Cuộc Cách Mạng Pháp 1789-1799

                                                             by Peter McPhee

Chương 8: Kết thúc cuộc Cách Mạng 1795-1799 

 Mười ngày sau vụ lật đổ Robespierre vào ngày 9 Thermidor, (khoảng cuối tháng Bẩy,) Rose de Beauharnais được thả ra khỏi nhà tù Les Carmes. Ông Alexandre chồng bà không may mắn như vậy: ông ta đã giải ngũ từ tháng Tám 1793, nhưng sau đó bị buộc tội thông đồng với kẻ thù và bị hành quyết ngày 5 Thernidor. Rose, người đàn bà 31 tuổi, là con gái của một chủ nhân đồn điền sản xuất đường tại vùng đảo Caribbean của Martinique. Tuy nhiên, bà ta là người ủng hộ Cách Mạng và thích nghi với việc được xưng hô bằng những từ ngữ  bình dân“tu” (danh xưng ngôi thứ hai một cách bình dân  hay thân mật ít kính trọng) và  “citoyenne” (công dân). Mặc dù vậy, tên tuổi của bà làm cho bà thuộc thành phần bị tình nghi trong cái mùa xuân 1794 đầy chết chóc đó.
Trong số những người bị tình nghi khác được thả ra sau tháng Thermidor có nhiều người trong nhóm Sans-Culottes, kể cả Franҫois-Noἕl Babeuf. Babeuf đã bị bỏ tù vào đầu năm 1793 vì tội giả mạo giấy tờ đăng ký tài sản để cấp phát đất đai cho người nghèo. Khi đang ở trong tù, ông đã từ bỏ cái tên Camille thừa nhận trước đó để đổi thành Gracchus, đặt theo một nhà cải cách đất đai từ thời La Mã thế kỷ thứ hai trước Công Nguyên (BC). Gracchus Babeuf lúc này nhanh chóng thiết lập tờ báo “Tribun du people (Diễn đàn nhân dân)” để công khai các yêu sách của  nhóm Sans-Culottes.  Ông ta cũng là một trong số những dân quân tưởng tượng rằng sự chấm dứt thời kỳ khủng bố sẽ mang đến một luồng gió tự do mới cho sự khai mở phổ thông và sự thực thi Hiến Pháp 1793.
Sự sụp đổ của Robespierre đã được chào đón trên toàn quốc như biểu hiệu cho sự chấm dứt những vụ hành quyết quy mô. Cái thành ngữ “hệ thống khủng bố” được Barère xử dụng lần đầu vào 2 ngày sau đó. Lịch sử của thời khủng bố, thực ra có thể nói là của chính Cách Mạng, vì thế kết thúc với sự sụp đổ của chính quyền Robespierre.  Cho sự tốt đẹp trên khắp nước Pháp, chế độ mới của “Hội Đồng Quản Trị” đã đại diện cho nhiều thứ họ muốn: sự bảo đảm cho những thành quả Cách Mạng và ngọn lửa âm ỉ của nền chính trị phổ thông. Thí dụ vào tháng Giêng 1795, Ủy Ban Giám Sát  tại Lagrasse thuộc tỉnh Aude đã ăn mừng sự chấm dứt khủng bố trong một cuộc nói chuyện với Nghị Viện:
Cuộc Cách Mạng ngày 9 Thermidor được coi là sự tái sinh sự yên bình trong trái tim của người dân Pháp, những người đã thoát ra khỏi những sai lầm mà cái chủ nghĩa khủng bố đã dẫn dắt họ vào và đã đập tan cái uy quyền sắt thép mà tên Robespierre vô lại đã điều khiển họ như các thần dân của ông vua. Họ đang thưởng thức những thành quả từ công việc tuyệt vời của  quý vị, tiến bước với niềm vui trên con đường đạo đức. Những người trước đây đã làm đổ máu những nạn nân vô tội bị lựa chọn chỉ vì tính đố kỵ và số mạng đã mang tới pháp trường bao nhiêu công dân chăm chỉ và chịu đựng bị nhầm lẫn  là có tội. Nước Pháp giờ tự do, hạnh phúc và thắng lợi.”
Vẫn có những người tìm cách trách cứ Robespierre vì những màn khủng bố quá đáng lại chính là những công cụ hay đồng loã của ông trong những trò khủng bố đó. Những người khác dù chào mừng việc bãi bỏ những chế ngự tự do lại tỏ ra cay đắng vì những kinh nghiệm của họ rằng họ đã buông lơi cho một giai đoạn với những trả thù lẩn quẩn. Chắc chắn, điều này có thể không là một sự trở lại dễ dàng của các nguyên tắc và sự lạc quan thời 1789. Cuộc Cách mạng đã mất đi sự trong sáng vô tội, và những người cai trị nước Pháp lúc này là những kẻ thực dụng cứng rắn. Những chế độ thời hậu Thermidor có thể có 2 đối tượng căn bản. Thứ nhất, đó là thể chế cộng hòa, nhưng trên hết mọi thứ khác là được hướng dẫn  bởi nhu cầu kết thúc cuộc Cách Mạng, rõ ràng nhất qua sự trấn áp những nguồn gốc của sự bất ổn mà phe nhóm Jacobins và Sans-Culottes đại diện.Những kẻ (được gọi là) Thermidorian là những người cứng rắn, nhiều người trong số họ là những cựu  Girondins đã từng sống qua thời khủng bố trong tình trạng đối nghịch ngầm, và đã quyết định rằng trải nghiệm đó không thể bị lập lại. Thứ hai, cái lý do tuyên chiến mà những nhà cựu lãnh đạo của họ là Brissot và Vergniaud vạch ra rằng đây là một cuộc chiến tự vệ chống lại sự hung bạo độc tài mà nó tự nhiên trở thành cuộc chiến cho tự do có sự tham gia của những kẻ bị áp bức khắp Âu Châu,  thay vào đó sẽ phát triển thành một cuộc chiến bành trướng lãnh thổ cho một “đại quốc gia”.
Trong vòng một tháng sau cái chết của Robespierre, khoảng 200 câu lạc bộ Jacobins vùng miền đã phẫn nộ than trách về những hậu quả không lường trước. Vì bên cạnh những giới hạn về trình độ của các toà án Cách Mạng mà cuối cùng đã bị giải thể vào tháng Năm 1795, cùng với sự hành quyết Fouqiuer-Tinville, một công tố viên của năm Cách Mạng ll, một phản ứng xã hội đắng cay được buông lỏng. Hành vi “khủng bố trắng” này là một đáp trả  mang tính trừng phạt của giới ưu tú về chính trị và xã hội cho những  chế ngự và sợ hãi mà họ đã phải trải qua. Đám Jacobins và Sans-Culottes hung hăng bị bắt giữ tại Paris. Đám Jacobins ở  các thị trấn vùng miền thì bị ám sát và chính câu lạc bộ Jacobins đã từng là xương sống của đời sống chính trị của giới tư sản yêu nước trong suốt cuộc Cách Mạng cũng phải đóng cửa vào tháng Mười Một.
Giọng điệu thù hận của cái phản ứng xã hội này đượcv biểu lộ như tại Souriguières và Gaveau với bài ca “Lòng dân thức tỉnh (Le Réveil du people).” Tại Bordeaux, bài ca đã nổi tiếng trong số những người bảo hoàng trỗi dậy. Thí dụ, vào giữa năm 1795, những người trẻ tuổi đã tụ họp trước cửa đại hí viện để la ó  và huýt sáo phản đối vở kịch chống giới giáo sĩ có tựa đề “Jean Calas,” với sự đòi hỏi là các nghệ sĩ phải hát bài “Le Réveil du people.” Bài ca bị cấm đoán một năm sau đó, sau khi chính quyền trở nên lo sợ rằng lời kêu gọi vấy máu trả thù có thể hành xử như một sự tung hỏa mù cho việc làm sống lại chế độ quân chủ.
Cuộc Cách Mạng văn hoá của năm thứ Hai đã qua. Sự tốt lành đã bắt đầu một cách có ý thức để xử dụng lại các từ ngữ “thưa Ngài, thưa phu nhân” thay cho từ “công dân.”  Những năm này người ta cũng thấy ngưng xử dụng từ ngữ “tu (ngôi thứ hai số ít)” như một hình thức chính trị của văn nói đến những tên tuổi Cách Mạng và  ngay cả tình trạng sa sút trong nhiều khu vực. Những kiểu mẫu liên lạc cũ đã nhanh chóng tự thiết lập lại: Vào năm 1795,  các tác phẩm văn chương mới tăng gấp đôi, đa phần là những chuyện tình cảm và những chuyện trinh thám, trong khi số lượng các bài ca chính trị hạ giảm từ 701 xuống còn 137.  Trong những đường lối song hành đối với lịch sử của ngành báo chí và hội hoạ, lịch sử xuất bản mang dấu ấn của thời kỳ kinh tế chính trị, được giải phóng bắt nguồn từ những sự kiểm soát của những đoàn thể có đặc quyền của các nhà xuất bản Paris. Các tác giả đã thưởng thức những năm tháng tự do tư tưởng chưa từng có tiền lệ sau 1789 cho tới khi có những chế ngự chính trị cứng rắn của chính sách khủng bố. Với sự lật đổ thời kỳ khủng bố tháng Bẩy 1794, các tác giả một lần nữa lại thương thảo với các nhà xuất bản như những đại lý hợp đồng tự do. Tuy nhiên, bây giờ chế độ lại cấp phát hỗ trợ cho những người ủng hộ văn chương của họ. Báo cáo của Grégoire ngày 17 Vendémiaire lll (5 tháng Mười 1794) mà Carla Hesse diễn tả như “văn hoá Thermidor,” bênh vực cho một chính sách cố ý không tính toán đến những giá trị đúng đắn về chính trị và văn hoá.
Đám con trai và con gái của những người thích làm tốt coi diễn tả sự coi thường về vấn đề ăn mặc đối với đám Jacobins tầm thường bằng đi dạo như những công tử, những mệnh phụ và những cô gái “mạ vàng” hư hỏng đi diễu phố để tìm cơ hội trả thù lên đám Sans-Culottes. Mặc cho điều luật ngày 2 Prairial ll (21 tháng Năm 1795) ấn định chỉ có huy hiệu ba màu được phép chính thức là dấu hiệu của sự liên kết chính trị, tại Bordeaux, các cô gái loại mạ vàng phe bảo hoàng đã thich thú khi mang cái dấu hiệu trắng trên người và đi đánh đập bất cứ người Sans-Cilottes nào gặp trên đường phố. Cây tự do đã được trồng trong thời kỳ khủng bố sẽ ít có cơ hội để lớn lên. Sự buông lỏng những chế ngự kinh tế và xã hội trong việc phô bày sự giàu có cũng cho phép sự xuất hiện lại việc tiêu xài thận trọng, những tiệc tùng đáng kể ở những nơi mà giới giàu có cho thấy sự thù ghét đối với chính sách khủng bố và biểu hiệu của những nỗi lo sợ trước đó bằng sự xuất hiện với những cần cổ cạo trắng và những giải băng đỏ đeo quanh cổ.  Ngành đĩ điếm phục vụ các thân chủ giàu có giờ tái xuất hiện tại dinh thự Hoàng Gia.
Triển vọng xã hội của phe cựu Girondins và những người đứng trung lập lúc này đã thống trị Nghị Viện là bằng chứng của cái chính sách giáo dục của họ mà nó đã lùi bước kể từ cái cam kết Jacobins tới chương trình học đường miễn phí và phổ thông. Điều luật ngày 3 Brumaire lV (25 tháng Mười 1795) cũng dự định rằng: các thày giáo sẽ được trả lương từ học phí của học sinh, rằng những đứa con gái sẽ được dạy những năng khiếu hữu dụng trong các trường riêng biệt, và rằng chỉ cần trường học tại mỗi tổng thay vì ở mỗi xã. Những người trong nhóm Thermidorians quan tâm hơn đến giáo dục ưu tú. Vào tháng Chín 1794, Trung Tâm Giáo dục Lao Động Công Cộng (tới tháng Chín 1795 đổi tên là trường Kỹ Thuật Đa Năng) được thiết lập vào kết nối các trường cơ khí chuyên biệt và trường quân sự. Vào tháng Mười 1795, các học viện của  chế độ cũ, đã bị xoá bỏ vào tháng Tám 1793 như tập đoàn và học viện của giới tinh hoa, giờ được  thành lập lại với danh xưng Học Viện Pháp.
Dưới thời kỳ khủng bố, sự hy sinh anh hùng của các trẻ em như Bara và Viala đã được tưởng niệm, lúc này có những hành xử đối nghịch với đạo đức được  thừa nhận.  Cái sảnh đường Paris 1795 trưng bày một bức tranh do Pierre-Nicolas Legrand vẽ có tựa đề: “Một hành xử tốt lành không bao giờ bị lãng quên (A Kind Deed is never forgotten).” Bức này chào mừng Joseph Cange, viên sứ giả của nhà tù La Force trong thời khủng bố. Xúc động vì sự khổ nhục của gia đình một người tù được tin tưởng để đi giao  một thông điệp, Cange đã biếu tặng họ ít tiền  riêng của ông với sự giả danh rằng đó là tiền do người tù gửi về, và ông cũng làm như vậy đối với người tù. Chỉ sau khi thời khủng bố qua đi và người tù trở về đoàn tụ với gia đình sự thật mới được khám phá ra. Họ cũng tìm thấy rằng Cange đang nuôi nấng 6 đứa trẻ. Bức tranh của Legrand là một trong một số bức tranh chân dung  của Cange và không lâu  sau thời Thermidor, có ít nhất 8  vở kịch kể lại câu chuyện xúc động của ông, một trong chúng do Marin Gamas, tác giả của “Những di dân trong những mảnh đất phía Nam (Émigré in the Austral Lands)”viết.
Tuy nhiên, mặc cho cái sức mạnh của phản ứng chính trị chống lại chính sách khủng bố, đây vẫn là một chế độ cộng hoà gây chiến với chế độ cũ. Một trong những đức tính vĩ đại nhất của Cange là 3 trong số trẻ em mà ông ta nuôi nấng là con của người anh (hay là em) rể đã hy sinh tại tiền tuyến. Một sự hỗn hợp tương tự giữa chủ nghĩa bảo thủ xã hội và chủ nghĩa cộng hòa đã thấm vào những buổi lễ chính thức của Hội Đồng Quản Trị, chẳng hạn như các lễ hội giới trẻ, cao niên, đôi lứa và lễ hội nông nghiệp mà chúng được thay thế cho những lễ hội của Lý Trí và Thiên Nhiên của phe Jacobins. Những lễ hội chính thức này thiếu vắng sự ủng hộ quần chúng và Hội Đồng Quản Trị đã phải dùng đến sự cưỡng bức để áp đặt cái nhãn hiệu cộng hòa của họ. Thí dụ, vào tháng Giêng 1796, một sắc lệnh của chính quyền yêu cầu bài ca Marseillaise phải được hát trong tất cả các hí viện trước khi mở màn. Thỉnh thoảng, những lễ hội tự phát đã xoay chuyển thời thế qua nhóm Jacobins:Tại Beaumont-de-Périgord vào ngày 26 Thermidor V (13 tháng Tám 1797,) đám thanh niên trẻ đã đốt cháy một hình nộm bằng rơm mà họ đặt tên cho nó là Robespierre. Tại Blois, lễ kỷ niệm ngày 10 tháng Tám 1792 vào năm (Cách Mạng) thứ VI cũng có liên quan đến việc đốt hình nộm Robespierre.  Trong những cách như vậy, hình Robespierre đã giúp nhân cách hoá những hình ảnh đẫm máu của thời khủng bố cho những người cộng hòa ôn hòa cũng như những kẻ bảo hoàng.
Trong khi việc xoá bỏ kiểm soát kinh tế đã cho phép những sự phô trương sự giàu sang đầy thù hận, sự chấm dứt việc ấn định giá cả vào tháng Mười Hai 1794 đã làm lạm phát tăng vọt. Vào tháng Tư 1795, mức độ thông thường của giá cả đã khoảng 750% trên mức năm 1790. Điều này trùng hợp với một mùa đông khắc nghiệt: dòng sông Seine đóng băng hoàn toàn và đất đai bị chai cứng tới  độ sâu nửa mét. Trong bối cảnh có những phản ứng chính trị và xã hội, sự suy sụp kinh tế, phe nhóm Sans-Culottes đã làm một cố gắng liều lĩnh cuối cùng để lấy lại thế chủ động. Những cuộc nổi dậy trong các tháng Germnal và Prairial năm lll (Tháng Tư và Năm 1795) đã tìm được một cách hữu hiệu một sự trở về với những hứa hẹn trong mùa thu 1793: cái mẫu mực của phong trào Sans-Culottes. Với băng rôn “Bánh mì và Hiến Pháp 1793” gắn trên mũ, đám người nổi loạn hô lớn cho sự trấn áp đám “leunesse dorée (gái trẻ nạm vàng)” và đòi  thả ra những người Jacobins và Sans-Culottes đang bị giam giữ, và cũng đòi “giải thể chính quyền Cách Mạng.” Van Deck, viên chỉ huy chi bộ Cité đã cảnh báo Nghị Viện: “Các công dân mà tôi nói chuyện với họ đòi hỏi có Hiến Pháp 1793. Họ đã mệt mỏi với những đêm chờ ngóng tại các cửa hàng nướng bánh. Chúng tôi đòi tự do cho hàng ngàn người cha của các gia đình yêu nước của chúng tôi, những người đã bị giam giữ từ mùng 9 Thermidor.” Phụ nữ đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc nổi dậy này. Sau cuộc nổi dậy Prairial, Nghị Viện đã mâu thuẫn ra sắc lệnh rằng họ đã vừa thao túng những con người đáng kính qua việc xử dụng những yếu kém về giới tính của họ và rằng, trừ phi  họ tôn trọng ngay tức thì lệnh giới nghiêm, họ sẽ bị quân đội trấn áp.
Sự thất bại của cuộc nổi dậy tháng Năm 1795 đã làm bung ra những phản ứng sâu rộng đủ loại. Trên 4000 Jacobins và Sans-Culottes bị bắt giữ và 1700 bị tước đoạt mất các quyền công dân. Các trại tù được thiết lập tại Seychelles và Guiana. Ngoài biến cố “Ngày Cổ Áo Đen” vào tháng Bẩy 1795, khi đám Sans-Culottes và  một số binh lính đã dùng ngày kỷ niệm đệ Lục chu niên phá ngục Bastille để làm một cuộc trả thù chớp nhoáng đối với đám “gái nạm vàng,” phong trào quần chúng Paris hầu hết im ắng. Tại phía Nam của đất nước, những “đội quân của Jésus và Mặt Trời” nhắm riêng biệt vào đám Jacobins.
 Trong một bầu không khí như vậy đã gây hy vọng cho những người bảo hoàng, nếu không phải là sự trở lại chế độ cũ, ít nhất cũng là một thể chế quân chủ lập hiến. Khi người kế nghiệp vua, giờ được gọi là Louis XVll đã chết trong tù vì bịnh tràng nhạc vào tháng Sáu 1795, ngưòi chú của ông, Bá tước de Provence, được cho là giữ danh hiệu Louis XVlll. Từ Verona vào ngày 25 tháng Sáu, ông ta  đưa ra một lời tuyên bố bảo đảm rằng sẽ không có chuyện trở lại Hiến Pháp 1791 như một đường lối củng cố cuộc Cách Mạng. Quả thực, ông liên hệ đến việc hoàn trả lại 3 tầng lớp xã hội cũ và vị thế của Giáo Hội Công Giáo như cuộc Cách Mạng chưa từng xảy ra vậy.  Xét đến sự thù ghét sâu đậm giữa những người cộng hòa và những người bảo hoàng vào thời điểm 1795, có sự nghi ngờ rằng một sự trở lại một bản Hiến Pháp 1791 cải biến, có thể nào không có một thất bại về quân sự hay nội chiến còn đi xa hơn nữa không? Dù trong trường hợp nào thì lời tuyên bố của Louis XVIII cũng đã chỉ mang đến hy vọng cho những người theo phe bảo hoàng cố chấp nhất đang mơ về một sự quay về chế độ cũ. Bá tước d’Artois, người em còn cố chấp hơn cả Provence, sau đó vào năm 1795 đã cố thử đưa một lực lượng Anh Quốc tiến vào Brittany, nhưng đã thất bại trong việc liên kết với lãnh tụ đám Vendée Charette như kế hoạch đự tính.
Quyết định mà Nghị Viện giải quyết để chống lại cả hai thách thức của quần chúng và phe bảo hoàng, trên hết, đã rõ ràng trong những xếp đặt hiến định, vì bây giờ không còn có lý do để quay trở về với nền dân chủ bình đẳng của Hiến Pháp 1793. Chương trình nghị sự chính trị của Quốc Hội Nghị Viện đã được Boissy d’Anglas, vị chủ tịch Nghị Viện làm rõ vào ngày 5 Messidor lll (23 tháng Sáu 1795):
“Chúng ta cần được quản trị bởi người tốt nhất trong chúng ta. Người tốt nhất là những người có học thức cao nhất, và là những người chú tâm nhất vào việc duy trì luật pháp. Bỏ ra ngoài những miễn trừ hiếm hoi nhất, chúng ta sẽ chỉ tìm thấy những con người đó trong số những người, có sở hữu tài sản riêng, sẵn sàng hiến thân cho vùng đất đai đã được đặt định. Nếu chúng ta ban cấp các quyền chính trị vô hạn cho những người không có tài sản, và nếu những người này có bao giờ có một vị trí trong hội đồng lập pháp, họ có thể khuấy động lên những xáo trộn hay làm cho họ bị xúi giục mà họ không lo sợ hậu quả nào. Họ có thể thu thuế hoặc cho phép trưng thu thuế phí gây nguy hiểm cho ngành mậu dịch và nông nghiệp.”
Các đại biểu lúc này có ưu thế trong Nghị Viện đi tìm kiếm một sự cân bằng chính trị mà nó củng cố Cách Mạng và chấm dứt biến động quần chúng. Theo ngôn từ của Boissy d’Anglas: “Chúng ta đã sống qua 6 thế kỷ chỉ trong 6 năm.” Ông là người đã đóng góp vào việc tạo khung sườn cho Hiến Pháp năm lll (tháng Tám 1795) mà nó hạn chế cử tri tham gia vào các hội đồng bầu cử với các điều kiện  tài sản, tuổi tác, giáo dục cũng như giới tính. Đời sống chính trị phải bị giới hạn trong hành động bầu cử:  các thỉnh nguyện thư, các câu lạc bộ chính trị và ngay cả các cuộc xuống đường bất bạo động cũng bị cấm đoán. Các quyền xã hội được hứa hẹn trong Hiến Pháp 1793 bị cắt bỏ. Ý nghĩa của sự bình đẳng giờ bị hạn chế thẳng thừng trong một xã hội mà tài sản là nền tảng của trật tự xã hội:
Điều 3: Sự bình đẳng là một tình trạng mà trong đó luật pháp tương đồng cho tất cả…
Điều 8: Sự khai thác đất đai bằng mọi sự sản xuất, mọi phương tiện lao động và toàn thể trật tự xã hội phụ thuộc vào việc bảo trì tài sản…”
Rõ ràng đối với những người phe Thermidorians là chỉ những ai có một phần tương xứng trong xã hội mới đáng tín nhiệm để điều hành chính quyền; đó là có tài sản, có học thức, đã đến tuổi chin chắn (trung niên) và là đàn ông đã kết hôn. Trong khi Hiến Pháp 1795 ban cấp các quyền đi bầu cho tất cả nam giới có trả thuế, các cử tri đoàn được giới hạn trong  số 30,000 những người giàu có nhất trong số họ, tức chỉ bằng một nửa con số năm 1791. Sự nhấn mạnh là để tránh khả năng có sự thay đổi chính trị đột ngột: chỉ một phần ba trong số 500 đại biểu của Hội Đồng được bầu chọn trong một lần bầu cử, một Hội Đồng Trưởng Lão ( nam nhân trên 40 tuổi có gia đình hay goá vợ) sẽ chuẩn nhận lập pháp, và một trong 5 giám đốc của hành pháp được Hội Đồng Trưởng Lão chọn  trong một danh sách do 500 đại biểu đưa lên sẽ được thay thế hàng năm. Một sắc lệnh tiếp theo đòi hỏi rằng 2/3 luật sắp tới sẽ do thành viên Quốc Hội Nghị Viện lựa chọn.
Hiến Pháp được đem ra bỏ phiếu: có lẽ khoảng 1.3 triệu phiếu thuận và 50,000 phiếu chống, coi như ít hơn Hiến Pháp 1793 trước đó.  Chỉ có 208,000 người có ý bỏ phiếu thuận cho nghị quyết Hai Phần Ba.  Người ta biểu lộ sự giận dữ rằng cái giá của trật tự xã hội là một nền dân chủ bị giới hạn. Một phần cử tri tại Limogues đã phàn nàn rằng: “Chúng tôi vô cùng bức xúc nhìn thấy bọn có của thay thế mọi thứ trong quyền công dân.”  Cử tri vùng Triel của Seine-et-Oise lại kiên quyết rằng: “Các đại biểu không nên được gọi là đại diện của đất nước. Họ chỉ là những người được ủy nhiệm của đơn vị bầu cử đã chọn họ và có thể triệu hồi họ nếu thấy cần thiết.”
Trong bản chất của nó, Hiến Pháp này là một sự quay trở về các điều khoản của Hiến Pháp 1791: nước Pháp lần nữa được quản trị bởi một chính quyền quốc hội mang tính đại diện, đặt căn bản trên cơ sở khả năng sở hữu tài sản và sự bảo vệ tự do kinh tế và dân sự. Chắc chắn, có những khác biệt giữa Hiến Pháp 1791 và 1795. Chế độ Hội Đồng Quản Trị là một thể chế cộng hòa, không phải quân chủ. Và những chia rẽ tôn giáo phải được giải quyết qua việc phân cách Giáo Hội và nhà nước: “Không ai có thể bị ép buộc phải đóng góp vào những chi tiêu của một tôn giáo. Nhà nước Cộng Hòa sẽ không chi trả    hết.”
Cái lạc quan thời 1789-1791 đã tan biến, cái niềm tin mà, với sự giải phóng sự sáng tạo của con người, tất cả có thể khát khao được thực thi một cách tích cực các khả năng của mình. Con người năm 1795 giờ có thêm một lời tuyên bố về các bổn phận đối với hiến pháp của họ, cổ võ cho sự tôn trọng luật pháp, gia đình và tài sản, Trong cái ý nghĩa này, hiến pháp đánh dấu sự kết thúc của cuộc Cách Mạng. Hơn nữa, trong sự nhấn mạnh đến các quyền hạn và trách nhiệm cá nhân và lý thuyết tự do kinh tế và chính trị, hiến pháp có thể được coi là để đánh dấu sự khởi đầu của thế kỷ 19.  Câu hỏi tồn tại là sau 6 năm xung đột, liệu sự tham gia và hy sinh của quần chúng, những loại trừ và hạn chế do những người cộng hòa thực dụng, ngạo mạn này áp đặt, có thể xúc tiến để đạt được sự vững mạnh chống lại các thành phần lao động bất mãn tại cả thành phố và thôn quê và những kẻ bảo hoàng hay không?
Việc chế độ không được ưa chuộng và bị nghi ngờ  vì nó đã loại trừ đại đa số dân chúng ra khỏi tiếng nói chính trị hữu hiệu đưa đến hậu quả có một sự kháng cự  dưới một hình thức khác: đó là sự từ chối tham gia: Trong các cuộc bầu cử từng phần tháng Mười 1795, chỉ có 15% trong số 30,000 cử tri đi bỏ phiếu (và đã chọn lựa gần như duy nhất đám bảo hoàng). Những cuộc bầu cử rộng rãi hơn cho các cuộc bỏ phiếu địa phương, họ thường tẩy chay bầu cử như một dấu hiệu chống đối lại nền cộng hòa tư sản. Sự kết hợp các đơn vị bầu cử xã lên thành thị xã ở cấp độ tổng càng làm người dân vùng xa xôi xa cách Hội Đồng Quản Trị hơn: Theo lời của Georges Fournier liên quan tới Languedoc: “Đám quý tộc ti tiện đã thống trị các tổng quận một cách vô hồn.” Sự ép buộc rút lui của nông dân và thợ thủ công khỏi đời sống chính trị đã không biểu lộ một khuyết điểm trong nền chính trị phổ thông.  Tại miền Nam, những hận thù âm ĩ đã được khơi dậy vì những chính sách của Hội Đồng Quản Trị qua sự tấn công trực tiếp lên con người và tài sản của nhóm Jacobins hay những đại diện địa phương của chế độ mới. Tại đây và miền Tây, có tới 2000 thành viên Jacobins bị những băng đảng “khủng bố trắng” sát hại: các nạn nhân là những người giàu có bỏ tiền ra mua tài sản quốc hữu hoà và thường là dân Tin Lành.
Bằng cách loại trừ đám bảo hoàng và người nghèo ra khỏi diễn tiến chính trị và bằng việc giới hạn diễn tiến tham gia bầu cử, Hội Đồng Quản Trị đã tìm cách tạo nên một thể chế cộng hòa đặt nền tảng trên tài năng và có tài sản trong xã hội. Để tránh một ủy ban hành pháp mạnh với vết nhơ Jacobins của nó, có những cuộc bầu cử từng phần thường xuyên cho một hội đồng 500 đại biểu và sự luân chuyển giữ quyển hành pháp. Sự phối hợp một nền tảng xã hội thu hẹp và sự củng cố nội bộ đã làm chế độ phải đu dây giữa các đồng minh chính trị của 2 cánh tả hữu để mở rộng sự kêu gọi của nó và buộc họ phải trông cậy vào sự đàn áp khắc nghiệt các đối lập và việc xử dụng lực lượng quân sự. Vì thế, chế độ đã tuyên bố, vận động cho Hiến Pháp 1793 là một trọng tội và vào tháng Ba 1796 đã hạn chế thẳng thừng sự tự do báo chí và lập hội, sau khi đã kêu gọi Napoleon Bonarparte đến để ép buộc câu lạc bộ Panthéon tại Paris nơi có tới 3000 hội viên Jacobins phải đóng cửa.
Một cuộc nổi dậy của phe bảo hoàng vào ngày 13 Vendéminaire IV (5 tháng Mười 1795) đã hy vọng tận dụng được sự ác cảm quần chúng đối với điều luật “Hai Phần Ba” nhưng đã bị quân đội dưới quyền Napoleon Bonaparte trấn áp sau cuộc chiến đấu dữ dội để lại hàng trăm người chết. Cuộc đảo chánh cũng thất bại bởi vì giới lao động Paris, cho dù có thù ghét chế độ cộng hoà tư sản đến đâu, cũng từ chối hoà nhập với đám bảo hoàng. Tuy nhiên, nhiều dân lao động ở những nơi khác vẫn còn hối tiếc cái chết của liên minh hoàng gia và Giáo Hội, nếu không phải là chế độ cũ. Thí dụ vào 1795, La Rochelle đã quá nghèo đến nỗi thị trấn đã phải tạm ngưng dịch vụ xe chuyển thư từ công văn vì không còn đủ tiền để mua thực phẩm cho ngựa. Ngành thương mại từ từ vực dậy:  vào 1796, có 99 tàu bè  đã đến cảng so sánh với 25 trong 1792, bao gồn các tàu chở lúa mạch, thuốc lá, vải vóc và đường từ Hoa Kỳ đến. Tuy nhiên, không có gì đáng ngạc nhiên, trong bối cảnh của sự suy sụp kinh tế vì chiến tranh liên tục và sự xóa bỏ chế độ nô lệ, có nhiều thí dụ từ La Rochelle rằng người dân công khai ủng hộ việc quay lại chế độ quân chủ trong những năm này.  Những người khác hối tiếc về sự  mất đi những thói quen  của đời sống thường ngày thời trước Cách Mạng. Vào 7 Brumaire Vll (28 tháng Mười 1798), 25 cô gái tuổi 16-20 được thuê mướn làm trong một xưởng dệt tại trại tế bần La Rochelle đã từ chối làm việc vì đó là ngày Chuá Nhật. Cũng trong năm,  44 người, hầu hết là phụ nữ tuổi từ 15 – 75 đã bị bắt giữ sau một buổi thánh lễ do Baptiste Chain 29 tuổi, một người bán giày cử hành.  Một bích chương tại La Rochelle vào năm 1798  cảnh báo:
Trưng binh, nếu bạn bỏ nó, bạn là thằng hèn. Bạn có thể nào chấp nhận cha mẹ bạn mất đi những bàn tay lao động vì sự nhập ngũ tìm vinh quang trên chiến trường để chiến đấu cho ai? Cho những kẻ thèm khát xương máu của bạn? Họ chính là những kẻ mà bạn rời nhà để đi chiến đấu cho. Đúng, chúng ta cùng tham gia, nhưng tham gia để tận diệt cái chính quyền mà mọi chính quyền Âu Châu ghê tởm, ngay cả những chính quyền man rợ nhất.”
Hội Đồng Quản Trị đã kế thừa một vấn đề tôn giáo lớn lao. Không chỉ hầu hết các linh mục từ chối hay rút lại lời hứa tuyên thệ với Hiến Pháp Dân Sự cho giới Giáo Sĩ 1791, nhưng những màn đày ải lưu vong, cầm tù và hành quyết  những linh mục này đã tạo nên một đội quân giáo sĩ hận thù, đắng cay tại biên giới nước Pháp. Tại nhiều khu vực, các linh mục tuyên thệ đã không thể vượt qua nổi sự giận dữ địa phương với sự ra đi của các linh mục quản xứ “tốt” và trong bất cứ trường hợp nào, đơn giản là có quá ít giáo sĩ để cung cấp các nhu cầu tâm linh:  Vào 1796, có lẽ có khoảng 15,000 linh mục cho 40,000 giáo xứ. Đối với những người trong Hội Đồng Quản Trị, vấn đề tôn giáo trên hết là một vấn đề trật tự công cộng: không tín nhiệm sự cuồng tín nhưng nhận thức sự khao khát lan rộng về một sự tái cơ cấu cộng đồng tâm linh. Vào ngày 11 Prairial lll (30 tháng Năm 1795) chế độ đã cho phép mở cửa lại các nhà thờ đã đóng trong thời khủng bố và cho phép các linh mục đã di cư trở về dưới sắc lệnh ngày 7 Fructidor lV (24 tháng Tám 1796), nhưng chỉ với điều kiện phải chấp nhận lời thề dân sự. Việc tuân giữ tôn giáo phải trong phạm vi hoàn toàn riêng tư: chuông và các dấu hiệu bên ngoài tôn giáo bị cấm đoán, và chế độ tiếp tục chính sách phân cách rõ giữa Giáo Hội và nhà nước của Quốc Hội Nghị Viện trước đây. Giáo Hội được duy trì qua sự ban phát đức tin.
Tuy nhiên, những năm này đáng chú ý về một sự xây dựng niềm tin Công Giáo từ bên dưới.  Sự sống lại chứng tỏ một khả năng hồi phục lan toả về niềm tin tôn giáo, nhưng cũng không ít ý nghĩa hơn cái mà nó tiết lộ ra những khác biệt đa dạng của vùng miền và giới tính. Vào năm 1796, linh mục quản xứ Menucourt Thomas Duboscq, người đã từ chức linh mục vào tháng Giêng 1794 đã di chuyển sang xứ Vaux gần đó để trở lại chức linh mục và ở lại đó cho tới khi qua đời năm 1825 ở tuổi 75. Tuy nhiên, sự tăng vọt trong tôn giáo sự vụ phổ thông này, trên hết là công lao của phụ nữ, và mạnh mẽ nhất ở những khu vực xa xôi như những vùng phía Tây, Normandy ở Tây Nam nơi phần lớn các linh mục đã di dân và các thành phố tỉnh lỵ (Bayeux, Arles, Mende, Rouen, Toulouse,) nơi sự sụp đổ của các cơ cấu chế độ cũ  đã làm cho phụ nữ  đặc biệt bị tổn thương vì thất nghiệp và bần cùng. Thí dụ, tại Bayeux trong tháng Tư 1796, một đám phụ nữ giận dữ đã xâm chiếm thánh đường, từng bị biến đổi thành ngôi đền của lý trí trong thời khủng bố và đập bể tượng Rousseau xuống sàn và hô lớn: “Với Thượng Đế tốt lành, chúng tôi có bánh mì ăn.” Không có sự tương quan giữa sự khao khát cho các lễ nghi tôn giáo quen thuộc và sự thù ghét đối với nền cộng hòa:  Thí dụ tại các tỉnh Yonne và Nord, lòng mộ đạo kiên trì rằng họ là những người cộng hòa thực thi những bảo đảm của hiến pháp về tự do tôn giáo. Những thỉnh nguyện thư đến từ Chablis tuyên bố rằng: “Chúng tôi muốn vừa là người Công Giáo vừa là cộng hòa, và chúng tôi có thể trở thành cả hai.” Một thỉnh nguyện thư từ 900 người cộng hòa Công Giáo tại quân khu Bousbecque thuộc tỉnh Nord yêu cầu mở cửa nhà thờ vào tháng Ba 1795 với một sự hăm dọa xem lại Hiến Pháp 1793:
Chúng tôi tuyên bố tới quý vị rằng chúng tôi sẽ cử hành những mầu nhiệm thánh trong nhà thờ chúng tôi vào ngày 1 Germinal nếu vị linh mục chúng tôi không bỏ trốn. Nếu ông ta bỏ trốn, chúng tôi sẽ tìm ra vị khác.  Nên nhớ cuộc nổi dậy này là trách nhiệm của người dân khi các quyền bị vi phạm.”
Ở nơi khác, người dân đã tìm ra những cách khác để duy trì việc thực thi tôn giáo. Khi đội quân Jacobins chiếm lại St-Laurent-de-Cerdans từ tay quân Tây Ban Nha  vào tháng Năm 1794, đã có sự di tản lớn lao của những người Laurentins đã chiến đấu chống lại quân Cộng Hòa và chính thị trấn đã thoát khỏi sự phá hủy vật chất trong đường tơ kẽ tóc. Linh mục quản xứ Joseph Sicre đã rời St-Laurent ngày 24 tháng Chín 1792. Mặc dù ông ta có lẽ đã trở lại giáo xứ của ông cùng với đoàn quân xâm lược Tây Ban Nha trong 1793-1794, những di chuyển của ông từ đó tới 1796 không ai biết. Nhưng kể từ 11 tháng Chín 1796, ngày ban phúc lành của nguyện đường nhỏ bé Saint-Cornélis, một lần nữa ông ta bắt đầu đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của giáo dân trong xứ của ông. Xây dựng trên một cánh đồng ngay vùng băng qua biên giới tại con sông Muga, mà ở tại vị trínày, nó không lớn hơn một dòng suối, ngôi nguyện đường đã trở nên một nơi thiêng liêng cho hàng trăm người Laurentins lội bộ khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ băng qua những con đường mòn khúc khuỷu của dãy Pyrénées để làm hôn lễ hay mang trẻ sơ sinh đến làm lễ rửa tội. Cho tới khi trở lại Saint-Laurent vào tháng Mười Hai 1800, Sicre đã rửa tội cho 331 người Laurentins, nhiều người trong họ đã do cha mẹ họ mang đến trong ngày sinh của họ giống như sự thực hành tôn giáo trước cuộc Cách Mạng, và đã cử hành 158 cuộc hôn nhân có liên quan đến người Laurentins. Sự có mặt của ông tại đó được biết đến rộng rãi: Ông cũng đã cử hành 124 cuộc hôn nhân khác và 281 lễ rửa tội cho những người từ những làng mạc khác từ Vallespir và xa hơn nữa là những vùng bình nguyên quanh Perpignan cách 60 cây số thuộc vùng Đông Bắc.  
Tuy nhiên vào 1796, Giáo Hội Công Giáo đã bị thu hồi một số tài sản đất đai, các đặc quyền, sự độc quyền và phần lớn chủ quyền xã hội.  Lòng tôn sùng đạo của phụ nữ dù dưới bất cứ lý do gì, thì đàn ông nói chung đều rất ít nhiệt tâm đối với Giáo Hội: đám con trai sinh sau 1785 không vào học các trường học giáo xứ, hàng trăm ngàn thanh niên trẻ phục vụ trong các đơn vị quân sự thế tục và bộ lịch Cộng Hoà tự nó đã hợp pháp hoá việc coi ngày Chúa Nhật cũng chỉ bình thường như bất cứ ngày nào khác. Từ những phương cách này, một sự khác biệt về sự mộ đạo đặt trên căn bản giới tính, đã rõ rệt từ trước cuộc Cách Mạng, càng trở nên sâu rộng hơn. Phụ nữ, thường không tín nhiệm giới giáo sĩ theo Hiến Pháp và mệt mỏi vì mong chờ các linh mục di tản vượt qua được những ngần ngại do dự, đã biểu lộ một sự tôn sùng đạo phổ thông thường rất sâu sắc và tự tin. Các giới chức thẩm quyền địa phương bị buộc phải mở lại các nhà thờ, cũng như những người đã từng mua lại như một tài sản quốc gia, những giáo dân đạo đức đáng kính đã phải cử  hành “thánh lễ bất thường” trong khi các bà đỡ làm nghi thức  rửa tội cho trẻ sơ sinh. Các ngày Chúa Nhật được coi như là những ngày nghỉ hơn là theo kiểu tuần lễ 10 ngày của lịch mới và những kho tàng trống rỗng của Giáo Hội được lấp đầy với những thánh tích bị lấy cắp và những vật thánh rất được tôn sùng.
Rúng động vì sự phản đối lan rộng và thường bạo động từ những phụ nữ ngoan đạo nằm trong chủ quyền dân sự của các đại biểu địa phương của chế độ, Hội Đồng Quản Trị cố dọa nạt để các linh mục “không trung thành” đi trốn tránh nhưng với kết quả không đáng kể với lòng mộ đạo, tuy ít phổ quát nhưng lại kịch liệt hơn một thập niên trước đó. Trọng tâm của nỗi bất an của chế độ vì sự nổi dậy Công Giáo là sự hiện diện liên tục trên đất ngoại quốc của những người đã di tản và các dấu hiệu bầu cử đáng lo ngại rằng những người có khả năng đi bầu cho các đại biểu chính trị công khai  muốn trở về chế độ quân chủ.  Bởi vì, trong khi đạo quân Jacobins đã thành công trong việc loại trừ quân phản Cách Mạng ra khỏi đất Pháp, chiến tranh và những vấn đề với đám di dân vẫn cứ tiếp tục.
Những năm khó khăn của Hội Đồng Quản Trị thường  mang đặc tính những căng thẳng đắng cay thỉnh thoảng nổi lên bởi sự nổi dậy tôn giáo và sự đảo lộn tổ chức giáo hội, sự đào ngũ khỏi quân đội và sự tránh né trưng binh, sự tẩy chay bầu cử chính trị và sự trả thù dữ dội cho nền chính trị chết chóc của năm Cách Mạng ll. Nhấn mạnh những căng thẳng liên kết này mà chúng có  nguồn gốc từ tôn giáo và những xung đột chính trị kể từ 1790 và các nhu cầu của chiến tranh kể từ 1792, là nền kinh tế  (mang sắc thái) chính trị của Hội Đồng Quản Trị, sự đoàn kết và sự trầm trọng thêm về tính thù ghét đối với nền Cộng Hoà Tư Sản.  Nền kinh tế mang sắc thái chính trị của chế độ đã làm khối đại quần chúng xa lánh.
Trong một nền kinh tế vẫn còn dấu ấn chiến tranh, sự từ bỏ  việc kiểm soát giá cả vào tháng Mười Hai 1794  đã gây nên một sự lạm phát phi mã. Vào tháng Mười 1795, giá trị của đồng Assignat chỉ còn 0.75% giá trị mặt nổi của nó. Vào tháng Hai năm sau, khi đồng tiền giấy này bị từ bỏ, nó chỉ còn giá 0.25%. Những khó khăn cho những người làm công hưởng lương gia tăng vì sự tăng giá không kiểm soát, vào mùa thu 1795 lại tồi tệ hơn vì mùa màng bị thất thu.  Có thể coi là một sự mất mùa tồi tệ nhất của thế kỷ, và theo sau là một mùa đông  khắc nghiệt, cơn khủng hoảng cho sự sống còn lớn lao nhất trong 1795-1796 tăng cường độ các biến động về những đáp ứng của quần chúng đối với Hội Đồng Quản Trị. Chế độ tiếp tục các hình thức Cách Mạng chính thức về thuế má trên đất đai và tài sản cá nhân, nhưng cộng thêm vào thuế  dịch vụ thương mại và một loại thuế đánh trên các cửa hàng lớn nhỏ. Những ảnh hưởng xã hội của các loại thuế mới trên tài sản này còn hơn phần đền bù lại qua sự giới thiệu lại thuế gián tiếp đánh trên nhu yếu phẩm được thu tại các cổng trạm vào thị trấn.
Đây là những năm tháng khó khăn cho người dân thành phố làm công ăn lương, nhưng không nhất thiết cho những người tại cùng quê xa xôi. Sự xóa bỏ chế độ kiểm soát giá cả và lương bổng được cảm nhận nhiều cách khác nhau trong những vùng quê khác nhau. Với hàng trăm ngàn thanh niên vẫn đang ở ngoài mặt trận, công nhân vùng quê xa xôi có thể hưởng lợi từ sự thiếu hụt lao động vào mùa thu hoạch để nhất định đòi trả lương cao hơn. Tại Attichy ở phía Đông của tỉnh Oise, mùa thu hoạch tháng Tám 1795 bị gián đoạn vì sự đình công của đám người làm thuê lưu động đòi trả lương cao hơn. Được biết đến từ thế kỷ XV như Bacchanals (những con sâu rượu: đặt theo Bacchus= ông thần rượu) những cuộc đình công bạo động này của đám công nhân thu hoạch chứng tỏ sự quan trọng của việc trồng lúa mì thương mại tại bình nguyên Paris. Các nông dân đã vay mượn tiền để có thể mua thêm một mảnh đất trong thời bán đất của người di dân 1793-1794, cũng có thể lợi dụng sự lạm phát tăng vọt để hoàn lại vốn vay.  Những chủ nông trại thuê mướn đất cũng lợi dụng sự giá cả leo thang có lợi cho sản phẩm họ bán ra để mua đất, đóng đầy đủ thuế và trả nợ thuê mướn đất đai.
45 điều luật và 50 sắc lệnh liên quan tới rừng cây được thông qua trong 1790 – 1795 với sự va chạm nho nhỏ đối với việc đốn cây rừng bất hợp pháp.  Vào năm 1795, chứng cớ phá rừng và chặt cây, đặc biệt ở phía Nam, đã trở nên một quan trọng tầm quốc gia. Trong một loạt các báo cáo, phe nhóm Jacobins, những chuyên gia nông nghiệp và ông cựu linh mục Coupé del’Oise tranh luận rằng miền Nam nước Pháp giờ trụi lủi giống như những khu vực bờ biển Địa Trung Hải từ Tây Ban Nha đến vùng Cận Đông. Ông báo cáo rằng vùng Narbonnais nơi mà người La Mã  gọi là vùng đất của họ và của Italy, giờ chẳng còn lại gì ngoài hầu hết là  những mỏm núi khô cằn:  
“Ngay cả trong ký ức đang sống, người ta cũng tin rằng khí hậu đã thay đổi, vườn nho và các cây ô liu giờ đang chịu đựng sương giá. Chúng sẽ diệt vong tại những nơi chúng từng đơm bông, và người dân đưa ra lý do: “Những sườn đồi và đỉnh núi trước đây có những cụm cây rừng, bụi rậm và cỏ xanh bao phủ. Khi bè lũ khai quang tham lam đi đến, tất cả mọi thứ bị đốn ngã không hề có sự xem xét. Người ta đã phá hủy những điều kiện sinh thái mà chúng từng bảo toàn khí hậu trong vùng.”
Tuy nhiên, Hội Đồng Quản Trị cũng chẳng thành công gì hơn chế độ Cộng Hòa Jacobins trong việc giải quyết những vấn đề đất công và sự khai quang. Sự kiên quyết bám vào nền kinh tế laissez-faire tự do kinh doanh, chế độ đã tìm cách áp đặt chủ nghĩa cá nhân trong nông nghiệp và quyền sở hữu tài sản tư nhân. Kể từ 1789 không một chính quyền nào sẵn lòng đương đầu một cách đầy đủ với mạng lưới cổ xưa về sự kiểm soát công cộng trên những nguồn tài nguyên cây rừng, đất công, tới việc xử dụng đất không thể trồng trọt và các quyền để được đi vào các khu đất tư nhân.  Lúc này, Hội Đồng Quản Trị đã hành động để luật pháp hoá quyền ưu tiên cho những quyền của chủ nhân các tài sản tư trong các khu rừng, và các vùng đất có thu hoạch cũng như không trồng trọt được, đồng thời khuyến khích việc bán đất công qua đấu thầu. Vào ngày 21 Prairial lV (9 tháng Sáu 1796), một biện pháp tạm thời  được vội vã trình lên  cơ quan lập pháp và Hội Đồng Quản Trị để hoãn lại việc thi hành sắc lệnh ngày 10 tháng Sáu 1793 phân chia đất công theo đầu người.
Hội Đồng Quản Trị cũng đảo ngược chính sách của Quốc Hội Nghị Viện về những bệnh viện quốc hữu hoá và trách nhiệm của nhà nước cho vấn đề an sinh.  Vào năm Cách Mạng V, các hội đồng bệnh viện được trao cho trách nhiệm quản trị và an sinh xã hội một lần nữa, đặt căn bản trên sự từ thiện tư nhân. Mặc cho những lời biện hộ của các bệnh viện rằng họ cần sự tiếp trợ của nhà nước vì họ đã mất các quyền thời tiền Cách Mạng để thu góp lệ phí trên các cộng đồng địa phương. Triết lý trách nhiệm cá nhân của chế độ nhấn mạnh những hận thù giai cấp kịch liệt hơn tại bất cứ giai đoạn nào khác của cuộc Cách Mạng. Tuy nhiên, với sự trái ngược hẳn với những thái độ tự do kinh doanh Laisser-faire như vậy,  nó đặt  lại sự kiểm soát chế độ cũ trong nghề đĩ điếm, như là phương sách cuối cùng cho đám gái trẻ di dân lên Paris và những thành phố khác.  Nghề làm điếm  dù bị đặt ra ngoài vòng pháp luật nhưng lại được yêu cầu đăng ký với cảnh sát và làm việc  trong những nhà chứa  kín đáo để kiểm soát bệnh giang mai và làm cho đường phố công cộng đáng tôn trọng hơn. Không có việc kiểm soát đối với khách làng chơi.
Những giá trị văn hoá làm bá chủ trong những năm này, được biểu hiệu hoá với sự xây dựng một thị trường chứng khoán mới về vốn tư bản, đã được soi sáng trong việc sản xuất văn học. Sau thời gián đoạn của chính sách khủng bố, việc xuất bản sách mới đã  tiến tới mức độ 815 sách trước Cách Mạng vào năm 1799, trong số đó có 174 cuốn văn chương mới, so sánh với 99 năm 1788 và 16 năm 1794. Đó là những chuyện về tình yêu đồng quê nổi trội, những âm mưu tình cảm và những chuyện bí mật, nhưng có một số lớn các quyển sách chuyên biệt về tôn giáo, giáo dục hay luân lý đạo đức. Vào cuối thập niên 1790s, số lượng in ấn và xuất bản đã gấp ba lần mười năm trước. Charles Pankoucke, nhà sản xuất cho tờ báo chính thức về các thông cáo và báo cáo quốc hội “Moniteur Universel” có tới 800 công nhân. Tuy nhiên, số lượng các tờ báo lại giảm thiểu  từ 226 năm 1790 và 78 năm 1793 xuống còn 42 và những bài ca chính trị từ 701  bài năm 1794 còn 90 vào năm 1799 và  chỉ còn 25  vào năm 1800.
Với các chính sách tôn giáo, quân sự, kinh tế và xã hội của họ, Hội Đồng Quản Trị đã làm số đông người dân xa lánh, những người đã sẵn bị gạt ra ngoài các hình thức nói lên tiếng nói bất mãn một cách hợp pháp. Sự đáp trả quần chúng cho cái chính quyền ”Cộng Hòa Tư Sản” này khác biệt đủ loại về hình thức và nội dung chính trị nhưng khắp nơi đều theo bản năng với cùng một giọng điệu. Vào năm 1797, các cộng đồng, các cá nhân và các phong trào bí mật đã vận dụng một loạt rất phong phú các hình thức bất hợp pháp về phương sách phản đối, thay đổi từ việc đơn giản từ chối tuân thủ những chương trình tỉ mỉ về sự thay đổi cấp tiến.Trong cái thị trấn nhỏ Collioure tại vùng biên giới Điạ Trung Hải với Tây Ban Nha vào ngày 13 Germinal năm V (2 tháng Tư 1797), một đám rất đông phụ nữ trở về sau khi tham dự thánh lễ tại một ngôi làng bên cạnh đã hăm dọa nhân viên một cửa hàng bán gạo đặt trong một nguyện đường Dominican trước đó, đòi hỏi cả bánh mì và mở cửa lại nhà nguyện. Theo viên thị trưởng và là một quý tộc địa phương Jacques Xinxet: “sự cuồng tín, nguồn gốc nguyên thủy của mọi vấn đề, chính là  điều đáng trách. Chúng ta hãy chặt bỏ tội ác tận gốc rễ nếu chúng ta muốn có một sự yên ổn nội tại.”  Thị trấn  bị chia rẽ sâu sắc vì sự bỏ đạo ( cả 10 linh mục và tu sĩ của Cullioure  đã đi di tản) và vì 6 tháng chiếm đóng của quân đội Tây Ban Nha trong năm 1794.
Cùng trong một tháng mà các phụ nữ Collioure đòi mở lại nguyện đường, một phiên toà đã diễn ra tại Vendôme, cách xa Collioure hàng trăm cây số về phía Bắc. Gracchus Babeuf và 48 thân hữu cộng tác của ông bị tố cáo có âm mưu lật đổ chính quyền hợp pháp bằng bạo lực.  Sự phát triển trí tuệ riêng của Babeuf từ năm 1794 trong bối cảnh Paris chịu sự đói khổ kinh tế và đàn áp chính trị đã đưa ông ta tới việc bênh vực cho việc chiếm giữ quyền bính bằng vũ lực để áp đặt nền dân chủ chính trị của Hiến Pháp 1793 và sự tập trung hoá các phương tiện sản xuất, mà thực ra có lẽ là làm tự túc.  Chương trình là để áp đặt một giai đoạn độc tài được đề xuất là ngắn hạn bởi một nhóm các nhà Cách Mạng. Tư tưởng của Babeuf và các chiến lược là một quan trọng lớn lao cho lịch sử của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Lý thuyết “Âm mưu của bình đẳng” của ông đáng chú ý cho sự thu hút về chủ nghĩa cấp tiến chính trị và xã hội cho binh lính, phụ nữ lao động và phe nhóm Jacobins. Tuy nhiên, những người theo chân ông này được liên kết bởi sự đối nghịch với Hội Đồng Quản Trị hơn là bởi chủ nghĩa cách mạng cộng sản, một chương trình mà trong bất cứ biến cố nào cũng ít có sự lôi cuốn đối với phe Sans-Culottes được hứa hẹn có sự phân chia lại các tài sản tư nhân hơn là  một xã hội tập trung.
Donald Sutherland kết luận rằng hầu hết người dân Pháp có can dự vào một hình thức nổi loạn nào đó chống lại chế độ Cộng Hòa vào những năm tháng này. Tuy nhiên, không phải nền Cộng Hoà đã bị cự tuyệt như vậy, nhưng đúng hơn là vì cái nền chính trị giai cấp của đám tinh hoa của nó muốn tồn tại lâu dài. Dù vậy, đã không có những nối kết về cơ cấu hay tư tưởng nào giữa những người ở thế đối lập trong khoảng  1795-1799  bao gồm: những kẻ mưu đồ bảo hoàng và những tay “khủng bố trắng,” những thành viên theo Babeuf hay Jacobins, những phụ nữ chống đối vì đức Kitô và vì bánh mì và những kẻ đào ngũ khỏi quân đội, khác hơn là sự thù ghét chế độ và những kẻ ủng hộ chính sách (ưu đãi) tư sản của nó. Một số thách thức phiền toái nhất cho chế độ lại chẳng có những hàm ý chính trị rõ ràng. Thí dụ, tại Beauce ở phía Nam Paris vào 1796-1797, dân du hành đã rất kinh sợ vì cái băng đảng Orgères, một nhóm dân thiểu số bạo động có tổ chức khoảng 150 người nam nữ đủ mọi lứa tuổi đã gây ra 75 vụ giết người trong 95 vụ cướp phá. Những câu chuyện về việc đám cướp hạ nhục và gây bạo động tới các nạn nhân và những trò nhậu nhẹt say sưa của chúng đã gây sợ hãi cho xã hội hiền hòa. (Cũng như đám cướp có danh xưng “bọn lái” ở phía Nam, được gọi như vậy vì chúng  tra tấn bằng cách đốt chân của nạn nhân để lấy thông tin). Cuối cùng, khi bị bắt vào năm 1798, 22 tên trong bang đã bị hành quyết.
Sự thiếu hụt kinh tế được hạ giảm chút ít nhờ nhiều vụ mùa thu hoạch dồi dào và nhờ việc tái xử dụng đồng tiền kim khí vào năm 1798, nhưng những nguồn gốc của sự thù ghét đối với chế độ vẫn tồn tại vì chế độ vẫn động viên các thanh niên trẻ để đi chiến đấu ở những vùng đất xa xôi trong khi từ chối người dân các phương tiện xây dựng lại tôn giáo và nền kinh tế theo đường hướng dân túy. Chính những người vào năm 1792 đã bênh vực cho các cuộc chiến giải phóng Cách Mạng như là một cách giải quyết đối với sự thù ghét ngoại bang và sự chia rẽ nội bộ, bây giờ lại điều hành những công việc liên hệ với ngoại quốc trong một lối cư xử thực tiễn và mở mang cần thiết. Một quân đội nhỏ bé hơn (382,000 quân trong 1797 so với 732,000 năm 1794), đa số gồm những thanh niên được trưng binh, giờ được chỉ huy bởi những sĩ quan được chỉ định từ trên xuống để tưởng thưởng cho các tay nghề kỹ thuật và thanh trừng cả hai đám Jacobins và những người ủng hộ hoàng gia.
Mặc dù có những may mắn xoay chiều trong chiến tranh, nhưng nhà nước cũng tiếp tục trả giá đắt. Có tới 200,000 binh lính đã tử trận trong 1794-1795, hầu hết từ các vết thương và bệnh tật tại các bệnh viện thô sơ. Việc thiếu thốn tiếp liệu cần thiết đã dẫn đến những cuộc nổi loạn tại Bỉ, Hòa Lan và Italy và làm cho các viên sĩ quan làm ngơ trước các vụ quân lính  trộm cắp. Trong khi chính quyền Jacobins năm 1793-1794 kiên quyết về sự không tương xứng giữa một  nước Pháp mới và một Âu Châu cổ, Hội Đồng Quản Trị đã có những hiệp ước hoà bình với Phổ (tháng Tư 1795), Tây Ban Nha (tháng Bẩy 1795) và các hiệp uớc thương mại và hàng hải ký với Tây Ban Nha vào tháng Tám 1796; những hiệp ước này được ẩn núp trong cái  gìới hạn giả định là để cùng hiện hữu giữa các quốc gia có chủ quyền. Với sự tạo nên những chính thể Cộng Hoà “kết nghĩa anh em” tại các nước nhỏ vào 1795, những hiệp ước này báo hiệu một sự chuyển đổi từ một cuộc chiến cho sự tồn tại của Cách Mạng thành một sự mở mang và thương lượng.  Sự chào đón đã vươn tới những người ngoại quốc “đã được khai hoá” vào năm 1792 dẫn tới chính sách giám sát và nghi ngờ dưới thời khủng bố, bây giờ, với một loạt các luật lệ, chẳng hạn như bộ luật tháng Hai 1798 trao quyền cho các  viên chức được trục xuất người ngoại quốc khỏi các hải cảng, luật lệ hóa quyền hạn của nhà nước trên quyền nhập cư và tầm trú tự do.
Hơn nữa, xung đột với Anh quốc và Áo Quốc vẫn tiếp tục:  trong khi một hiệp ước hoà bình ký với Áo tại Campo-Formio ngày 27 Vendémiare Vl (18 tháng Mười 1797), những thù hận với Italy lại khởi sự vào năm 1798. Việc này, cùng với sự tăng cường độ chiến tranh với Anh Quốc vào Ireland và Ai Cập đã làm cho Hội Đồng Quản Trị tin rằng sự trưng dụng quân đội đột xuất phải được thay thế bằng một sự trưng binh thường niên với thanh niên độc thân tuổi từ 20 – 25 (Luật Joudan, ngày 19 Fructidor VI hay 5 tháng Chín 1798).  Điều luật này đã làm tăng dữ dội cường độ bất mãn dịch vụ quân sự đã sẵn ngấm ngầm hay công khai từ năm 1793 vì nó làm tăng số thanh niên cường tráng phải rời bỏ lực lượng lao động trong gia đình để đi chiến đấu ở những vùng đất  ngoại quốc  thường xa xôi, và bởi vì nó dẫn đến một hệ thống “thế chỗ” khi những người bị động viên giàu có, họ có thể bỏ tiền mua người nghèo đã thoát khỏi cuộc bốc thăm để đi trưng binh thay thế vào vị trí của họ. Lại một lần nữa, những vùng miền này nơi mà sự cai trị của đất nước quân chủ trước 1789 là yếu kém nhất (như các phần đất của Massif Central, Brittany và vùng phía Tây) hay chỉ vừa mới được kết hợp vào đất nước mới đây (như Pyrenées hay các vùng đất Đông Nam,) đã đặc biệt tức giận về sự can thiệp vào nội bộ của họ quá sâu đậm vào những yêu sách của nhà nước. Sự kháng cự lại việc trưng binh thường trở nên một phần của một hỗn hợp từ chối dính líu vào  những thù ghét tôn giáo và sắc tộc: tại vùng Brittany và vùng Tây Chuannerie, một hỗn hợp mạnh mẽ giữa đám bảo hoàng và băng đảng cướp bóc chứng tỏ không thể tận diệt được.Tại những khu vực xa Paris, đám người trốn  quân dịch Insoumission (từ chối trưng binh gia nhập quân đội) trở nên bệnh cố hữu địa phương, thường có sự hậu thuẫn ngầm của hầu hết cộng đồng địa phương: những kẻ trốn tránh trưng binh tiếp tục sống và làm việc như bình thường, chỉ biến mất khi cảnh sát xuất hiện. Thanh niên trẻ cũng tìm cách trốn tránh trưng binh qua việc tự hoại thân thể hay qua các cuộc hôn nhân xếp đặt.  Đôi khi, có những cố gắng cản trở phòng tuyển mộ quân  bằng cách hủy hoại các hồ sơ khai sinh, như vào đêm 5 Nivôse Vll (Đêm Giáng Sinh 1799), khi sảnh đường thị trấn St-Girons (Ariège) bị lửa thiêu rụi và cùng với nó là sổ đăng ký dân sự của khu quận.  Sự kháng cự hữu hiệu nhất khi nó có sự hỗ trợ của cộng đồng. Tại những khu vực miền quê xa xôi, khi số lượng ngày càng giảm các viên chức và người ủng hộ chế độ có dính líu đến nông nghiệp, thì việc hăm dọa, đốt nhà cửa và những sự hủy hoại tài sản khác có thể được xử dụng để doạ nạt các viên chức này đi vào trạng thái bất động. Vào năm 1798, nhiều vùng miền phía Tây, vùng Massif Central và Pyrénées chính quyền gần như không thể quản trị.
Hội Đồng Quản Trị đã 2 lần phải bảo vệ chế độ chống lại những lực lượng chính trị nổi dậy từ bất cứ phía nào. Những cuộc bầu cử năm 1797  đã đem trở lại  một đa số  đại biểu bảo hoàng với đủ loại sắc thái, đưa đến kết quả có sự hủy bỏ sự đắc cử của 177 đại biểu sau khi có sự kêu gọi quân đội đến can thiệp vào ngày 17 và 18 Fructidor V (3 và 4 tháng Chín 1797).  Một làn sóng đàn áp mới theo sau chống lại các giáo sĩ ngoan cố, nhiều người đã trở về sau các cuộc bầu cử với hy vọng tràn trề. Hiệp ước hoà bình Campo Formio đã đưa cuộc chiến khởi đầu năm 1792 đến một nền hòa bình tạm thời, ngoại trừ với nước Anh, chống lại những kẻ mà Napoleon đã được gửi đến Ai Cập vào tháng Năm 1798 với hậu quả tai hại khủng khiếp. Sau đó, vào ngày 22 Floréal VI (11 tháng Năm 1798), một cuộc đảo chánh được tổ chức để ngăn cản một sự hồi sinh chủ nghĩa Jacobins. Lần này có 127 đại biểu đã bị ngăn cản không cho vào ngồi trên chiếc ghế đại biểu của họ.
Nhiều năm có một chính sách ngoại giao thành công đã dẫn Hội Đồng Quản Trị đi vào các cuộc chiến tranh khốc liệt về việc sát nhập lãnh thổ. Hội Đồng Quản Trị thiết lập những nền cộng hoà thân hữu tại Thuỵ Sĩ (tháng Giêng 1798) và lãnh thổ của Giáo Hoàng (tháng Hai).  Vào tháng Tư, bờ tả ngạn sông Rhine được kết hợp vào những”biên giới thiên nhiên của cái mà ngày càng được coi như “Đại Quốc.” Dân số địa phương đã không luôn luôn được thuyết phục rằng cư xử của đám binh lính tỏ ra có sự tôn kính lẫn nhau. Những hy vọng  chuyển hướng sự chú ý của  Hải Quân Anh Quốc cũng đưa Hội Đồng Quản Trị ký kết một khế ước với những nhà ái quốc Ái Nhĩ Lan.  Kể từ khi có sự thành lập của những người Ái Nhĩ Lan Liên hiệp không đảng phái tại Belfast năm 1791, hy vọng của họ tập trung vào sự trợ giúp của Pháp để bảo đảm sự độc lập khỏi Anh Quốc. Một cuộc xâm lược khởi đầu của Pháp vào tháng Mười Hai 1796 đã bị các cơn bão cản trở. Vào 1798, một cố gắng thứ hai  để hỗ trợ một cuộc nổi dậy ở Ái NHĩ Lan và để vô hiệu hoá người Anh đã thất bại nhục nhã sau những thành công bước đầu.  Chỉ trong vòng ít tuần, khoảng 30,000 người Ái Nhĩ Lan đã chết trong các vụ sát hại trừng phạt, một số lượng tương đương như trong thời kỷ khủng bố tại Pháp, một đất nước có dân số đông gấp 6 lần.
Trong cái bầu không khí đầy nghi ngờ và bất ổn chính trị này, một cặp đôi tuyệt hảo trở nên ngày càng được chú ý tới. Vào 1795, bà goá phụ Rose de Beauharnais gặp gỡ một viên sĩ quan trẻ, quê mùa và tuyệt vời. Cả hai thuộc thành phần ở bên lề xã hội quý tộc của thời tiền Cách Mạng Pháp: ngươì đàn bà là con gái của một nhà quý tộc nhỏ không có của cải, người đã quản lý vụng về đám nô lệ của minh trong cái đồn điền sản xuất đường tại Martinique và chàng trai là anh chàng xứ Corsica Napoleone Bonaparte, người thường cảm thấy ngượng ngùng trong khi học tại học viện quân sự Pháp. Napoléon (tên Pháp hoá của ông) được sinh ra trong một gia đình tiểu quý tộc Corsican năm 1769. Ông được gửi học tại học viện quân sự tại Pháp khi lên mười tuổi, là một cậu trai thấp bé, kín đáo , có ý chí nung nấu nhưng dễ nổi giận trong sự đáp trả với những lời trêu chọc nhạo báng  của  bạn học đồng viện về  tên tuổi và cái  giọng phát âm ( nhà quê) của ông bằng một tham vọng sắt đá và đôi khi là những bạo lực bất ngờ.
Cả hai người không ai có dáng dấp quyến rũ về thể chất: cả hai đều thấp bé ở cái thời điểm mà kích thước chiều cao là sự quyến rũ; và hàm răng xấu xí của Rose (di sản của thuở nhỏ thích ăn mía) cũng tệ như da mặt xanh xao bệnh hoạn của Napoléon. Nhưng cả hai đã có thể lôi cuốn nhau và họ đã được nối kết qua nhiệt tâm và tình cảm chân thật cũng như qua một tham vọng đáng kinh ngạc. Josephine (như ông ta bắt đầu gọi bà) tặng cho ông sự quyến rũ của cái duyên dáng quý tộc cũ. Đáp lại, ông ta cho bà sự xúc cảm có từ quyền lực.  Cuộc Cách Mạng Pháp và các cuộc chiến mà nó tạo nên đã cho Napoleon và những người lính trẻ có tham vọng một cơ hội thăng tiến nhanh chóng: Vào năm 1793, việc ăn mừng chiến thắng chiếm lại hải cảng Toulon từ tay quân Anh của ông đã đẩy mạnh ông  đi lên, từ chức vụ đại úy lên thiếu tướng.  Vào thời điểm đó, Bonaparte là một người ủng hộ Jacobins, người đã nhận được sự tưởng thưởng rộng rãi từ Quốc Hội Nghị Viện danh hiệu: “nhà ái quốc Jacobin gốc Corsica” sau cuộc nổi dậy trên đảo.  Vào tháng Bẩy 1793, ông xuất bản cuốn “Souper de Beaucaire” trong đó ông tuyên bố: “Marat, Robespierre! Đây chính là những thần tượng của tôi.” Tuy nhiên, vào thời điểm Hội Đồng Quản Trị, ông đã trút bỏ lối diễn giải cách mạng như vậy và chú tâm vào quyền lực quân sự. Vị thế của ông được củng cố khi vào cuối năm 1796, ông đã chiếm lại  đảo Corsica cho chính quyền Cộng Hòa sau 28 tháng là một tiểu vương quốc Ăng lê-Corsican.
Sự thăng tiến của Napoleon trong danh tiếng quần chúng được thấy rõ qua các bài ca của thời kỳ. Le Caveau là một quán ăn xã hội nhỏ thành lập tại Paris năm 1726 mà thành viên của nó thường cộng tác với những bài ca vè châm biếm nhẹ nhàng như là giá của bữa ăn. Vào năm 1796, Le Caveau đã tự tái tạo như là “Diners du Vaudeville” và thừa nhận một tổ chức mà nó loại trừ chính trị ra khỏi những cộng tác của hội viên. Tuy nhiên, nhiều bài ca được đánh dấu với những chủ đề quốc gia và vào năm 1797, một trong những bài ca đó đã ca tụng chàng Napoleon trẻ tuổi.
Mặc dù có một mùa bội thu trong năm 1798, nền kinh tế Pháp vẫn suy sụp. Bas-Rhin chỉ có 146 nhà máy dệt hoạt động so với 1800 vào năm 1790, Basses-Pyrénées chỉ có 1200 nhân công được thuê mướn trong kỹ nghệ dệt len so với 6000 ở đầu thập niên. Những phẫn nộ về kinh tế và sự bất mãn của đám đông quần chúng với những yêu sách đối với nhà nước lên đến cực điểm vào mùa hè 1799 ở khối lượng lớn, nhưng đã không  cùng phối hợp với những cuộc nổi dậy của đám bảo hoàng tại vùng Tây Nam quanh thành phố Toulouse và sự hồi sinh của đám Chouannerie tại phía Tây vào tháng Mười.  Cũng vào thời điểm đó, sự trưng thu xung công, sự chống lại giới tu sĩ và sự trấn áp của đạo quân Pháp được cho là quân giải phóng đã gây ra bất mãn và nổi dậy trên khắp các nền “Cộng Hoà kết nghĩa.” Điều này và những thành công bước đầu của liên minh thứ hai được tạo nên giữa Nga, Áo và Anh Quốc đã cung cấp một lý cớ quân sự cho một thách thức thứ tư đối với Hội Đồng Quản Trị, lần này được chỉ huy một cách thành công bởi  Napoleon, viên sĩ quan đã giải tán  các cuộc nổi dậy của đám bảo hoàng năm 1795 và giờ đã bỏ rơi các lực lượng yếu kém của ông tại Ai Cập.  Trong trận này, ông ta có được sự hỗ trợ của người anh (em) trai, lúc đó đang là chủ tịch của nhóm “Five Hundred,” Sieyès và Talleyrand, 2 kiến trúc sư của sự thay đổi Cách Mạng năm 1789-1791, và Fouché, một cựu linh mục từ Vendée quay sang chống đạo vào năm 1793.  Trong 2 ngày 18 – 19 Brumaire Vlll (9-10 tháng Mười Một 1799), những thành viên giận dữ của hội “Five Hundred”  bị quân đội đánh đuổi và một thập niên cai trị mô hình chính  quyền Quốc Hội đã kết thúc.
Vào ngày 24 Frimaire (15 tháng Mười Hai), ban chấp chính ( gồm có Bonaparte, Sieyès và Ducos, người giữ trung lập trong thời kỳ khủng bố,) tuyên bố rằng  một hiến pháp mới sẽ chấm dứt  mọi sự bất trắc trong khi được đặt căn bản trên quyền lợi thiêng liêng của tài sản, bình đẳng và tự do:
“Các quyền lực mà chúnng cơ cấu sẽ mạnh mẽ và vững chắc như chúng phải có để bảo đảm các quyền công dân và lợi ích quốc gia. Hỡi các công dân, cuộc Cách Mạng được thiết lập trên những nguyên tắc đã đề ra: nghĩa là nó phải kết thúc.”
Lời tuyên bố được đưa ra với kỳ vọng hơn là sự tự tin: nhiều thành viên Jacobins vùng tỉnh miền đã chia xẻ sự giận dữ của các đại biểu mà nền lập pháp cộng hoà đã bị quân đội giải tán. Trong cuộc toàn dân đầu phiếu trên Hiến Pháp của năm Vlll, người em trai Luicien của Napoleon có gần gấp đôi số phiếu thuận từ 1.6 triệu lên đến hơn 3 triệu, chỉ có chừng 1562 phiếu chống.
Tuy nhiên, chỉ trong vài năm, Napoleon đã đi tới việc gặp phải những bất ổn lớn lao. Một sắc lệnh ngày 29 Vendémiaire lX (20 tháng Mười 1800) đã cho phép những người di tản từng không tham gia các lực lượng vũ trang chống đối được trở về. Sau đó ngày 6 Floréal X (26 tháng Tư 1802), đường lối được mở rộng cho tất cả mọi người lưu vong khác. Cùng với nó, là một đám các linh mục không tuyên thệ, được thuyết phục về sự ngu xuẩn trong việc xuống đường của tầng lớp thứ nhất (tầng lớp giáo sĩ) chống lại việc cải tổ thế tục 1789, và về nhu cầu bùng cháy sau mười năm trừng phạt của thần thánh cho một giáo lý Công Giáo thanh tẩy để tái Kitô hoá nước Pháp. Vào 15 tháng Bẩy 1801, một hiệp ước được ký với Giáo Hoàng, chính thức cử hành tại lễ Phục Sinh ở thánh đường Notre Dame Paris năm 1802. Hiệp ước Lunéville được ký với Áo quốc ngày 21 Pluviôse lX (9 tháng Hai 1801) và hiệp ước Amiens với Anh Quốc ngày 5 Germinal X (25 tháng Ba 1802). Sự chấm dứt chiến tranh (mặc dù tạm thời) đã mang lại cơ hội cho những kẻ đào ngũ được ân xá và cho những người di tản và giáo sĩ trở về tái hội nhập vào cộng đồng của họ trong một bầu không khí hòa giải.  Ánh nắng hiền hoà của mùa hè 1802 đã tạo nên điều kiện toàn hảo cho cuộc toàn dân đầu phiếu về một Hiến Pháp mới của năm (Cách Mạng ) X,  thời điểm mà Napoleon trở nên hoàng đế suốt đời. Cuộc Cách Mạng quả thực đã chấm dứt.

No comments: