hợp đồng ngắn hạn hay những người  sản xuất ăn chia. Chắc chắn, trong một số khu vực cận kề với các thành phố hay có phương tiện chuyên chở vận tải tốt, sự duy trì tập quán chia lời sản phẩm đã làm gia tăng phần dư thừa an toàn cho các nông dân thuê các lô đất trung bình và rộng lớn và làm thuận lợi cho dự tính về những may rủi của việc chuyên môn hoá thị trường. Cũng trong đường lối này, cuộc Cách Mạng có lẽ đã tăng tốc sự mở mang chủ nghĩa tư bản tại vùng quê.

Không phải tất cả mọi khu vực có dân số miền quê đã hưởng lợi đồng đều.  Napoleon có thể đã vẽ ra sự ủng hộ sâu rộng từ những người đánh giá cao sự áp đặt thứ bậc xã hội và sự bảo đảm những thành quả cách mạng. Thí dụ, gia đình Chartier tại Gonesse ngay phía Bắc Paris là nông gia thuê đất, nhưng đã lợi dụng sự bán đất đai nhà thờ năm 1791 để mua một lô đất rộng lớn. Một người trong họ Chartier trở thành thị trưởng năm 1802, bắt đầu một dòng họ có quyền thế kéo dài tới 1940. Ngoại trừ những người có thể lợi dụng sự lạm phát phi mã 1795-1797 để thoát cảnh thuê mướn hay  mua đất đai, những người thuê mướn và làm công ăn chia khác trải nghiệm rất hạn chế về những cải thiện vật chất có từ cuộc Cách Mạng.  Tuy nhiên, giống như mọi nhóm khác trong cộng đồng miền quê xa xôi, họ bị ảnh hưởng bởi những tiền thuê mướn xử dụng các phương tiện của lãnh chúa (độc quyền với các nhà máy xay, lò nướng bánh, máy ép dầu ép rượu…) và  việc làm cỏ vê (lao động công không trả tiền); và đối với người lao động miền quê, họ là những người  mỏng manh yếu đuối nhất trước các phiên tòa “công lý độc đoán” của các lãnh chúa. Nghiên cứu đầy đủ của John Markoff về các nguồn gốc và sự tiến hành của cuộc cách mạng nông dân đã đưa ông tới kết luận rằng các nhà “xét lại” nói tiếng Anh đáng kể là Alfred Cobban, William Doyle và George Taylor đã sai sót về căn bản trong sự đánh giá thấp hay hiểu sai lạc về bước đầu của chính trị nông dân và về ý nghĩa của việc xóa bỏ chế độ phong kiến.

Những lợi lộc trực tiếp mà người dân miền quê xa xôi, đặc biệt những nông dân sỡ hữu đất, có được từ cuộc Cách Mạng không chỉ là cái giá phải trả của Giáo Hội và giới qúy tộc. Ở trong nhiều cách, các thị trấn vùng miền mà chúng là trung tâm điểm của những cơ cấu chế độ cũ đã là loại ký sinh ăn bám vào miền quê. Những thị trấn vùng miền như Bayeux, Dijon và Angers, doanh thu từ các loại thuế phong kiến và thập phân được chi tiêu bởi  các thánh đường, các thứ bậc tôn giáo, các quý tộc  địa phương chi vào việc thuê mướn đầy tớ gia đình, mua bán các  thương vụ thủ công nghệ, đặc biệt các hàng hoá xa xỉ và trong các phần từ thiện. Như một kết quả trực tiếp của cuộc Cách Mạng, miền quê đa phần tự giải thoát mình khỏi sự kiểm soát như vậy từ các thị trấn, để lại thị trường và sự quản trị như những nối kết còn sót lại. Chính vì điều này đã làm nhiều nỗi bần cùng trở nên dễ sợ hơn bao giờ hết tại những thị trấn như vậy, và nó đã gây ra sự nghèo khổ của những người trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào thành phần ưu tú của giới giáo sĩ và quý tộc. Thí dụ,  trước Cách Mạng, vị giám mục của thành phố  Mende ở miền Nam vùng Massif Central đã cấp phát  bánh mì trị giá 10,000 livres cho người nghèo khổ mỗi năm, được chi trả từ việc thu thuế thập phân tại miền quê. Sau 1789, giới nông dân đã tiêu thụ số lương thực họ sản xuất đó và sự nghèo đói tại thành phố giờ ở trong tình trạng bấp bênh hơn.

Những thu đạt được của giới nông dân vượt quá khỏi những lợi ích kinh tế có thể nhìn thấy được. Việc xoá bỏ chế độ lãnh chúa đã củng cố cho một sự thay đổi cách mạng trong các mối liên hệ xã hội miền quê xa xôi, được biểu lộ trong hành vi chính trị sau 1789. Cái quyền lực chính trị mà nhiều quý tộc đã duy trì trong cộng đồng thôn quê, giờ đặt căn bản trên sự kính trọng cá nhân và quyền lực kinh tế trực tiếp đối với người phụ thuộc vào nó hơn là những đòi hỏi tôn kính vì thuộc thứ bậc thượng đẳng trong xã hội.  Ngay cả việc Napoleon củng cố lại quyền lực của giới quý tộc ở mức độ địa phương cũng không được chấp nhận một cách ôn hoà: như một viên tỉnh trưởng của tỉnh Aisne tại vùng Đông Bắc đã viết cho ông vào năm 1811: “Những nguyên tắc lật đổ tất cả thứ bậc công cộng từng rất phổ thông trong cuộc Cách Mạng không thể bị xóa bỏ dễ dàng.” Vào năm 1822, trong một trận đấu kéo dài chống lại viên thị trưởng, người thừa hưởng tài sản quý tộc tại Rennes-les-Bains thuộc tỉnh Aude, dân địa phương đã thỉnh cầu lên tỉnh trưởng rằng họ không coi M. de Fleury  là gì khác hơn thị trưởng của họ, người không thể có bất cứ quyền hạn đặc biệt nào, đơn giản là có trách nhiệm cho những chi tiêu của thị xã theo như ngân sách phân bổ, chứ không phải là một vị cựu lãnh chúa được trang bị với quyền lực phong kiến và người quản lý tuỳ tiện các sản phẩm làm ra từ mồ hôi của họ.
Những “nguyên tắc lật đổ” này được đưa ra một cách chung chung bởi các ban quản trị để giải thích sự thiếu khả năng của họ trong sự kiểm soát “lòng tham sai trái của nông dân” với việc xâm chiếm và khai quang những vùng đất trống rộng lớn hay đất hoang mà đã trở thành đất công trong thời Cách Mạng. Từ cái điểm này bắt đầu cho cái ‘huyền thoại đen’ của cuộc cách mạng nông thôn mà thời kỳ Cách Mạng đã là một thảm hoạ không thể kiểm soát môi trường thiên nhiên cho tới sự tái xuất hiện cái quyền lực hữu hiệu dưới thời Napoleon và sự phục hồi. Rõ ràng là đã có sự khai quang đất đai rộng lớn trong thời kỳ Cách Mạng: Thí dụ, ở tỉnh phía nam của vùng Aude, có tới 20% đất đai đã bị khai quang. Tuy nhiên, việc này chỉ tăng tốc áp lực lên môi trường đã được buông lỏng bởi sắc lệnh khuyến khích khai quang năm 1760 của vua Louis XV. Trong những thập niên sau 1750,  có sự đánh giá rằng 600,000 arpents (chừng 250,000 mẫu) đất tại Pháp đã được khai quang, khoảng 3% tổng số đất trong khu vực. Cũng không phải là giới nông dân, những người tự phá rừng nhiều hơn họ trồng: sự mất mát một nửa hạm đội Pháp trong trận hải chiến Trafalgar đã hủy hoại khoảng 80,000 cây gỗ sồi trên 150 năm tuổi.
Tuy nhiên, chắc chắn chế độ Napoleon đã cho phép  ban kiểm lâm ra một loạt luật lệ được ban hành để tổ chức lại nhân sự của họ và tái thiết lập chính sách rừng tập trung hoá theo những đường lối tương tự của Colbert trong năm 1669. Những luật này đại diện cho một sự đối nghịch với chủ nghĩa tự do của những năm đầu của cuộc cách mạng, khi những chủ nhân của những khu rừng tư nhân được công khai cho phép xử dụng tài nguyên của họ  theo ý muốn.  Rừng thuộc địa phương xã bây giờ được đặt dưới cùng một sự kiểm soát như rừng quốc gia. Tuy nhiên, trong việc tạo nên một hệ thống kiểm soát trung ương và cưỡng bức trên các tài nguyên rừng núi, trong nhiều thập niên nhà nước cũng gây ra  sự phẫn nộ về những  cố gắng  chấm dứt việc xử dụng các khu rừng tập thể.

Bởi thế, có bằng chứng rằng cuộc Cách Mạng đã tạo nên những nền tảng cơ cấu mà từ đó chủ nghĩa tư bản phát triển. Tuy nhiên, đến một mức độ nào mà nó cũng đại diện cho sự nắm quyền của một giai cấp mới?  Trong cái nhìn thoáng qua đầu tiên, sự nổi bật về kinh tế liên tục của giới quý tộc cũ rất đáng chú ý: đó là một yếu tố chính yếu về quan điểm của  phái “tối thiểu” mà cuộc Cách Mạng dường như không thể phủ nhận.  Mặc dù có sự mất quyền lãnh chúa và, đối với các người di tản, đất đai và các quý tộc vẫn duy trì được trên đỉnh cao về sự nắm giữ đất đai. Và việc sở hữu đất đai tiếp tục là nguồn gốc chính về sự giàu có tại Pháp. Theo một cuộc khảo sát thực hành vào năm 1802 qua một nửa đất nước, đa số các chủ đất giàu có nhất là các quý tộc và họ thống trị một số những vùng nông nghiệp giàu có nhất chẳng hạn như vùng lưu vực Paris, thung lũng sông Rhône, các vùng Burgundy, Picardy, Normandy và một số phần của Brittany.

Dù vậy, những kẻ tồn tại giàu có trong số những người ưu tú nắm giữ đất đai của chế độ cũ bây giờ chỉ còn là một phần của giới tinh hoa lớn lao hơn mà nó bao gồm tất cả mọi sự giàu có, bất kể thành phần xuất thân trong xã hội, và bao gồm cả giới tư sản trong nông nghiệp, kinh doanh và quản trị. Việc mở mang nhanh chóng về hành chánh sau 1789 đã đập tan những rào cản trong việc tuyển mộ và mở ra những cơ hội cho giới tư sản trẻ trung có khả năng. Hơn cả những năm 1780s và 1790s, tầng lớp cai trị vào đầu thế kỷ 19 đã liên kết lại với nhau ở cái đỉnh cao của các quyền chính trị, kinh tế và xã hội.  David Garrioch diễn tả giới tư sản Paris xuất hiện từ cuộc Cách Mạng như một lực lượng có quyền lực và ý thức hơn. Nó là một hỗn hợp các quý tộc từ những giáo khu cũ của chế độ cũ và những con người mới biết nắm lấy cơ hội làm giàu nhờ sự mua bán đất đai giáo hội, sự thuận lợi trong việc tiếp xúc quân đội và những tự do mới mà việc xoá bỏ các hội đoàn mang lại.

Những người đi bước đầu trong việc tạo thành một nước Pháp mới sau 1789 là giới tư sản, dù có là chuyên nghiệp, quản trị, thương mại, chủ đất hay chủ sản xuất hay không. Đối với họ, cuộc Cách Mạng đại diện cho những thay đổi về cấu trúc chính trị và  những giá trị xã hội thống trị cần thiết để công nhận tầm quan trọng của chúng trong đời sống của một đất nước. Cuộc Cách Mạng là sự chiến thắng của họ. Những giá trị văn hóa của một nước Pháp thời hậu Cách Mạng mang đặc tính một sự hỗn hợp các giá trị giữa tư sản và quý tộc trong một nền văn hoá của “các danh nhân.”  Điều này được phản ảnh trong vô số cách. Thí dụ, những nhà hàng có trước  cuộc Cách Mạng từ những năm 1760s, chúng được quảng cáo như những nơi để “hoàn trả lại” sự ngon miệng  với những khẩu phần bé nhỏ và cung cấp những khoảng không gian riêng tư cho  sự gần gũi thân mật. Tuy nhiên, chính trong cuộc Cách Mạng mà chúng bắt đầu cung cấp những bữa ăn  đầy đủ trong các phòng ăn cho các tầng lớp trung lưu, một chức năng chúng không bao giờ thua thiệt. Sự nối khớp sắc nét hơn về một thế giới của “những lãnh vực phân chia” giữa nam và nữ giới trong số các tầng lớp trung lưu đã được tiết lộ qua sự đối nghịcch rõ rệt về trang phục của nam và nữ.  Những màu sắc điềm đạm và kiểu mẫu đơn giản trên trang phục của một tư sản nam giới biểu thị cái thế giới của sự nỗ lực và tính đúng đắn. Trang phục của bà vợ ông lại mang nét nữ tính, biểu lộ  sự giàu có của ông chồng qua vật chất.

Tuy nhiên, hầu hết các quý tộc đủ thực tiễn để rút lui khỏi đời sống công cộng, và dù nuối tiếc ra sao, họ cũng chấp nhận sự thay đổi cơ cấu của cuộc Cách Mạng. Tuy nhiên, mặc cho tầm quan trọng liên tục của giới quý tộc giàu có nhất, những mất mát của họ vẫn còn có thể được cứu xét. Phán đoán của Robert Forster, mặc dù đặt cơ bản trên những nghiên cứu các trường hợp rải rác riêng lẻ và đối nghịch, trong thực tế,  lợi tức trung bình của một gia đình quý tộc vùng miền đã  giảm sút từ 8000 xuống 5200 Francs. Các thuế phí thuộc lãnh chúa chỉ còn chừng 5% lợi tức của quý tộc ở gần Bordeaux, trong khi ngay lúc đó tại phía Bắc trong vùng Aunis và Saintonge, họ tuyên bố tới 63%. Trong khi nhiều gia đình quý tộc tồn tại với đất đai còn nguyên vẹn, có chừng 12,500 tới một nửa tất cả các gia đình đã mất ít nhiều đất, và một số nhỏ hầu như mất trắng. Nói chung, có lẽ khoảng chừng 1/5 đất đai quý tộc đã đổi chủ.  Xa hơn nữa, những sự mất mát về đất đai và thuế phí được đền bù bằng  những biện pháp nâng giá thuê mướn đất cao hơn đối với người thuê hay chia xẻ lợi tức, nhưng các quý tộc không còn có thể tránh né trả những khoản thuế tương tự như  mọi người khác.  Trong khi 5% của hầu hết tài sản của quý tộc bị thuế má nhà nước lấy mất trước 1789, sau này thuế đất đai đồng nhất được thu thập vào khoảng 16% số sản phẩm ước lượng hàng năm  thu hoạch từ đất đai.

Hơn nữa, không gì có thể đền bù cho đám quý tộc  với sự mất mát về quyền tư pháp và uy lực, từ các toà án lãnh chúa cho tới toà án tối cao hay sự mất mát không thể tính toán được về uy tín và sự tôn kính do quyền bình đẳng trước pháp luật gây ra. Đám quý tộc di tản quay trở về một thế giới đã biến đổi, với sự kiện tụng từ chủ nợ và nông dân, với sự sói mòn về cái huyền bí của giới quý tộc và về nhu cầu  quản lý tài sản như một công việc kinh doanh. Lucy de La Toue du Pin, người đã trốn tới Hoa Kỳ vào những năm 1790s, vào năm 1820 đã nhìn lại việc xóa bỏ chế độ phong kiến trong thời Cách Mạng. Bà tuyên bố: 

Sắc lệnh này đã hủy hoại cha chồng tôi và tài sản của gia đình chúng tôi không bao giờ phục hồi. Đó thực là một thứ điên cuồng say sưa trong độc ác. Kể từ đó, chúng tôi bị buộc phải xoay sở để kiếm sống, khi thì đem bán vài món đồ sở hữu còn tồn tại, khi thì đi làm công ăn lương. Và như thế, cứ từ từ sau những năm tháng dài, chúng tôi dần dần tụt xuống tận đáy địa ngục nơi mà chúng tôi, trong thế hệ này,  không thể ngóc đầu lên nổi.”

Sự mất mát các thuế phí, tiền thuê và phí thu qua trạm thật vô cùng lớn lao (có một thứ đem lại tới 12,000 francs một năm): Bà nữ bá tước đã ước lượng rằng gia đình bà mất 58,000 francs trong tổng số 80,000 francs lợi tức  chính thức hàng năm.

Ngay cả khi những quý tộc đã vượt qua cuộc Cách Mạng với số đất đai nắm giữ còn nguyên vẹn, những liên hệ xã hội của họ với những thành phần khác cũng trải qua những thay đổi chính yếu. Tại ngôi làng Lourmarin, Jean-Baptise Jérôme de Bruny, một cựu thành viên của Quốc Hội tại Aix đã giữ được tài sản mênh mông của ông nhưng đã trở thành nguời phải trả thuế rất lớn, được đánh giá tới 14% tất cả số thuế cộng đồng phải trả. Loại thuế lãnh chúa của ông (khoảng 1/8 vụ thu hoạch mễ cốc và dầu ô liu), các hàng độc quyền và những lệ phí thu thập khác đều mất. Giá trị ước lượng  thường niên với chức vụ lãnh chúa của ông vào khỏang 16,000 livres, nhưng vào năm 1791, doanh thu phải trả thuế từ đất đai của ông ước lượng chỉ  chừng 4696 livres, sút giảm 71 %. Liên hệ giữa ông và dân làng nhanh chóng trở nên liên hệ giữa các công dân nghèo và công dân giàu hơn là giữa nông dân và ông chủ của họ, được đánh giá qua tốc độ mà người dân địa phương bắt đầu kiện tụng “công dân Bruny” sau 1789. Trong những thập niên sau 1800, họ đã đấu tranh một cuộc chiến kéo dài và thành công với Bruny qua những cố gắng của ông phớt lờ những quyền tập thể cũ trong các khu rừng của ông, mà theo lời của Thomsa Sheppard là thương thảo không phải với lãnh chúa của họ mà đơn giản với một công dân Pháp khác.

Mặc dù tạm thời bị phân chia trong cuộc bạo động “những người theo phe Liên Bang” năm 1793, một lý do cho sự nhiệt tình của người dân Lourmarin ủng hộ Cách Mạng là vì khoảng 80%  họ là người Tin Lành. Những ký ức truyền miệng về những màn diệt chủng tôn giáo chống lại họ trước kia đã được giữ sinh động trong cộng đồng. Sự xây dựng một giáo đường Tin Lành  năm 1805 là một nhắc nhở hữu hình về tầm quan trọng của cuộc Cách Mạng đối với những sắc tộc tôn giáo thiểu số. Đối với những nhà Cách Mạng cũng thế, tự do tôn giáo là tấm gương sự thành công của họ: Trong một phiên bản năm 1790 “những con rắn và những bậc thang”, sự giải phóng  của dân Do Thái được trình bày cho trẻ em như một trong những cái thang dẫn tới một nước Pháp mới. Đối với dân Tin Lành và dân Do Thái, bộ luật 1789-1791 diễn tả sự giải phóng luật pháp, sự bình đẳng dân sự và tự do tín ngưỡng. Chỉ sau đó một số trong họ có thể đã hối tiếc rằng cái giá của sự giải phóng là cái áp lực đồng hoá qua sự phụ thuộc cái căn cước tôn giáo của họ vào trong bản chấp pháp rộng lớn hơn.

Cuộc Cách Mạng đánh dấu sự kết thúc của sự thi hành phổ quát trong việc đi nhà thờ của những người Công Giáo tại Pháp.  Khi nhiều linh mục từ chối chấp nhận sự cải tổ Giáo Hội năm 1790, hàng ngàn ngôi làng bỗng nhiên không có linh mục và một nền giáo dục Công Giáo.  Khi chiến tranh được tuyên bố năm 1792,  sự việc Giáo Hoàng ủng hộ các đạo quân phản Cách Mạng đã làm cho Giáo Hội thành một đối tượng bị nghi ngờ, hay cả thù ghét đối với những nhà Cách Mạng. Giáo Hội Công Giáo bị tàn phá trong thời chiến cuộc leo thang thời khủng bố 1793-1794. Những cuộc thoái vị (bỏ chức linh mục) thường xuyên đã hạ thấp thứ bậc của hàng giáo sĩ chịu tuyên thệ, để lại một vùng đất không có linh mục. Quả thực, nhiều ngàn giáo xứ đã không có linh mục đến mười năm từ sau 1791. . Trong số 3000  cái chết tàn ác của giáo sĩ trong những năm này có ít nhất 920 người bị hành quyết công khai với tội phản Cách Mạng, và có khoảng 30,000 – 40,000 (lên tới 25% của tổng số) giáo sĩ đã di tản. Tầng lớp thứ nhất (tu sĩ) trước đây, bởi thế bị ảnh hưởng trực tiếp hơn giới quý tộc: con số quý tộc di tản là 16,431 chiếm chừng 15% tầng lớp thứ hai. Sự thừa nhận các tên tuổi Cách Mạng cho con người và cho cộng đồng có lẽ chỉ tương đối tạm thời, nhưng nó biểu lộ sự ác cảm đối với vị thế uy quyền Giáo Hội đã bị sói mòn.

Vào năm 1789, một số đông các linh mục quản xứ đã ủng hộ những đòi hỏi của tầng lớp thứ ba (thường dân) trong khi mạnh mẽ kêu gọi một Giáo Hội Công Giáo độc quyền về thờ phượng và đạo đức. Thay vào đó, Giáo Hội Công Giáo ở trong cuộc Cách Mạng không còn tài sản bao la và nội bộ chia rẽ giữa những người chấp nhận Cách Mạng và những người bỏ đi trong những năm lưu vong, và với nhiều ngàn cái chết vô lý của giáo sĩ. Cuộc Cách Mạng đã tạo ra một đất nước thế tục, mặc dù thời phục hồi đã tuyên bố Công Giáo là quốc giáo, một di sản quan trọng của cuộc Cách Mạng là sự tạo ra một thói quen trong số những bổn phận công cộng mà sự trung thành trước tiên của họ là lý tưởng của một nhà nước thế tục mà nó vượt quá những lợi ích đặc biệt. Giáo Hội Công Giáo chẳng bao giờ còn có thể lấy lại mức độ tuân thủ và chấp nhận của dân chúng thời tiền Cách mạng nữa. Kết quả là, hầu hết các linh mục và nhiều người mộ đạo đã bất đắc dĩ trở nên chống đối thể chế Cộng Hòa và chủ nghĩa thế tục. Giáo Hội cũng chẳng bao giờ lấy lại sự độc quyền cũ về luân lý đạo đức, thí dụ, Napoleon đã tiếp tục chính sách xoá bỏ luật chống lại giới đồng tính của Cách Mạng, cho dù cảnh sát vẫn tiếp tục quấy rối những người đồng tính qua hình thức phạt tội khác chẳng hạn như “xúc phạm luân lý đạo đức.”
Mặc dù vậy, giáo dân, đặc biệt phụ nữ, đã chứng tỏ sự tuân thủ tôn giáo của họ trong những khu vực rộng lớn ở vùng quê. Cũng từ phụ nữ mà giáo dân có lẽ đã mang lại một sự tuyển sinh rộng lớn cho phẩm trật tôn giáo trong thế kỷ 19.  Ảnh hưởng tàn phá của Cuộc Cách Mạng Pháp lên những cơ cấu của Giáo Hội Công Giáo và đặc biệt phụ nữ đã đưa đến sự tái thiết Giáo Hội Công Giáo “từ hạ tầng” sau 1794 được phát triển trên căn bản một sự liên hệ ít độc đoán hơn giữa giới giáo sĩ và giáo dân trong thế kỷ 19. Theo lá thư của một công dân tại Sens gửi tới Abbé Grégoire tháng Giêng 1795:

Tôi nghĩ sẽ rất khó khăn để kiềm chế vùng quê trở lại trong phạm vi ranh giới nhỏ hẹp của xã hội, trừ khi cho họ trở lại nhà thờ của họ và sự tự do hành đạo theo cái cách mà họ lớn lên và được nuôi dưỡng.”

Một Giáo Hội Công Giáo hoà giải là một giáo hội ủng hộ cho chế độ Napoleon mới, củng cố quyền hạn gia đình là một điều khác nữa. Sự đồng cảm của chế độ mới đối với quyền bính của người cha trong gia đình và tài sản tư nhân như là căn bản của trật tự xã hội được tiết lộ trong những cố gắng sửa chữa những thay đổi Cách Mạng tới sự chuyển giao tài sản qua di chúc. Quyền con trai trưởng của các gia đình quý tộc bị xóa bỏ ngày 15 tháng Ba 1790 như một phương cách để hạ thấp quyền lực kinh tế và xã hội của gia đình đại gia. Sau đó, trong một điều luật về quyền thừa kế được Quốc Hội Nghị Viện thông qua ngày 7 tháng Ba 1793, những quy định này được mở rộng cho tất cả các di chúc, đòi hỏi mọi đứa con trong nhà có quyền thừa kế đồng đều, sau đó trong năm còn tăng thêm cho những đứa con sinh ngoại hôn. Chế độ Napoleon tìm cách biến đổi cái mà chính quyền thấy như một mối đe dọa cho quyền hạn của người cha cũng như cho việc giữ đất đai khả thi trong kinh tế. Vào ngày 4 Germinal Vlll (25 tháng Ba 1800), một điều luật được thông qua giới thiệu một “phần chia được chuyển nhượng” mà một bên cha mẹ có thể để lại cho đứa con  được yêu thích thêm phần thừa hưởng. Điều khoản này sau đó đuợc ghi trong điều luật dân sự của Napoleon vào tháng Ba 1804 mà nó cũng kết thúc những yêu sách của đám con ngoại hôn. Từ đó, chúng được ghi vào trong sổ khai sinh là “sinh ra với cha vô danh” và không có quyền đòi hỏi sự liên hệ cha con.

Tuy nhiên, không có chính quyền nào, kể cả trong thời kỳ phục hồi, đã gây xáo trộn với nguyên tắc thừa kế bình đẳng. Nếu một đứa con trai giờ muốn thừa kế đất đai của gia đình, các đứa con khác phải từ chối phần chia của họ hay có thể được đền bù bằng những cách khác. Bởi vì cha mẹ có thể trao tài sản của mình cho con cái bất cứ lúc nào, họ duy trì một biện pháp kiểm soát quan trọng trên con cái họ. Nhưng họ không còn có thể hăm dọa truất quyền thừa kế của chúng, thí dụ, qua việc lựa chọn một người phối ngẫu.  Dù bất cứ trường hợp nào, kết quả xã hội của điều luật này là để chú trọng đến quyền lợi của con cái cũng như bảo toàn tài sản gia đình, đặc biệt tại Normandy và miền Nam, nơi luật lệ thời tiền Cách Mạng cho phép cha mẹ toàn quyền tự do với di chúc. Trong rất nhiều gia đình sau thời 1790, các quyền của con gái trong  nhà trở nên một vấn đề gia đình, như luật về ly dị đã trao quyền cho các bà vợ, và trong việc này có lẽ đã là nguồn gốc cho sự thay đổi có ý nghĩa nhất về thân phận phụ nữ trong những năm này. Một khảo sát 83 vụ việc ra tòa tại Caen về  tranh chấp di chúc giữa anh chị em ruột thịt trong khoảng 1790 – 1796 chỉ ra rằng  đám chị em trong nhà đã  thắng 45 vụ. Nữ công dân Montfreulle đã nói trong toà án vào năm 1795: “vào năm 1773, tôi đã kết hôn “chỉ với một bó hoa hồng” để diễn tả theo lối người Norman; Đó là cách con gái thời đó kết hôn. Sự tham lam là thái độ thời ấy và người ta thường hy sinh các con gái để đổi lấy hạnh phúc cho một đứa con trai. Phụ nữ thường xuất hiện trong cuộc Cách Mạng không có tí quyền chính trị nào và chỉ có những quyền giới hạn về luật pháp, nhưng những ảnh hưởng của luật thừa kế và sự xóa bỏ chế độ lãnh chúa có lẽ mang ý nghĩa rõ rệt rằng phụ nữ được nuôi dưỡng tốt hơn và có một vị trí mạnh mẽ hơn trong gia đình. Một kết quả khác của luật này có lẽ là sự giảm sút tỷ lệ sinh sản quốc gia từ 3.88% năm 1789 xuống 3.29% năm 1804 khi cha mẹ tìm cách hạn chế bớt con cái và vì thế bớt đi sự chia nhỏ  tài sản đất đai của gia đình.

Trong khi rõ ràng là Cách Mạng đã củng cố quyền lực chính trị dưới tay đàn ông, điều này đầu tiên do sự lo lắng, rồi giận dữ của nhiều câu lạc bộ chính trị phụ nữ tại Paris và các vùng miền đã làm cánh đàn ông thức tỉnh.  Điều này cũng do Napoleon tìm cách ổn định tình hình trong cái điều luật dân sự 1804.  Điều luật đã trở nên nền tảng cho  sự quản trị xã hội dân sự của chế độ,  và tìm cách vừa bảo đảm những thiết yếu của các quy định Cách Mạng và củng cố một trật tự xã hội đặt nền tảng trên của cải và chế độ gia trưởng. Tuy nhiên, sự áp đặt độc tài toàn trị của Napoleon về trật tự công cộng đã làm cân bằng pháp luật và sự bao dung tôn giáo trong phạm vi một sự luân lưu trên thứ bậc xã hội của “tài năng.” Theo ngôn ngữ của Napoleon, đó là “một vinh quang vĩ đại của sự cai trị của ta.”

Điều luật đáng chú ý cho việc nó đặt kề bên những thiết yếu của các nguyên tắc Cách Mạng với sự củng cố thứ bậc xã hội và chế độ gia trưởng. Một mặt, điều luật được khẳng định trên cái giả thiết Cách Mạng về một xã hội công dân thế tục bình đẳng trước pháp luật: “tài năng” được coi là sự hợp lý của thứ bậc trong xã hội và sự thành công trong việc xử dụng tài sản cá nhân của một con người là một chứng cớ cho tài năng đó. Mặt khác, sự thực thi tài năng là quyền dành riêng cho phái nam: phụ nữ kết hôn không còn quyền hạn trong việc làm các khế ước pháp luật một cách độc lập. Họ bị tái ràng buộc vào quyền hạn của người cha, và sau đó là người chồng như trước 1789. Từ đó, các bà vợ chỉ có thể nộp đơn xin ly dị nếu tình nhân của chồng thực sự xen vào trong (cuộc sống) gia đình. Ngược lại, một hành vi ngoại tình đơn lẻ của người vợ đã đủ điều kiện để ông chồng kiện vợ ra toà, và người phụ nữ ngoại tình phải chịu sự giam cầm lên tới 2 năm tù. Tư tưởng  về quyền gia trưởng này  được lan rộng tới cả con cái, khi người cha trong gia đình  được quyền yêu cầu giam giữ những đứa con  cứng đầu của họ cho tớì một tháng nếu chúng dưới 16 tuổi và 6 tháng nếu chúng ở độ tuổi 16 – 21.

Tuy nhiên, mặc dù tính cách bảo thủ của điều luật, không có người Pháp trưởng thành nào sống trong  năm 1804 có sự nghi ngở rằng họ đã sống qua biến động Cách Mạng.  Mặc cho những tuyên bố của các sử gia “tối thiểu”  rằng họ đã bị lầm lạc, một cứu xét về thành quả xã hội, chính trị và kinh tế của cuộc Cách Mạng gợi ý rằng đây  không hề là  ảo tưởng.  Cuộc sống có lẽ chẳng bao giờ giống như xưa nữa.  Như một cuộc Cách Mạng cho tự do, bình đẳng và tình huynh đệ tương thân, nó cũng gây cảm hứng cho những nhà cách mạng đa dạng khác, như Simon Boliviar, nhà lãnh đạo các cuộc đấu tranh giành độc lập quốc gia của châu Mỹ Latinh (người đã tham dự lễ đăng quang của Napoleon năm 1804), Ram Mohan Roy một trong những ngưòi Ấn Độ đầu tiên theo chủ nghĩa quốc gia và ngay cả đám sinh viên Trung Quốc tại Thiên An Môn năm 1989.

Sự đánh giá hay nhất về thành quả cuộc Cách Mạng là so sánh những thỉnh nguyện thư khiếu nại năm 1789 với bản chất của nền chính trị và xã hội Pháp trong năm 1795 hay 1804. Cuối cùng, những thay đổi xã hội mà cuộc Cách Mạng tạo nên đã phải chịu đựng bởi vì chúng tương đương với một số những bất công sâu xa nhất của giới tư sản và giới nông dân từ những phàn nàn khiếu nại của họ: chủ quyền của quần chúng (cho dù chưa đạt tới mức dân chủ toàn vẹn), sự bình đẳng dân sự, nghề nghiệp mở rộng theo “tài năng” và sự xóa bỏ chế độ lãnh chúa. Dù sự phẫn nộ của quần chúng biểu lộ đối với  chiến tranh là gì, sự trưng binh và cải tổ  giáo hội tại nhiều vùng miền, đặc biệt trong những năm 1795-1799,  không bao giờ có một khả năng có sự ủng hộ lớn lao nào cho việc quay trở về chế độ cũ. Cùng thời gian đó, những cảm hứng bị cản trở của người dân lao động vào 1795 và sức mạnh của truyền thống cách mạng mà họ đã tạo nên có nghĩa là chế độ mới sẽ không bị phản đối,  với bằng chứng bởi các cuộc Cách Mạng 1830, 1848 và 1870-1871.

Cuốn sách này bắt đầu với câu chuyện của ngôi làng nhỏ Menucourt phía Bắc Paris và cũng nên kết thúc tại đó. Mặc dù ngày nay Menucourt đã hầu như chìm ngập trong sự mở mang ngoại ô của Cergy-Pontoise, lúc đó nó đủ cách xa Paris để tránh khỏi sự dính líu trực tiếp đến các biến động tại thủ đô. Trong khi đa số thành viên trong gia đình đã di tản, Chassepot de Beaumont và vợ ông đã ở lại lâu đài của họ tại Menucourt, chấp nhận mất mát các khoản thuế phí lãnh chúa  và các đặc quyền, nhưng giữ được nguyên vẹn đất đai. Họ bị giam cầm như những kẻ tình nghi tại Pontoise vào cuối năm 1793, nhưng nhờ sự sẵn lòng xác nhận cho bản tính lương thiện của họ từ hội đồng thành phố đã  giúp họ được thả ra ít lâu sau đó. Chassepot đã qua đời năm 1803 ở tuổi 90. Tuy vậy, cuộc Cách Mạng đã thay đổi rất nhiều về cuộc sống tại Menucourt. Thuế phí lãnh chúa không còn phải trả, những chi phí của nhà thờ được cấp phát từ thuế má thông thường, người dân Menucourt không còn phải trả loại thuế thập phân cho một tu viện tại Évecquemont. Tuy nhiên, trong khi đây là một cuộc cách mạng cho sự bình đẳng dân sự, trên căn bản nó đã không thay đổi cái vị thế mỏng manh dễ đổ vỡ của đa số người công nhân hưởng lương trong vùng.  Như trước 1789, hầu hết các hộ gia đình ở Menucourt sống sót nhờ vào các công việc lao động trong nông trại và qua sự khai thác đá, đốn gỗ và cày bừa trên những mảnh đất nhỏ bé. Theo như ngôn ngữ của ba người trong đám con cháu họ viết về lịch sử của làng trong dịp kỷ niệm 200 năm cuộc Cách Mạng vào năm 1989: “Người dân lao động có lẽ đã phải chờ gần 2 thế kỷ và sống qua những cuộc cách mạng khác, đó là các cuộc cách mạng về chính trị, kỹ nghệ và trên hết là văn hóa để những sự bất bình đẳng được giảm thiểu đáng kể và để sự tự do trở nên có ý nghĩa.
                     The End
                                                                           (Phiên dịch xong 28-12-2017)

No comments: