Cuộc Cách Mạng Pháp 1789-1799

                                                             by Peter McPhee

Chương 4:  Thời kỳ tái xây dựng 1789-1791


Đại biểu cử tri đoàn hay còn gọi là Hội Đồng Quốc Gia thời 1789-1791 là quốc hội lớn nhất trong lịch sử nước Pháp, với hơn 1200 thành viên bao gồm các tầng lớp Giáo Sĩ, Quý Tộc và thường dân trước đó đã tập họp trong  Đại Hội Đại Biểu vào tháng Năm 1789. Trong 2 năm kế tiếp, các thành viên đại biểu đã lao mình vào nhiệm vụ tái tạo mọi khía cạnh của đời sống công chúng bằng cả nhiệt huyết lạ thường.  Công việc của 31 uỷ ban trong Hội Đồng đã có phần thuận lợi nhờ sự sẵn sàng cộng tác của phần lớn các quý tộc mang danh Ái Quốc, nhờ mùa màng 1789  và 1790 bội thu, và trên hết nhờ thiện chí bao la của quần chúng. Tuy nhiên, cái bục diễn thuyết và các uỷ ban của Hội Đồng lại do 1 phần 10 số đại biểu khống chế và người ta cũng có thể cho rằng những mầm mống về những nghi ngờ về cuộc Cách Mạng ở phía Nam đã được gieo trồng qua sự thống trị của Hội Đồng ngay từ lúc khởi đầu bởi những người thuộc miền Bắc.
Sự tái tạo nước Pháp đặt căn bản trên niềm tin vào nhân dạng chung của công dân Pháp bất kể nguồn gốc địa lý hay xã hội. Đây là sự thay đổi nền tảng trong mối quan hệ giữa các vùng miền, tỉnh lỵ và quyền công dân. Trong mỗi khía cạnh của đời sống công cộng, bao gồm hành pháp, tư pháp, các lực lượng vũ trang, Giáo Hội, an ninh trật tự, những truyền thống về các quyền tập thể, sự đề cử và thứ bậc xã hội phải nhường chỗ cho sự bình đẳng dân sự, trách nhiệm và các cuộc bầu phiếu trong một cấu trúc quốc gia. Cơ chế của chế độ cũ mang đặc tính riêng qua việc thừa nhận sự đa dạng vùng miền lạ thường được kiểm soát bởi một mạng lưới những người được hoàng gia đề cử. Việc đó lúc này đã bị đảo ngược: ở mọi cấp độ mà các viên chức được lựa chọn và những cơ cấu nơi họ làm việc đều giống nhau ở khắp nơi.
41,000 xã ấp mới, hầu hết được tạo thành dưới nền tảng  là các giáo xứ của chế độ cũ, được đặt căn bản trên cái cấu trúc hành chánh của tổng, quận và tỉnh. 83 tỉnh, được loan báo vào tháng Hai 1790, được tạo ra để làm thuận tiện khả năng tiếp cận của ban quản trị hành chánh, vì mỗi thủ phủ của vùng sẽ không  cách quá một ngày đường di hành cho bất cứ làng xã nào.  Sự cấu tạo bản đồ mới của Pháp này là tác phẩm của giới tinh hoa thành phố với viễn ảnh nổi bật về cơ cấu không gian và sự phân cấp thể chế. Nó được thiết kế để mang tính thực tế đến 2 trong số các mục đích then chốt của họ: để đất nước tái sinh trong khi củng cố sự thống nhất. Vẫn luôn luôn có một sự phân cách địa dư rõ rệt  của từng tỉnh, nhưng nó cũng đại diện một chiến thắng quan trọng của một đất nước mới trên sự nhận biết vùng miền hồi sinh được biểu hiện kể từ 1787.  Tên tuổi chính của chúng, được đặt từ sông suối, núi non và những sắc thái thiên nhiên khác làm giảm thiểu những tuyên bố đối với những sự trung thành chủng tộc và vùng miền khác:  Vùng Basque sẽ trở thành tỉnh Basses-Pyrénées, không còn là “bang Basque”, cũng sẽ không còn bất cứ sự công nhận về cơ cấu riêng của bất cứ vùng miền nào chẳng hạn như Brittany hay Languedoc.
Hội Đồng cũng quan tâm đến việc tăng tốc “từ trên cao” về sự trùng hợp ngẫu nhiên của một đất nước mới  của các công dân Pháp với sự dùng ngôn ngữ Pháp. Yêu sách của  Abbé Grégoire năm 1790 được điều tiết cho các nhà làm luật đã dự đoán sai lầm rằng một sự tiện lợi trong việc dùng tiếng Pháp là điều thiết yếu để  làm một người yêu nước. Chỉ có 15 tỉnh với khoảng 3 triệu dân được  coi như hoàn toàn nói tiếng Pháp. Trong vùng Lot-et-Garonne nói tiếng Gascon ở vùng Tây Nam, các linh mục than vãn về  việc những nông dân  đã ngủ gật trong lúc các nghị quyết của Hội Đồng được đọc lên, bởi vì họ chẳng hiểu lấy một chữ, cho dù nghị quyết đã được đọc lớn tiếng và và được giảo thích rõ ràng. Hậu quả là các buổi hội họp kế tiếp được khuyến khích phiên dịch các nghị quyết sang ngôn ngữ địa phương và trên nhiều phần nước Pháp, những yếu tố mới về đời sống chính trị được đồng hóa qua trung gian phiên dịch.
Bản tuyên ngôn về (nam) nhân quyền đã đề ra lời tuyên hứa rằng từ nay trở đi mọi công dân sẽ chia xẻ mọi quyền hạn đồng đều về tự do của lý trí và sự thực thi bề ngoài của niềm tin. Vào cuối năm 1789, các tín đồ Tin Lành được ban cấp quyền công dân đầy đủ  và tháng Giêng năm sau, cho cả dân Do Thái tại Bordeaux và Avignon (với 374 phiếu thuận và 280 phiếu chống). Tuy nhiên, Hội Đồng đã do dự vì có sự chống đối người Do Thái của các đại biểu đến từ Alsace như Jean-Franҫois Reubell của vùng Colmar, người chống lại quyền công dân cho dân Do Thái vùng phía Đông (nhưng không chống vùng phía Nam) cũng mạnh mẽ như khi ông ta vận động cho quyền lợi của dân da màu. Điều này được một người ở phía Đông thuộc nhóm Do Thái Ashkenazim nhắc lại ngay trong tháng Giêng 1790:
“Vì công lý và  lợi ích, nước Pháp phải ban cấp cho họ các quyền lợi của công dân vì nhà cửa gia đình họ sống tại vương quốc này, và khi họ sống tại đây như các thần dân của vua, vì  họ phục vụ  quê hương qua mọi phương tiện ở trong tay họ, vì họ cộng tác vào sự bảo tồn đời sống công cộng giống như tất cả mọi công dân khác của đất nước, không phụ thuộc vào các loại thuế má tuỳ tiện áp đặt nặng nề từ những bất công, thành kiến cổ xưa được chế độ cũ ủng hộ đã tồn đọng từ lâu trong đầu họ. Họ nói rằng chỉ có thể có 2 loại người trong một quốc gia: công dân và người ngoại quốc. Khi chứng thực rằng chúng tôi không phải là người ngoại quốc thì điều đó chứng tỏ chúng tôi là công dân.”
Chỉ đến những buổi họp cuối cùng của Hội Đồng Quốc Gia vào tháng 9 năm 1791 thì dân Do Thái phía Đông mới được ban cấp quyền bình đẳng đầy đủ và  có thể  đứng ra bầu cử ứng cử.
Sự phức tạp của các toà án hoàng gia, quý tộc và giáo hội với những biến thể vùng miền địa phương đã được thay thế bằng một hệ thống quốc gia được  thận trọng làm cho dễ tới gần hơn, nhân đạo và bình đẳng hơn. Đặc biệt, sự giới thiệu các thẩm phán trị an được bầu chọn tại mỗi tổng được rộng rãi phổ biến vì sự cung cấp toà án thì rẻ và dễ tiếp cận. Thí dụ, hàng loạt các tội phạm tử hình đã giảm thiểu tối đa, và vì thế, những người phạm tội sẽ bị trừng phạt bằng những máy móc không gây đau đớn được cổ võ bởi Dr Joseph Guillotin, chủ tịch uỷ ban sức khoẻ của Hội Đồng.  Tự do cá nhân cũng được phỏng đoán có hiệu lực với nghề làm điếm: vào tháng 7 1791, các quy định mới của thành phố đã loại bỏ tất cả những liên quan tới ngành đĩ đìếm và các chính sách về nó.  Như vậy, trong khi nhiều phụ nữ  thoát khỏi những chế ngự áp đặt của các nhà trừng giới tôn giáo mà họ bị gửi đến dưới chế độ cũ, đồng thời điều đó cũng có thể hiểu  rằng nghề đĩ điếm và những hậu quả bên lề của nó là sự chọn lựa và trách nhiệm cá nhân. Như vậy, sự tự do đạt được vào năm 1789 là một con dao hai lưỡi trong khi áp dụng vào thực hành.
Các đơn vị Vệ binh Quốc Gia của những công dân tích cực ở tại mỗi xã ấp tự chọn lấy người chỉ huy họ. Tuy nhiên, trong khi những chức vụ sĩ quan trong các lực lương vũ trang được mở rộng cho giới bên ngoài quý tộc, Hội Đồng lại gây ngưng trệ trong việc áp dụng chủ quyền phổ biến vào sự bầu chọn của họ. Lục quân và hải quân bị thiệt hại vì  sự xung đột nội bộ giữa các sĩ quan quý tộc và đám binh lính trong việc giành quyền kiểm soát các quỹ trung đoàn và vai trò của quân đội trong việc trấn áp những phản đối dân sự. Đã có những cuộc nổi loạn nghiêm trọng trong các đoàn tàu thuyền tại Toulon vào tháng 12 năm 1789 và Brest tháng 9 năm 1790. Một cuộc nổi loạn trong trại lính tại Nancy trong tháng 8 năm 1790 đã bị viên tướng chỉ huy Bouillé, một thân thuộc bà con của tướng tổng tư lệnh quân đội Lafayette, đàn áp đẫm máu. Hội Đồng đã công nhận hành động của Bouillé. Đối với Elysée Loustallot tác giả cuốn Les Révolutions de Paris, người đã cảm thấy tuyệt vọng vì những bạo động cứ tiếp diễn từ tháng Bẩy 1789, các tin tức về  cuộc tàn sát thật  không thể tha thứ:
Làm sao tôi có thể kể ra với một tâm trạng nặng nề? Làm sao tôi có thể phản ánh lại khi cảm giác tôi bị xé nát trong tuyệt vọng? Tôi đã nhìn thấy hết, những thân người rải rác quanh đường phố Nancy. Lũ ác quỷ hãy đợi đấy, báo chí  khám phá mọi tội ác và xua tan đi mọi sai trái sẽ tước đoạt  đi niềm vui và sức mạnh của tụi mày  Sẽ ngọt ngào biết bao nếu đó là  nạn nhân cuối cùng của tụi bay.”
Loustallot qua đời sau đó không lâu ở tuổi 29. Bài điếu văn đọc trong tang lễ của anh do Camille Desmoulins, một nhà báo cách mạng nổi danh khác đọc lên.
Hội Đồng Quốc Gia đã phải giải quyết sự cấp thiết về cải cách căn bản trong 3 lãnh vực chính: cải cách tài chánh để thực thi lời cam kết của Hội Đồng đối với nguyên tắc thuế má đồng nhất và cân đối, cải cách hành chính để thiết lập việc thực hiện chủ quyền phổ biến trong phạm vi các cơ cấu được cải tổ, và các biện pháp để giải quyết những mơ hồ liên quan đến thể chế phong kiến trong phạm vi pháp luật tháng Tám.
Hội Đồng thừa kế sự phá sản của chế độ quân chủ, lại còn trầm trọng hơn vì việc quần chúng từ chối đóng thuế, nên đã phải thực thi nhiều biện pháp để đối phó với cuộc khủng hoảng này.  Khắp nơi trong nước, người dân đã đáp lại lời kêu gọi hãy cộng tác lòng yêu nước và quyên góp.  Trong tháng 11-1789, đất đai của Giáo Hội được quốc hữu hoá và được đem đấu giá kể từ tháng 11/ 1790. Các đất này cũng được dùng để hậu thuẫn cho việc in ấn Assignats, loại tiền giấy mà không lâu sau đó đã bắt đầu mất giá. Nhu cầu cải tổ hệ thống thuế má mới và phổ biến đã đòi hỏi rất lâu hơn  để  hoàn thành. Vào 25 tháng 9 1789, Hội Đồng ra nghị quyết rằng giới quý tộc, giáo sĩ và các thành phần khác được miễn trừ thuế cho tới lúc này, giờ phải chịu chi trả  một phần về các loại thuế trực thu, tính ngược lại từ nửa năm sau của 1789. Tuy nhiên, những khó khăn về sự hoàn tất việc đăng ký và đánh giá thuế mới cho mỗi cộng đồng cần rất nhiều thời gian và hậu quả là Hội Đồng đã phải tiếp tục xử dụng lại hệ thống thuế má cũ cho năm 1790. Sự công bố của Hội Đồng trong ngày 14 tháng Tư 1790 rằng loại thuế thập phân (10%) sẽ bị loại bỏ kể từ 01 tháng Giêng năm tới như là một phần của việc cải tổ thuế má chung có nghĩa là thuế này vẫn phải trả cho nhà nước trong năm 1790.
Tuy nhiên, nghị quyết đã được các cộng đồng khắp và nước diễn dịch rằng dường như không còn lý do gì để trả thuế ngay lúc này nữa. Các công xã chống lại việc trả thuế thập phân và họ mang mùa màng thu gặt được về nhà ngay mà không chờ người thu thuế  đến. Cuối cùng, một hệ thống thuế mới đặt căn bản trên giá trị ước lượng và lợi tức nảy sinh từ tài sản đó được giới thiệu kể từ đầu năm 1791. Các loại thuế mới xem ra cao hơn là dưới thời chế độ cũ và thường được cộng thêm vào tiền thuê cho những trang chủ thuê mướn đất.  Tại vùng Brittany, nơi chế độ phong kiến và thuế má tương đối nhẹ và các người thuê mướn thường có được hợp đồng thuê dài hạn, cuộc Cách Mạng làm tăng đáng kể gánh nặng thuế má lên vai người thuê đất mà không thoả mãn được yêu sách về sự bảo đảm an toàn cho sự thuê mướn của họ. Tuy nhiên đối với hầu hết giới nông dân, tỷ lệ 10 tới 15% gia tăng thuế nhà nước đã cao hơn phần đền bù lại  có được từ việc chấm dứt thuế thập phân và sau đó là những lệ phí đóng góp cho lãnh chúa.
Lãnh vực to tát thứ hai cần sự chú tâm ngay, liên quan đến việc thực hành chủ quyền quần chúng. Trong khi hệ thống lưỡng viện của Anh Quốc bị khước từ vì có sự bất tín nhiệm sâu sắc từ giới quý tộc, vua Louis  được hưởng lợi với những quyền hành pháp rộng rãi hơn, thí dụ như quyền chỉ định các bộ trưởng và các nhà ngoại giao của ông. Nhà vua cũng giữ được quyền phủ quyết giúp cho ông có thể xử treo luật pháp không thể chấp nhận trong nhiều năm (mặc dù không  có được trong các vấn đề liên quan đến thương mại hay hiến pháp). Sự mơ hồ trong cái ý nghĩa của quyền công dân trong bản Tuyên Ngôn về Nam Nhân Quyền được giải quyết với sự loại trừ phụ nữ và những nam công dân “tiêu cực” (có lẽ chiếm tới 40% đàn ông trưởng thành), những người đóng thuế ít hơn 3 ngày lương lao động và bằng cách áp đặt sự đạt tiêu chuẩn tài sản khó khăn hơn cho những người có khả năng trở thành các ứng cử viên và các đại biểu. Trong khi có ít nhất 4 triệu công dân tích cực, chỉ có chừng 50,000 người trong số họ đóng đủ thuế để trở thành ứng cử viên. Ngược lại, 745 đại biểu trong Hội Đồng Lập Pháp phải đóng một loại thuế bạc (silver mark), tương đương với 54 ngày công lao động. Camille Desmoulins đã tố giác “hệ thống quý tộc mới” này trong tờ báo Les Révolutions de France et de Brabant của ông : “ Thật ra thì việc lập đi lập lại cái từ ngữ “công dân tích cực” này là có ý nghĩa gì? Các công dân tích cực đúng ra là những người đã đi chiếm  giữ Bastilles.”
Hội Đồng Quốc Gia thông qua luật (thành lập) phố thị vào 14 tháng 12 năm  1789. Luật này rút ra từ sự cân đo rút tỉa trong một cố gắng của Calonne năm 1787 để cải tổ và thống nhất hoá chính quyền địa phương trong cả nước, nhưng mang nhiều dấu ấn dân chủ hơn. Viên thị trưởng, các viên chức phố thị và các quý tộc sẽ được bầu chọn trên nền tảng của một nhượng quyền tài sản. Luật lệ chính quyền địa phương đại diện một sự thay đổi đáng kể trong quyền tự trị và cử tri đoàn của các hội đồng làng xã. Lúc này, các thị xã được giải phóng khỏi tay các lãnh chúa.  Luật mới đặt trọng trách lớn lao lên vai dân làng.  Lúc này, họ tự chịu trách nhiệm trong việc phân bổ và trưng thu các loại thuế trực thu, thi hành các công việc chung, coi sóc các nhu cầu vật chất của nhà thờ và trường học và giữ gìn luật lệ và trật tự. Tại những cộng đồng quá nhỏ bé, điều này là trách nhiệm đáng sợ và không thể thực thi. Hơn nữa, tại miền Tây, luật chính quyền địa phương đã tạo nên một sự chia cắt khó hiểu của hội đồng thị xã và hội đồng giáo xứ  và gạt ra ngoài nhiều người cả nam và nữ thường có thói quen thảo luận việc giáo xứ sau thánh lễ.
Nhu cầu cấp thiết thứ ba  liên quan tới chế độ lãnh chúa. Những cộng đồng vùng xa xôi hẻo lánh trên cả nước đang chờ đợi để ghi chép lại một nghị định đặc biệt. Ngay từ khởi đầu cuộc Cách Mạng,  Hội Đồng Quốc Gia đã bị kẹt giữa những đòi hỏi cấp tiến của cuộc cách mạng nông dân và những cam kết của nó với các nguyên tắc  tài sản tư nhân và để duy trì sự ủng hộ của các quý tộc theo phái tự do. Hơn nữa, nhà vua, người mà giới nông dân cho rằng ông là người bảo vệ họ trong thời điểm họ dâng tấu trình khiếu nại, đã bắt đầu phủ nhận sự chấp thuận của ông trên dự luật thoả hiệp về chế độ phong kiến.  Mãi cho tới ngày 20 tháng 10, sau cuộc xuống đường của phụ nữ Paris tiến về Versailles, thì dự luật về chế độ chuyên chế bàn thảo từ 4 – 11 tháng Tám cuối cùng mới trở thành luật.  Ngay cả tới lúc đó, nó cũng đầy rẫy những điểm mơ hồ liên quan tới chế độ lãnh chúa sẽ bị xoá bỏ ở những phần nào.
Nhưng người nông dân chỉ chấp nhận mà không nghi vấn gì câu mở đầu của nghị định tháng Tám rằng: Hội Đồng Quốc Gia xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến. 4 tháng sau tháng 12 1789, nông dân từ 330 giáo xứ ở vùng Tây Nam đã  xâm chiếm trên 100 lâu đài để phản đối chống lại các loại lệ phí phải trả trước  khi thu hoạch mùa màng. Những cuộc chống đối tương tự, dù bằng hành vi bạo động hay sự bất tuân lệnh, đã xảy ra tại các tỉnh Yonne, Loiret, Aisne và Oise và ở tại những vùng như  Massif Central, Brittany, Dauphine và Lorraine.  Nhiều cuộc trong những cuộc nổi loạn này còn kèm theo cái mà  Mona Ozouf gọi là “ những lễ nghi hoang dã”, nơi dân làng bắt đầu phát minh ra những hình thức  ăn mừng lễ tự phát mới xung quanh cái “cây tự do”  ngẫu hứng. Tại Picardy, những yêu sách đòi hỏi cách mạng cấp tiến hơn nữa chú tâm vào thuế mà và chế độ lãnh chúa. Thí dụ,  tại ngôi làng Hallivillers thuộc tỉnh Somme, hầu hết cư dân quyết định rằng họ có ý định chấm dứt trả thuế ngũ cốc  và áp lực những người thuê đất khác liên kết với họ từ chối trả thuế. Sự chống đối kiểu này lan rộng tạo nên bối cảnh cho sự hoạt động của tay trí thức trẻ Franҫois-Noel Babeuf. Chính  Babeuf đã làm việc cho hệ thống lãnh chúa trước năm 1789 như một”nhà nghiên cứu về hệ thống phong kiến”. Tại nơi này mà sau này anh tuyên bố rằng anh đã biết đến những bí mật đen tối nhất của hệ thống. Lúc này, anh ta kêu gọi việc chia đất cho người nghèo (luật cải cách ruộng đất), xoá bỏ hoàn toàn chế độ lãnh chúa và đánh thuế theo lợi tức hơn là theo tài sản. Đến năm 1790, anh bắt đầu gọi tên mình là Camille, đặt theo tên Camillus, một vận động viên thế kỷ thứ 4 trước BC đòi hỏi lương đồng đều trong quân đội La Mã.
Vào ngày 15 tháng Ba 1790, những cuộc tranh luận đã bắt đầu trong phạm vi ủy ban về thể chế phong kiến của Hội Đồng Quốc Gia liên quan đến dự luật toàn diện về sự thực thi những quyết định tháng Tám 1789. Không chỉ là các xã ấp được cảnh cáo rằng sự trả giá cho những quyền như vậy không thể bị ngưng lại trong khi chúng vẫn còn đang được tranh tụng hợp pháp, nhưng bản năng của cái chứng cứ có thể chấp nhận được dường như đè nặng lên những cựu lãnh chúa, chỉ yêu cầu chứng cứ được rút ra từ thân thế, tập quán và các luật lệ được tìm thấy cho tới hiện tại. Nói một cách khác, gánh nặng của chứng từ giữ nguyên với những ai đã trả. Hội Đồng cũng bỏ phiếu xoá bỏ loại phí đánh trên việc xử dụng một loại dụng cụ, chỉ không có sự đền bù nếu không có chứng từ gì về một khế ước chấp nhận sự hiện hữu của chúng. Điều này có thể lấy từ một mẩu của tài liệu chính thức hay những phiên bản sau đó được coi như một hợp đồng. Cuối cùng, vào ngày 3 tháng Năm, một nghị quyết được đặt ra cái giá cho sự chuộc  lại các  quyền lãnh chúa. Đối với loại thuế lao động, thuế xử dụng và các loại phí trả bằng tiền, tỷ lệ của sự chuộc lại được đặt ở 20 lần giá trị thường niên, và 25 lần cho những người tử tế.
Qua những tường trình mang tính quấy động đổ về từ các tỉnh mới và từ các phóng viên cá nhân mà các đại biểu nhận được. có sự rõ ràng thật nhanh chóng rằng trong hầu như cả nước, bộ luật thoả hiệp tháng Ba và Tháng Năm 1790 đã gặp phải những phản đối  và đôi khi có cả chống cự bằng bạo lực. Hành động này mang 2 hình thức. Một, từ khi bộ luật 1789-1790 coi những yêu sách thái quá của lãnh chúa như một hình thức hợp pháp của sự thuê mướn mà người nông dân chỉ có thể chấm dứt bằng sự  bồi thường cho lãnh chúa, nhiều cộng đồng đã quyết định đưa ra pháp luật để buộc giới lãnh chúa đưa ra các chứng thư  tước vị của họ  cho sự kiểm tra tư pháp. Những hành động như vậy thường khá hợp pháp, nhưng phản ảnh sự loan toả tới những cộng đồng xa xôi nhỏ bé đã sẵn sàng để đấu tranh chống lại sự hợp pháp của hệ thống lãnh chúa, mà họ đang phải sống dưới sự thống trị của nó, vì họ đã phải trả giá pháp luật cho sự tra xét. Sự thách đố luật pháp này thường được nối kết với một hành động thứ hai, trong lúc này còn bất hợp lệ, là sự từ chối trả thuế.  Tại khu vực Corbières của vùng Languedoc, ít nhất 86 trong số 129 xã đã có liên quan đến hành động hợp pháp chống lại lãnh chúa hay công khai từ chối trả thuế trong khoảng 1789 – 1792. Hơn nữa, nhà nước đã tự đặt mình vào một vị trí lúng túng qua việc đồng thời  triệt hạ một phần thể chế lãnh chúa và quốc hữu hoá tài sản của Giáo Hội, vì lúc này nhà nước tự tìm thấy rằng sở hữu chủ của tất cả các loại thuế phí trả cho lãnh chúa không chịu áp lực này thuộc về những lãnh chúa thuộc giáo hội.
Cuộc Cách Mạng trở nên phổ thông và tồn tại rất lâu một cách áp đảo: sự vươn rộng thay đổi trong đời sống công cộng khó có thể hiểu được ngoại trừ trong một bối cảnh của sự lạc quan và  có sự ủng hộ lớn lao. Thí dụ, Michael Fitzsimmons đã nhấn mạnh hảo ý toàn quốc cho viễn ảnh của một xã hội hài hoà và sự tái sinh như Hội Đồng Quốc Gia đã đi vào công việc ngoạn mục của nó sau 1789. Những người đến lấp đầy khoảng trống quyền lực mà sự sụp đổ của chế độ cũ để lại và những người  nằm trong số những kẻ đầu tiên hưởng phúc lợi từ cuộc Cách Mạng là giới tư sản.  Bi kịch tái tổ chức các cơ chế có ý nghĩa rằng hàng ngàn các viên chức tầng lớp trung lưu và các luật sư mất đi vị trí của họ, dù có lợi hay không.  Tuy nhiên, không chỉ là họ đã thành công trong việc được bầu chọn vào các vị trí trong cấu trúc mới, nhưng còn là họ được bồi thường cho công việc đã mất. Quả thực, cái giá cuối cùng của sự bồi thường cho những văn phòng có lợi nhuận lên đến hơn 800 triệu Livres, làm cần đến việc in ra một khối lượng khổng lồ tiền giấy Assignat và làm cho  lạm phát  hạ xuống. Sự bồi thường này đã đến tại một thời điểm lý tưởng để đầu tư vào lúc có một số lượng lớn lao các tài sản của Giáo Hội được tung ra thị trường từ tháng 11 năm 1790.  Được bán ra theo kiểu đấu giá và trong những lô đất rộng lớn, mớ tài sản béo bở này đã được giới tư sản thành phố, các nông gia giàu có, và lạ thay, ngay cả một số  quý tộc mua.  Tỷ như tại khu quận Grasse ở miền Đông Nam  nước Pháp, nơi chỉ có khoảng 6.8% đất đổi chủ, các tay tư  sản địa phương đã thống trị các cuộc đấu giá. Ba phần tư số tài sản đem bán đã do một phần tư người mua chiếm được. 28 trong số 39 người mua lớn nhất là thương buôn từ Grasse.
Tuy nhiên, có những nhóm riêng biệt trong giới tư sản lại ở trong thành phần những người hối tiếc sự sụp đổ chế độ cũ vì nó đe doạ đến cuộc sống của họ. Thí dụ, những người trở nên giàu có nhờ hệ thống nô lệ qua việc mua bán nô lệ hay các chủ đồn điền tại các thuộc địa đã lo lắng vì e ngại những nguyên tắc trong bản Tuyên Ngôn về Nam Nhâm Quyền sẽ vươn xa tới áp dụng tại các thuộc địa vùng Caribbean. Một cuộc tranh cãi gay gắt gây ngăn cách chia rẽ đám vận động hành lang cho thuộc địa chống lại hội “Những thân hữu của dân da đen” bao gồm Brissot, Robespierre và Grégoire.
Không có thành phố nào của Pháp dễ bị sụp đổ vì sự thay đổi cuộc sống trong liên hệ quốc tế hay chịu phụ thuộc vào việc buôn bán nô lệ cùng những liên hệ đặc quyền thương mại với  xứ St- Dominique hơn thành phố La Rochelle. Tại nơi này, cuộc Cách Mạng được chào đón thật nhiệt tâm, đặc biệt với những người Tin Lành chỉ chiếm  chừng 7%  trong số 18,000 cư dân nhưng thống lĩnh mọi lãnh vực kinh tế và xã hội ngoại trừ quyền lực chính trị. Vào năm 1789, họ chiếm luôn lãnh vực đó. 9 trong số 12 người ở trong hội đồng thành phố La Rochelle là thương buôn, 5 trong số họ là người Tin Lành.  Các thương buôn đã xây dựng một nhà thờ Tin Lành với một tốc độ nhanh đáng kể và đặt những nguồn tài nguyên đáng kể của họ đằng sau đất nước mới. Daniel Garesché, chủ nhân của 6 con tàu chuyên chở nô lệ và là thị trưởng thành phố trong 1791-1792 đã dâng cúng 17,000 livres, sau đó thêm 50,000 nữa như  một sự “cộng tác lòng yêu nước”.
Sự nhiệt tâm của thương buôn cho cuộc Cách Mạng rất thực dụng. Người dân La Rochelle đã luôn luôn có thể thoả hiệp những nguyên tắc đó với những lợi ích riêng của họ. Bản tấu trình khiếu nại của tầng lớp thứ ba của thành phố La Rochelle là một lời biện hộ hùng hồn cho tự do và nhân bản: việc dùng roi đánh vào người nô lệ bị lên án là đối nghịch với nhân tính, như không thể hoà giải được với sự khai sáng và lòng nhân đạo mà nó phân biệt ra đất nước Pháp. Tuy nhiên, việc mua bán nô lệ tự nó không được nói đến. Các thương buôn biết rằng dân Phi Châu cũng là con người momg muốn được sống tự do: Các nô lệ sẽ tự động được tự do một khi họ bước chân  lên đất Pháp và đã có 44 nguời da đen được tự do trong thành phố vào năm 1777 (cũng có 750 tại Paris). Pierre-Samuel Demissy, một trong những quan sát viên tại Đại Hội Đồng đã làm một lỗi lầm trong việc gia nhập vào hội “Bạn Hữu người da đen” và kêu gọi xoá bỏ chế độ nô lệ trong năm  1789.  Ông ta đã nhận ra sai lầm trong phương cách của ông vào năm sau đó. Ông đi đến sự đồng ý với người bạn đồng quan sát Jean-Baptiste Nairac của ông, người luôn luôn hy vọng rằng những lãnh vực chính trị quan trọng sẽ chiến thắng những xét đoán về đạo đức. Khi cuối cùng, Hoội Đồng không thay đổi gì trong cái nghị quyết ngày 8 tháng Ba 1790, Nairac đã vui mừng hân hoan: “Không có một danh xưng thực sự thì  nó vẫn giữ nguyên là ngành buôn bán nô lệ, chế độ nô lệ vẫn là chế độ độc nhất.” Chỉ có 5 đại biểu bỏ phiếu chống lại nghị quyết. Vào tháng Năm 1791, Hội Đồng đã đáp lại qua sự ban cấp quyền công dân “tích cực” cho người da đen tự do nếu cha mẹ họ có tự do và số tài sản cần thiết, nhưng vẫn tránh né chủ đề nô lệ:
“Những nghị quyết của Hội Đồng Quốc Gia mà nó không bao giờ cứu xét đến địa vị của người dân da màu không được sinh ra từ cha mẹ có tự do, không có ước mong tự do và tự ý tại các thuộc địa vẫn sẽ tiếp tục phụ thuộc vào các hội đồng thuộc địa hiện hữu đương thời.  Còn những dân da màu có cha mẹ tự do, họ sẽ được thu nhận vào trong những hội đồng thuộc địa và giáo khu mới trong tương lai, nếu như họ có được những tiêu chuẩn (tài sản) đòi hỏi.”

Cái thí dụ về vùng La Rochelle chỉ ra sự quan trọng bền bỉ của các công việc đối ngoại. Các sử gia đã đồng ý rằng, trước 1789 và sau 1791, các vấn đề  của chính sách  đối ngoại và chiến lược quân sự thống lĩnh chương trình nghị sự cải tổ nội bộ. Họ cũng giả định một cách chung chung rằng cái khoảng thời gian 2 năm  1789-1791 cuốn hút trong sự thay đổi Cách Mạng là một thời gian khi sự cải tổ nội bộ cấp tiến đã làm Hội Đồng bận tâm. Ngược lại, như Jeremy Whiteman phản biện, một sự thúc đẩy chính  cho sự cải tổ Cách Mạng này quả thực là  ước muốn tái sinh nước Pháp cũng như khả năng của nó hành động như một  yếu tố  thương mại và quân sự then chốt tại Âu Châu và vùng Caribbean. Trọng tâm của sự nhiệt tâm đổi mới của Hội Đồng Quốc Gia là niềm tin rằng đất nước mới vì thế sẽ tái sinh và lấy lại vị thế quốc tế mà nó đã có được trước những tủi nhục liên tục về  đối ngoại từ 1763. Như trước năm 1789, 3 trong 6 bộ ngành là bộ chiến tranh, bộ Hải Quân và bộ Đối Ngoại.
Mặc dù lo lắng cho sự phồn thịnh tương lai, La Rochelle đã chân thành ủng hộ Cách Mạng.  Ở nơi khác, sự phẫn nộ đối với cuộc Cách Mạng phát xuất từ đủ loại thất vọng, như việc mất  đi vị thế sau việc tái tổ chức hành chánh quản trị, như bộ phận Chiến Tranh tại Vence nơi mà một cuộc vận động mạnh mẽ đã thất bại trong việc bảo vệ toà giám mục, giờ được di dời qua St-Paul gần đó. Như Ted Margadant đã chỉ ra, văn phòng của lãnh đạo tỉnh lỵ, khu quận và hàng tổng làm các nhà lập pháp bị  tràn ngập với hàng đống đơn từ phàn nàn khiếu nại và các đối thủ có thể gọi vào đối chất sự ủng hộ cho Cách Mạng tại các thị trấn mà trước đó đã  được duy trì nhờ sự hiện diện của hệ thống phức tạp các toà án và văn phòng của chế độ quân chủ Bourbon.
Nơi sự trung thành với các giáo phái trùng hợp với những căng thẳng giai cấp, Cách Mạng đã khơi mào cho những hận thù công khai. Trong nhiều vùng ở phía Nam nơi một tay tư sản Tin Lành đã  thắng được tự do tôn giáo và sự bình đẳng dân sự, mở đường cho quyền lực chính trị, sự từ chối tuyên bố Công Giáo là quốc giáo của Hội Đồng vào tháng Tư 1790 đã tạo nên lý cớ cho cuộc bạo loạn rộng lớn tại Montauban và Nimes.  Tại đây,  như trong các cộng đồng Tin Lành của miền Nam Massif Central, những ký ức về chế độ cũ nhấn mạnh sự ủng hộ Tin Lành đối với một  cuộc Cách Mạng đã mang lại quyền bình đẳng dân sự cho họ.  Tại Nimes, sự thù hằn của đám Công Giáo bình dân đối với vai trò chính trị và kinh tế của những người Tin Lành giàu có đã bị  đè bẹp đẫm máu khi những toán nông dân Tin Lành từ những vùng Cévennes và Vaunage lân cận  kéo về thành phố. Cuộc bạo loạn tại Nimes đã được biết như là cuộc tranh cãi của Nimes, một sự đặt sai tên cho 4 ngày chiến đấu dẫn tới 400 người Công Giáo tử vong, và chỉ  có vài người Tin Lành.  Tin tức về sự giết chóc đã thổi bùng lên những nghi ngại rằng Dân Tin Lành đang lạm dụng Cách Mạng: Chẳng phải là Rabaut de Saint-Étienne, một mục sư Tin Lành được bầu chọn làm chủ tịch Hội Đồng sao? Sự nghiêm trọng của việc chia rẽ tôn giáo như vậy được làm rõ ràng  trong giây phút đầu tiên của sự bất mãn trong khối bình dân đối với Cách Mạng khi vào giữa năm 1790, có từ 20,000 – 40,000 nông dân công giáo từ 180 giáo xứ đã thiết lập nên cái  “Trại Jales”chết yểu tại Adèche.
Tuy nhiên, sự liên minh quần chúng của tầng lớp thứ ba và các đồng minh của họ trong số giới giáo sĩ và các quý tộc “ái quốc”  tiếp tục tạo nên một cảm giác mạnh mẽ về sự đoàn kết quốc gia  và sự tái sinh trong năm 1790. Sự đoàn kết này được ban hành bởi “Lễ Hội Liên Bang” trong dịp kỷ niệm đệ nhất chu niên ngày phá ngục Bastille.  Tại Champ de Maers, nơi đã được san lấp bằng phẳng bởi lao động tình nguyện, vua Louis, Talleyrand (viên cựu giám mục thành Autun) và tướng Lafayette đã tuyên bố sắc lệnh mới trước mặt 300,000 dân Paris. Buổi lễ này đã xảy ra dưới những hình thức khác nhau trên cả nước. Một thí dụ về việc xử dụng lễ hội như một yếu tố của nền văn hoá cách mạng chính trị. Trong một xã hội đầy những nghi thức tôn giáo và sự phô trương sự lộng lẫy của hoàng gia, các buổi lễ ăn mừng sự đoàn kết cách mạng đã dùng lối cũ như một phong cách nếu không phải là cho nội dung hay hình ảnh. Các thợ mỏ than vùng Montminot đã thừa nhận một lễ hội truyền thống bằng việc thề hứa với cái rìu được giơ cao, biểu hiệu sẵn sàng hy sinh mạng sống để bảo vệ toà lâu đài tốt đẹp nhất trên đời: đó là Hiến Pháp nước Pháp. Tại Beaufort-en Vallée trong thung lũng Loire ở miền Tây nước Pháp, 83 người đàn bà đã rời khỏi lễ hội và sau đó trở lại trong những bộ trang phục mới. Đối với phụ nữ giỏi giang và lưu tâm đến thời trang, tờ báo tại Paris “Journal de la mode et du gout” đã có đầy rẫy những bình luận về thời trang cho kỷ nguyên mới với những  kiểu thời trang đơn giản và mang tính chất ái quốc hơn  chẳng hạn như các mẫu  mũ nón thời trang tự do.
Lễ hội Liên Bang được cử hành ăn mừng sự liên kết Giáo Hội, Vương triều và Cách Mạng. Hai ngày trước, Hội Đồng Quốc Gia đã bỏ phiếu cho một sự cải tổ  làm suy yếu cả ba. Sự đồng ý lan toả trong những tấu trình khiếu nại về nhu cầu đổi mới đã bảo đảm rằng Hội Đồng có thể đẩy mạnh việc quốc hữu hoá đất đai của Giáo Hội, đóng cửa các tu viện trầm mặc và ban cấp sự tự do tôn giáo cho Tin Lành trong năm 1789 và cho người Do Thái năm 1790-1791. Gắn kết sự đối kháng của giáo sĩ đối với  những thay đổi này cuối cùng chú trọng  vào luật “Hiến Pháp dân sự cho giới giáo sĩ” được bỏ phiếu vào ngày 12 tháng Bảy 1790. Không có vấn đề phân cách Giáo Hội và nhà nước: nhiệm vụ công cộng của giáo hội được giả thiết là thiết yếu trong đời sống hàng ngày, và Hội Đồng chấp nhận rằng các thu nhập công cộng sẽ hỗ trợ tài chánh cho Giáo Hội sau việc xoá bỏ thuế thập phân. Bởi thế oHội Đồng đã biện luận rằng, giống như  thể chế quân chủ trước đó, chính quyền Cách Mạng có quyền hạn để cải tổ cơ cấu thế tục của  Giáo Hội.
Nhiều linh mục đã hưởng lợi về vật chất nhờ hệ thống lương bổng mới, chỉ có hàng giáo sĩ cao cấp mới nuối tiếc về việc trợ cấp của các giám mục đã bị giảm thiểu trầm trọng. Tuy nhiên, Hội Đồng khi tái phân bổ các địa giới của giáo xứ và giáo phận đã khám phá ra hàng đống các phàn nàn đồng loạt từ những cộng đồng nhỏ và các giáo khu thành phố lúc này đòi hỏi thực hành viêc thờ phượng tại nhà thờ láng giềng.  Tuy nhiên việc tranh cãi nhất là vấn đề trong tương lai, giáo sĩ sẽ được đề cử như thế nào. Đối với những phản kháng gay gắt từ các đại biểu Giáo sĩ trong Hội Đồng rằng phẩm trật trong giáo hội đặt nền tảng trên nguyên tắc thần quyền và được truyền cảm cho sự đề bạt từ cấp trên cao. Các đại biểu như Treilhard vặn lại rằng điều này đưa đến sự lạm dụng quyền hành. Chỉ có người dân có thể chọn linh mục và giám mục cho họ:
“Thay vì hạ thấp tôn giáo, để bảo đảm rằng tín ngưỡng có những thừa sai trung thực và đạo đức, quý vị đang tôn vinh nó mạnh mẽ nhất.  Ai tin rằng điều này sẽ làm tổn thương tôn giáo, người đó đang tự tạo ra một  ý tưởng thực sự sai lầm về tôn giáo.”
Tuy nhiên, trong việc áp dụng chủ quyền quần chúng  cho sự bầu chọn các linh mục , giám mục, Hội Đồng Quốc Gia đã  vượt  qua ranh giới mỏng manh giữa đời sống tâm linh và đời sống thế tục.
Nhiều sử gia đã nhìn thấy bản “Hiến Pháp dân sự cho giới Giáo Sĩ” như giây phút rạn nứt sanh tử của Cách Mạng và đã tự hỏi tại sao Hội Đồng ra vẻ như không sẵn sàng thương lượng hay thoả hiệp. Tuy nhiên, cuối cùng điều đó chứng tỏ không thể nào có sự hoà giải một Giáo Hội đặt căn bản trên cái phẩm trật về việc truyền chức dựa trên thần quyền và tín lý và một sự xác quyết về một niềm tin thực sự với một cuộc Cách Mạng đặt nền tảng trên chủ quyền quần chúng, sự bao dung và một xác quyết về sự làm tròn nhiệm vụ trần thế qua sự áp dụng lý lẽ thế tục. Trên hết, qua áp dụng việc thực thi quyền công dân tích cực cho việc lựa chọn giáo sĩ, Hội Đồng Quốc Gia đã loại trừ phụ nữ và người nghèo ra khỏi cộng đồng của tín ngưỡng, và theo lý thuyết, kể cả người Tin lành, Do Thái và những người không tín ngưỡng dù họ đủ giàu để có quyền bầu cử. Một thoả hiệp cũng không thể thành tựu, vì, với sự xoá bỏ các tập đoàn năm 1789, đa số Hội Đồng kiên quyết rằng chỉ một mình Hội Đồng có thể làm ra luật lệ cho đời sống chung: một hội nghị của giáo hội không thể được tham vấn rằng liệu có nên đồng ý với những cải tổ đã được các đại diện nhân dân bỏ phiếu hay không.
Đối mặt với sự phản kháng của hầu hết các đại biểu Giáo sĩ, bị thúc đẩy bởi việc gia tăng sự mất kiên nhẫn do sự cố chấp của hầu hết các giám mục, Hội Đồng đã tìm cách ép buộc vấn đề bằng việc đòi hỏi các cuộc bầu cử  được tổ chức vào ngày đầu năm 1791, với những ai được bầu chọn sẽ tuyên thệ  trung thành với luật  pháp, quốc gia và  nhà vua. Khắp nơi, các linh mục đối diện lời tuyên thệ với một sự lựa chọn cay đắng  với lương tâm. Hiến Pháp được nhà vua phê chuẩn, nhưng liệu nó có tháo gỡ khỏi nỗi lo lắng của họ rằng lời tuyên thệ đi ngược lại với sự trung thành với Giáo Hoàng và việc thực hành tôn giáo đã thiết lập từ bao đời? Nhiều linh mục tìm cách giải quyết tình trạng khó xử bằng một lời hứa có giới hạn, như vị linh mục của giáo xứ Quesques và Lottinghem ờ phía Bắc tỉnh Pas-de-Calais:
“Tôi tuyên bố rằng tôn giáo của tôi không cho phép tôi chấp nhận một lời tuyên thệ như Hội Đồng Quốc Gia đòi hỏi.  Tôi cảm thấy hài lòng và  tôi hứa  gìn giữ  hết sức mình  về  niềm tin của  giáo xứ này đối với những ai đặt niềm tin vào tôi, thực tâm đối với đất nước và nhà vua và coi trọng  hiến pháp được Hội Đồng ban hành và nhà vua phê chuẩn  trên mọi lãnh vực thuộc về quyền năng của ngài, trong mọi lãnh vực thuộc về nó, trong các mệnh lệnh của các vấn đề hoàn toàn thuộc về dân sự và chính trị, nhưng với những lãnh vực mà chính quyền và luật lệ của Giáo Hội cùng liên quan, tôi không thừa nhận cấp trên và các nhà làm luật nào ngoại trừ Giáo Hoàng và các giám mục…”
Cuối cùng, chỉ có một số giám mục và có lẽ một nửa các linh mục  coi sóc giáo xứ  tuyên thệ. Một số lớn các linh mục sau đó đã rút lại lời hứa vào tháng Tư 1791 khi Giáo Hoàng cũng phản đối vì sự sát nhập đất đai của toà thánh tại Avignon vào quốc gia Pháp mới, và lên án bản Hiến Pháp Dân Sự và Bản Tuyên Ngôn về Nam Nhân Quyền là trái ngược với đời sống Kitô hữu.  Giáo Hoàng  khuyến cáo hàng giáo sĩ Pháp nên coi bản hiến pháp giáo sĩ là dị giáo:
Hãy đặc biệt  coi chừng, tai của các ngươi  phải nghe những lời xảo quyệt của  đám thế tục này với những giọng điệu viện dẫn tử thần, và tránh xa những kẻ chiếm đoạt dù chúng có là tổng giám mục, giám mục hay linh mục quản xứ, để không có gì chung chạ giữa các ngươi và bọn chúng, đặc biệt trong các vấn đề thần thánh, bởi vì không ai có thể ở trong Giáo Hội chúa Kitô, trừ khi họ hiệp thông với đầu não hữu hình của Ngài chính  là Giáo Hội…”
Vào giữa năm 1791, có 2 nước Pháp nổi lên cùng lúc, ngược lại với những khu vực miền Đông Nam ủng hộ cải tổ, vùng lưu vực Paris, Champagne và trung tâm với các vùng Tây, Tây Nam,  Đông và  phía Nam vùng Massif Central “ương ngạnh.” Sức mạnh của giới giáo sĩ “ngoan cố” tại những khu vực biên giới mang lại cho cư dân Paris sự nghi ngờ rằng đám nông dân không biết tiếng Pháp là những con mồi cho những ”dị đoan mù quáng” của các linh mục cuồng tín.
Sự trái ngược vùng miền sâu sắc trong việc sẵn sàng tuyên thệ gợi ý rằng đó không chỉ là vấn đề lựa chọn cá nhân mà còn là văn hoá tôn giáo địa phương. Trong các  khu vực miền rộng lớn, giới giáo sĩ “cố chấp” tự coi mình như   đầy tớ của Thiên Chúa, trong khi các giáo sĩ “theo hiến pháp”  coi họ là những người phục vụ người dân. Đối với những người phe  trước, được chống lưng bởi một  sự hiện diện mạnh mẽ của giới giáo sĩ, bản Hiến Pháp Dân Sự (cho giáo sĩ) thật đáng nguyền rủa  đối với cộng đoàn, cấu trúc tôn ti trật tự của  Giáo Hội  và sự lãnh đạo của Giáo Hoàng. Đối với những người  thuộc phe sau, trong các lãnh vực mà Giáo Hội tự dành cho mình  một  vai trò trần tục yếu kém hơn trong cuộc sống thường ngày, đó là  nhân dân theo ý nguyện của Chúa và cộng đồng Công Giáo thay thế cho cái phẩm trật của Giáo Hội.
Những đáp trả của giới giáo sĩ cũng phải được coi như sự phản ánh các thái độ của các cộng đồng rộng lớn hơn vì chỉ có một số nhỏ các linh mục có đầy đủ độc lập từ những cộng đồng của họ để dám khinh thường ý kiến công cộng. Tại những thành phố lớn như Paris,, các linh mục chống lại bản Hiến Pháp Dân Sự liều mạng một cách vô lý. Louis-Sébastien Mercier, một nhà quan sát sâu sắc và  là nhà cách mạng đã diễn tả vị linh mục quản xứ St-Sulpice đã cố diễn giảng  để chống lại sự cải tổ của Hội Đồng như thế nào:
Một tiếng hét phẫn nộ vang dội qua những vòm cung của thánh đường. Thình lình, tiếng đàn phong cầm oai hùng tràn ngập thánh đường với âm nhạc hài hoà và vang vọng qua từng trái tim cái âm điệu nổi bật: “Ah! Ҫa ira! Ҫa ira! (A! Rồi sẽ ổn thôi!).” Người xúi gịuc việc  phản cách mạng được mời tới hát “ҫa ira.” Anh ta bước xuống khỏi ghế ngồi, che mặt với  tiếng cười , xấu hổ và mồ hôi nhễ nhại.”
Tại các vùng quê xa xôi của Pháp, lời thề trở thành một thử nghiệm của sự quần chúng chấp nhận Cách Mạng hoàn toàn. Ở vùng Đông Nam và thung lũng Paris, nơi sinh hoạt công cộng từ lâu đã phần nào trần tục hoá và các linh mục được coi như chỉ cung cấp các dịch vụ tâm linh, đã có một sự chấp nhận lớn lao bản Hiến Pháp Dân Sự cũng như Cách Mạng một cách phổ quát. Trong những vùng có đám thiểu số dân Tin Lành nổi bật, như vùng Cévennes, việc thề hứa thay vào đó lại dấy lên những nỗi lo sợ to lớn hơn về các cuộc tấn công vào lối sống mà lễ nghi Công Giáo và công việc từ thiện là những việc then chốt. Tại cái thị trấn nhỏ phía Nam của Sommières, đám đông đàn bà con nít không chỉ chĩa mũi dùi giận dữ vào những người Tin Lành địa phương mà cả vào ban quản trị Công Giáo ủng hộ Cách Mạng bị coi như đang phá hủy những hình thức của đời sống tôn giáo đã được thiết lập vững vàng.
Sự rút lại lời thề của một linh mục gây đau khổ cho một cộng đồng.  Tại Missiègre dưới chân rặng đồi Pyrénées, các viên chức thành phố đã tường trình với một sự hối tiếc rõ ràng trong tháng Tư 1792 rằng vị linh mục của họ đã rút lại:
Vị linh mục Lacaze của chúng tôi đã không rút lại lời thề dưới bất cứ cách nào liên quan đến (vấn đề) thế tục. Ngược lại, ngài khuyến khích chúng tôi vẫn phải trung thành và tuân theo luật pháp, đất nước và nhà vua và ngài không mong ước gì hơn ngoài sự tốt đẹp, bình an và hạnh phúc của người dân. Và ngài  cũng khuyến khích chúng tôi cũng phải mạnh mẽ trong việc gìn giữ niềm tin Công Giáo làm cho chúng tôi cảm thấy một nỗi phiền muộn sâu xa khi chúng tôi nghĩ về những phẩm chất tốt đẹp của ngài mà chúng tôi biết. Ngài từ bỏ việc thu thuế (thập phân) và tuyên bố rằng ngài muốn giới quý tộc cũng phải đóng thuế giống như bất cứ thường dân nào. Đây là những lời lẽ ngài nói vào ngày 11 tháng Ba vừa qua khi ngài đã rút lại mọi thứ mà lương tâm của ngài ép buộc trên mức độ tâm linh. Hơn nữa, ngài tuyên bố rằng ngài đã sẵn sàng để tuyên thệ để duy trì lòng yêu nước với tất cả  sức mạnh và ngài không có mong ước nào khác hơn là ở lại cùng chúng tôi cho tới hơi thở cuối cùng để tiếp tục là một tấm gương tốt lành và  những lời giảng dạy trong các ngày Chúa Nhật và các ngày lễ.”
Vào tháng Tám, hàng ngàn xã ấp đã bỗng thấy không còn có một vị linh mục quản xứ và những thói quen thường nhật trong đời sống giáo xứ.
 Sự tản quyền cấp tiến tạo nên một tình trạng nơi ngành lập pháp Cách Mạng từ Paris được phiên dịch và đáp ứng với nhu cầu của địa phương. Khắp nơi, sự khai sinh ra những hệ thống quản trị mới trong bối cảnh chủ quyền quần chúng và hoạt động lập pháp bận rộn là một phần của sự tạo nên nền văn hoá chính trị  theo đường lối Cách Mạng. Trong cái diễn tiến này,  khoảng nửa triệu người hay hơn thế đã được bầu chọn vào các chính quyền địa phương, ngành tư pháp và các vị trí quản trị hành chánh đóng vai trò cốt lõi trong cái khoảng trống hiện hữu giữa chương trình quốc gia của Hội Đồng Cách Mạng và những đòi hỏi của tình trạng địa phương. Khối lượng văn bản pháp luật từ Paris đổ về, cũng như sự kỳ vọng rằng các xã ấp sẽ tham gia vào việc thi hành chúng đã vô cùng tương phản với tình trạng dưới chế độ cũ. Việc thực thi luật pháp mà đối với hầu hết người dân thường xem ra xa lạ cả về nội dung lẫn ngôn ngữ, và thường thiếu các nguồn tài nguyên, các công dân tích cực: các chuyên gia, các nông gia giàu có, thương buôn và chủ đất, nên  đòi hỏi quá nhiều  thời gian và năng lực.  Nơi luật pháp đặc biệt không phổ biến, nhất là các luật liên quan tới việc hoàn trả lại các loại thuế phí lãnh chúa hay việc cải tổ tôn giáo, đây là một cam kết có thể mang đến cho họ sự cô lập và khinh thường.
Công việc của Hội Đồng Quốc Gia thật rộng lớn cả về phạm vi và năng lựợng.  Nền tảng của một trật tự xã hội mới đã được đặt để, nhấn mạnh qua giả thiết về sự đoàn kết quốc gia của tình anh em trong quyền công dân.  Cùng lúc đó, Hội Đồng cũng đang đu dây: đây là cuộc Cách Mạng của ai? Một mặt, nó đang gây nên hận thù từ những quý tộc và  giới ưu tú cao cấp của giáo hội phẫn nộ vì sự mất mát thân thế, tài sản và các đặc quyền ưu tiên và được các linh mục quản xứ và các tín đồ hoang tưởng  ủng hộ. Mặt khác, Hội Đồng tự  xa rời cái nền tảng phổ quát của Cách Mạng qua sự thoả hiệp với các loại thuế phí phong kiến, qua ác cảm đối với giới giáo sĩ không tuyên thệ, qua sự  bỏ qua những tiêu cực từ diễn biến chính trị và qua sự thực hiện giải phóng kinh tế.
Bản Tuyên Ngôn về Nam Nhân Quyền đã nín lặng trong các vấn đề kinh tế, nhưng vào  năm 1789-1791,  Hội Đồng thông qua một loạt các biện pháp tiết lộ về cam kết của nó về việc giải phóng kinh tế.  Hội Đồng xoá bỏ những thuế quan nội địa và sự kiểm soát vấn đề mua bán mễ cốc nhằm mục đích khuyến khích thị trường quốc gia và cổ vũ sáng kiến.  Từ cái triển vọng như vậy,  mọi cấu trúc tập đoàn của chế độ cũ, từ những tiêu chuẩn đặc quyền tầng lớp đến các đại hí viện và các bang hội, tất cả đều bị coi như đi ngược lại với  tự do cá nhân. Các chướng ngại vật ngăn cản quyền tự do nghề nghiệp được xóa bỏ qua sự giải thể các bang hội (luật d’Allarde ban hành tháng Tư 1790), và quan trọng nhất, một thị trường lao động tự do được áp đặt theo luật Le Chapelier ban hành ngày 14 tháng Sáu 1791 đặt các hiệp hội chủ nhân và công nhân ra ngoài vòng pháp luật:
Điều 1: Sự phá vỡ tất cả các loại cơ quan tập thể của các công dân trong cùng một ngành một nghề là một trong những  điều cơ bản làm nền tảng của Hiến Pháp nước Pháp. Quả thật, điều đó cấm tái thiết lập chúng dưới bất cứ lý do nào và tronng bất cứ hình thức nào.
Điều 2: Các công dân cùng trong một ngành nghề, các doanh  nhân, những  chủ nhân các cửa tiệm, các công nhân và thợ thủ công của bất cứ nghệ thuật nào, khi họ nhóm họp chung với nhau, cũng sẽ không được đề cử một chủ tịch, một bí thư, một đại lý hay quản thủ, hay được phép đưa ra một nghị định hay một quyết định, quy tắc chính thức nào  trong sự nhân danh lợi ích chung.”
Le Chapelier, một luật sự  được ban tước vị quý tộc đã chủ toạ buổi họp ngày 04 tháng Tám 1789 của Hội Đồng Quốc Gia và là một trong những đại biểu cấp tiến của khu vực Breton, những người thành lập Câu Lạc Bộ Jacobin. Trong khi điều luật của ông, cùng với điều luật của d’Allarde là yếu tố quyết định tạo nên nền kinh tế “laissez-Faire” (cung cầu tự do không bị can thiệp),  chúng cũng nhắm đến những cách thực thi “phản Cách Mạng” và những đặc quyền ưu tiên của chế độ cũ. Không còn nữa những tầng lớp riêng biệt của Giáo Sĩ, Quý tộc hay bang hội, vùng miền hay thị xã đã từng có thể đòi hỏi những ưu tiên, độc quyền đặc biệt. Thế giới cũ với những tập đoàn đã chết.
Tại các vùng quê,  sự bất mãn về mức độ của các khoản thuế khoá mới trùng hợp xảy ra giữa năm 1791  với  sự  tái phẫn nộ về câu hỏi liên quan đến thuế phí lãnh chúa chưa được giải quyết. Trong khi sự từ chối đóng thuế vẫn tiếp tục qua năm 1791, năm mới đã có sự khác biệt với số lượng kiện tụng khổng lồ nơi các xã ấp, mặc cho sự đói khổ của họ, đã gia tăng thuế địa phương để đưa ra toà án đòi hỏi các viên cựu lãnh chúa phải đưa các văn bản chứng thư có hiệu lực ra cho họ xét đoán và xác minh. Thêm vào đó, những điểm sáng của Cách Mạng vùng quê đặc biệt ở phía Nam không chỉ liên quan đến các quyền hạn của lãnh chúa mà lan qua lãnh vực đất đai. Trong nhiều thế kỷ, vùng đất hoang ngoại biên bỏ trống đã được các cộng đồng địa phương dùng để chăn nuôi súc vật gặm cỏ với một lệ phí trả cho lãnh chúa. Các lãnh chúa cũng cho phép một số lượng giới hạn việc khai quang các khu đất không trồng trọt được, mặc dù việc khai quang này đã bị hạn chế bởi nhu cầu cần đồng cỏ cho đàn cừu và  với nhận thức rằng, khu đất trồng trọt được ngay tức khắc sẽ phải chịu sự đóng thuế lãnh địa.
Sự củng cố các biện pháp của Hội Đồng để tái bảo đảm cho các cựu lãnh chúa và làm ngưng trệ sự khai phá phổ thông tại miền quê là sự quan tâm đến hành động trực tiếp trên đất đai trực thuộc nhà nước và các lãnh chúa, Trong tháng 10 và tháng 11 năm 1789, các tin tức về việc xâm chiếm rừng núi lan rộng làm cho  những tuyên bố của hoàng gia tức khắc cảnh cáo rằng mọi sự vi phạm sẽ bị nghiêm phạt. Vào ngày 11 tháng 12, Hội Đồng đã thông qua thêm một nghị quyết cảnh báo rằng rừng núi bây giờ thuộc quyền kiểm soát của nhà nước và nhắc nhở lại lời cảnh báo của vua. Lo ngại đến sự tàn phá lớn lao về gỗ các loại, Hội Đồng cũng đã cảnh báo các cộng đồng rằng họ không thể chỉ đơn giản lấy quyền kiểm soát các khu rừng hay các vùng đất trống thay vì, qua phương tiện pháp luật, đáng lẽ họ phải đưa ra toà chống lại sự chiếm đoạt những cái mà họ cảm thấy cần phàn nàn để biện hộ.
Rõ ràng là những cảnh báo như vậy đã có hiệu quả không đáng kể. Trong tháng Giêng 1791, Raymond Bastouth, thống đốc của tỉnh bang Aude đã diễn tả nỗi lo lắng về ban quản trị hành chánh tỉnh của ông rằng nhân dân đang than vãn trên mọi khía cạnh về cái sự tham lam sai trái của đám nông dân, những người đang suốt ngày khai phá rừng cây và những vùng đất đai không trồng trọt được trên các sườn núi mà họ không thực sự biết rằng đất này sẽ chỉ có thể khai thác một tới hai năm mà thôi. Sự khai quang nguy hại này đã tăng tốc kể từ sau khi có sự xoá bỏ thể chế phong kiến bởi vì người dân ở miền quê tưởng tượng rằng các xã ấp đã trở thành chủ nhân của những vùng đất bỏ hoang, rằng những cựu lãnh chúa đã bị tước đoạt hết cùng lúc khi họ mất hết quyền tư pháp.
Ông ta cũng ghi nhận rằng rõ ràng sỏi đá bị đẩy trôi xuống suối làm tắc nghẽn dòng chảy và làm cho  chúng tràn lan qua  cả vùng đất tốt. Tuy nhiên, các giới chức địa phương và các hội đồng cách mạng kế tục đã thất bại trong những cố gắng của họ để ngăn lại việc chặt phá cây rừng quá mức và việc xâm chiếm các vùng đất hoang.  Mặc dù các  văn thư chính thức đến từ Paris nhắc nhở các thành phố về luật lệ  bảo vệ cây rừng ban hành từ 1669 và 1754 và được tái khẳng định năm 1791, việc đốn cây rừng vẫn tiếp tục không được kiểm tra.
Để đáp lại hàng đống những báo cáo tương tự từ mọi miền khắp nước Pháp, Hội Đồng Quốc Gia đã tìm cách giải quyết vấn đề  ai là chủ của các vùng đất hoang với nghị quyết ngày 22 tháng Hai 1791.  Tại đây, Hội Đồng gặp khó khăn trong việc giải quyết sự trái ngược giữa chính sách của họ về thương lượng đất đai theo các nguyên tắc chủ tư hữu và các giả định phổ thông cổ xưa về quyền xử dụng tập thể. Pháp luật ghi rõ rằng các cựu lãnh chúa không còn bất cứ quyền hạn gì nữa để coi những đất trống là của riêng. Vì thế, chúng đã trở thành đất công trừ phi  viên lãnh chúa có thể  chỉ ra sự sở hữu trước năm 1789 , hoặc đã đưa nó vào đất sản xuất trong ít nhất 40 năm trước đó hay qua luật pháp, tập quán, thân phận hay qua việc xử dụng địa phương hiện hữu từ thời đó. Tuy nhiên, ngay cả khi lãnh chúa chứng minh được sự sở hữu này, thì quyền xử dụng công cộng, đặc biệt để thả gia súc gặm cỏ và lấy gỗ cũng phải được tôn trọng. Pháp luật không tránh khỏi phát sinh thêm lầm lẫn và sự phản đối trong việc gây nên chứng cứ đầy đủ cho quyền sở hữu trước đó. Vùng đất ngoại biên không thể trồng trọt nhưng chứa đựng động vật và thực vật phong phú này đã do những người  quê nghèo khổ và  thèm khát một mảnh đất có thể cày cấy chiếm giữ và khai quang. Việc tiếp tục các cuộc khai quang đất đai thời hậu 1789 như vậy đã tạo nên một huyền thoại kéo dài nhanh chóng  cho rằng Cách mạng đã buông lỏng những thái độ tham lam của đám nông dân đối với môi trường của họ và rằng Cách Mạng là một thảm họa về sinh thái. Thực tế phức tạp hơn.
Các nhà làm luật trong Hội Đồng Quốc Gia bị mắc kẹt giữa cam kết của họ đối với tinh thần tôn trọng tài sản tư nhân, sự phòng bị khó khăn của họ về sức mạnh của nông dân gắn chặt  vào những thực hành tập trung và sự khiếp sợ của họ đối với  sự hư hại môi trường  trong nhiều vùng khắp nước. Sự lầm lẫn này rõ rệt trong 2 đoạn cốt lõi của luật pháp được thông qua vào cuối tháng Chín 1791.  Thứ nhất, Hội Đồng đã bỏ phiếu cho “điều luật về vùng sâu vùng xa” ngày 28 tháng Chín. Trong quyết nghị  về ‘tài sản vùng quê,  các thực hiện và chính sách của nó’ này, một trong những hành động cuối cùng của Hội Đồng Quốc Gia, các đại biểu Cách Mạng đã làm một tuyên bố lớn lao về chủ nghĩa  điền địa cá nhân. Họ quyết định rằng những hành động tập thể về luật du mục cho phép đàn gia súc di chuyển qua các khu rừng và đồng cỏ hoang, cho phép đàn gia súc đi vào các vùng đất tư nhân bỏ hoang, không thể  bắt buộc chủ nhân đàn gia súc rời bỏ chúng như một phần của đàn gia súc công cộng, các cá nhân cũng không thể bị ngăn cản trong việc  rào che đất của họ để xử dụng riêng tư. Tuy vậy họ cũng nhận biết sự hiện hữu liên tục của những hoạt động tấp thể. Hôm sau, Hội Đồng thông qua điều luật về rừng cây được mong chờ đã lâu. Điều này cần thiết dẫn tới một sự tái tuyên bố các điều khoản chính của điều luật Colbert 1669 với một sự tái tổ chức hành chánh để tương xứng với các ban bộ mới. Tuy nhiên, đúng hơn với những nguyên tắc phát biểu từ năm 1789, Hội Đồng kiên quyết rằng những khu rừng tư nhân sở hữu sẽ do chủ nhân toàn quyền thu xếp để làm điều mà họ muốn làm.
Tầm nhìn của Hội Đồng về một xã hội mới khá nhanh gọn và đầy tham vọng, và những cam kết của họ đối với sự tự do chính trị đã tạo điều kiện cho một sự tiết lộ đầy bi hài cho những giả thiết mới về quyền công dân và  các quyền hạn của con người. Rõ ràng tại một số khu vực thành phố và vùng quê trước năm 1789, những giả thiết mới về luật pháp đặt căn bản trên quyền địa phương đã  là sự thay đổi về  văn hoá  bị xói mòn và thách thức nhất của thời Cách Mạng. Chẳng hạn, tại cộng đồng nhỏ bé Fraisse ở Tây Nam Narbonne, viên xã trưởng đã có lần diễn tả sự  kinh hãi của dân làng của ông về một hành vi của một lãnh chúa, Nam  tước de Bouisse và những đứa cháu của ông ta, những người thể hiện sự  bạo lực  thể chất đã đi khắp nơi với cây gậy to lớn trong tay. Vào năm 1790, ngược lại, ông nam tước 86 tuổi này đã khiếp sợ vì hành vi của những người nông dân ”trước đây rất hiền lành” tại Fraisse: người ta đã thẳng thừng từ chối trả lệ phí cho lãnh chúa hay thuế thập phân. Ông nam tước nói trong tuyệt vọng:
Tôi đã yêu mến và tôi vẫn tiếp tục yêu mến ngươì dân Fraisse như tôi yêu mến các con cái tôi. Họ thật ngọt ngào và chân thật theo cách của họ, nhưng điều gì thay đổi bất ngờ đã xảy đến trong họ? Mọi thứ tôi nghe thấy bây giờ là: “lao động không lương, khai sáng, dân chủ, quý tộc”, những từ ngữ mà theo tôi  là những từ ngữ man rợ và tôi không thể dùng chúng.  Những tên chư hầu cũ giờ tin tưởng rằng chúng có uy lực hơn các vị vua chúa.”
 Sự tham gia bầu cử chỉ là một phần của nền văn hoá chính trị mới mẻ này.  Người đi bầu đã đi đến các vị trí bỏ phiếu hiếm khi cao tại các cộng đồng nhỏ và các khu lân cận nơi người ta đã biết trước ai sẽ thắng cử vì sự chọn lựa đã được biểu lộ tại nơi công cộng, chợ búa, quán rượu và sau các buổi lễ nhà thờ.  Trên toàn quốc, sự tham gia bầu cử cũng thường thấp: có lẽ khoảng 40% cho cuộc bầu cử Đại Hội Đồng (mặc dù có nơi lên đến 85% tại các làng xã ở vùng Normandy thượng.) Nhưng những con số trên không ám chỉ một sự thờ ơ:  số lượng người đi bầu thực hiện quyền bầu phiếu của họ thường thường thấp do một hệ thống rườm rà của sự bỏ phiếu gián tiếp, khi các đơn vị bầu cử bỏ phiếu bầu những người đại diện được lựa chọn, sau đó những người này mới lựa chọn các ứng cử viên. Hơn nữa, bỏ phiếu chỉ là một trong những phương cách mà người dân Pháp thực thi chủ  quyền của họ.  Một cách khác là khối lượng khổng lồ các thư tín không chính thức đi chằng chịt khắp nơi trong nước. Chúng di chuyển theo hàng dọc từ các cử tri đến đại biểu của họ ở Paris và ngược lại, đồng thời theo hàng ngang, đặc biệt giữa các câu lạc bộ Jacobins với nhau (hay còn được mệnh danh là hội thân hữu của Hiến Pháp).  Câu lạc bộ Jacobins đã được thành lập từ một số các đại biểu cấp tiến có tên là “hội thân hữu Hiến Pháp” vào tháng Giêng 1790 và không lâu sau đó được biết đến qua cái tên của cái trụ sở của nó trong một tu viện cũ. Một trong những hoạt động chung tại hàng ngàn câu lạc bộ Jacobins và những hội phổ thông khác là sự trao đổi thư từ có những tập họp tương tự trong cả nước.  Với cái kinh nghiệm lập đi lập lại của những người tập trung bỏ phiếu tại các cuộc bầu cử, những khoảng trống  công cộng mới  đã được thiết lập.
Trong khi đám câu lạc bộ Jacobins thường giới hạn trong  những công dân  “tích cực”, tại Paris và những nơi khác có những diễn đàn mang tính xã hội cách mạng  khác đã phát triển đến những người “tiêu cực.” Tại Paris, câu lạc bộ Cordelier do Danton và Marat lãnh đạo chào đón tất cả mọi người   muốn tham gia. Từ sự kiên quyết rằng mọi công dân cấu tạo nên chủ quyền nhân dân phát triển một nhận thức về “dân chủ” như một hệ thống chính trị toàn vẹn hơn là theo kiểu giống như nưóc Anh và Hoa Kỳ, chỉ một bộ phận của chính quyền được ngang bằng với nghị viện và quyền hành pháp. Các phần tử “ái quốc” ngày càng  tự xưng là : “những nhà dân chủ”.
 Phụ nữ cũng được chào đón ở một vài câu lạc bộ. Tại Paris, “ Hiệp hội các  công dân huynh đệ  nam nữ” đã tập họp được tới 800 nam nữ  tại các buổi họp, đã tìm cách hội tụ các phụ nữ vào các hoạt động chính trị. Nữ quyền cũng được các nhà hoạt động như Olymoe de Gouges, hầu tước de Condorcet, Etta Palm và Théroigne de Méricourt biện hộ; và hội xã hội Cercle đã thúc đẩy quyền bỏ phiếu cho phụ nữ, quyền ly dị có hiệu lực và xoá bỏ luật thừa kế giành ưu tiên cho con trai đầu lòng. Ít nhất, cái đòi hỏi cuối cùng trên đã được nhanh chóng thừa nhận, mặc dù khó khăn hơn với việc bẻ gãy uy quyền của các vị trưởng lão đại quý tộc để củng cố vị trí kinh tế cho phụ nữ. Vào ngày 15 tháng Ba 1790, Hội Đồng Quốc Gia đã quyết nghị:
“Điều 11: Mọi đặc quyền, mọi thể chế phong kiến và tài sản quý tộc phải bị xoá bỏ, quyền thừa kế và nam quyền liên hệ đến các thái ấp quý tộc, lãnh địa,  và tổ tiên, sự phân phối bất bình đẳng với lý do về phẩm chất của một ai đó đều bị xoá bỏ.”
Kết quả là, Hội Đồng chỉ thị rằng mọi tài sản thừa kế mà chúng rơi vào trong  trường hợp được tính  từ ngày ban hành nghị quyết hiện tại, cho dù trực tiếp hay thế chấp, cá nhân hay đại lý cai quản,  không thuộc phẩm chất cựu quý tộc  cá nhân và quyền sở hữu, chúng sẽ được chia xẻ giữa các người thừa kế theo luật pháp, thân thế và tập quán đã được quy định về sự phân chia  tài sản giữa các công dân.
Bộ luật đã có một va chạm đầy kịch tính trong những khu vực (hầu hết tại miền Nam và vùng Normandy) nơi quyền tự do di chúc luôn ưu tiên cho con trai đầu lòng. Ngược lại, tại những vùng phía Tây như Maine và Anjou, sự thừa kế đồng đều đã là quy chế bình thường.
Sự trái ngược giữa những hứa hẹn phổ thông và bao quát của bản Tuyên Ngôn về Nam Nhân quyền và quyền Công Dân và những loại trừ ẩn nấp trong điều luật tiếp theo đã không che giấu được các nhà hoạt động phụ nữ. Vào năm 1791, de Gouges đã ra mắt một hợp đồng xã hội phác thảo về những dàn xếp hôn nhân quan tâm tới con cái và tài sản và một bản Tuyên Ngôn Nữ Quyền và quyền nữ công dân:
“Điều 1: Phụ nữ được sinh ra trong tự do và bảo tồn bình đẳng với nam giới trong mọi quyền hạn. Sự phân biệt xã hội chỉ có thể được thiết lập trong lợi ích chung…
Điều VI:  Pháp luật phải là sự biểu lộ ý nguyện chung. Mọi nam nữ công dân phải phụ họa với tính cách cá nhân hay qua đại diện của họ trong sự cấu thành luật pháp. Nó phải tương tự cho mọi người: Mọi nam nữ công dân đều bình đẳng dưới con mắt luật pháp; nó cũng phải có hiệu lực cho mọi phẩm giá, vị trí và nghề nghiệp công cộng tuỳ theo khả năng của mỗi người và không có sự phân biệt nào khác hơn ngoại trừ phẩm cách và tài năng của họ.”
Sự tham gia của nam nữ công dân vào đời sống xã hội tại các câu lạc bộ và các cuộc bầu cử như vậy chỉ là một trong các phương tiện mà qua đó cuộc đấu tranh trên cái bản chất của Cuộc Cách Mạng được diễn tả. Vào đầu năm 1789, có lẽ trong cả nước có khoảng 80 tờ báo. Qua mấy năm sau chừng 2000 tờ khác  ra đời, mặc dù tới 4 phần 5 trong số đó xuất bản không quá 12 ấn bản.  Việc đọc báo của công chúng đã tăng gấp ba lần trong ba năm.  Báo chí phản Cách Mạng cũng tăng trưởng như đối thủ cùng một phương cách tự do.
Tờ báo bảo hoàng cực đoan “Thân Hữu của Vua” đã truyền bá ra một trong những đổi mới bền bỉ nhất của ngôn ngữ chính trị Cách Mạng:  đó là hai từ ngữ “cánh tả và cánh hữu  liên quan đến  các nhóm đại biểu có cùng tư tưởng tụ tập chung với nhau tại các băng ghế trong sảnh đường của Hội Đồng Quốc Gia.
Sự xuất bản sách vở đã giảm xuống: có 216 tác phẩm được in ra năm 1788, nhưng năm 1791 chỉ có 103. Mặt khác, trong cùng thời kỳ, số lượng các bài ca mang tính chính trị đã gia tăng từ 116 lên 308, kể cả bài hát “ҫa ira” đã từng được hát lần đầu tiên tại khu vực Champ de Mars khi chuẩn bị cho buổi đại lễ Liên Bang 1790. Vì đây là một xã hội mà những diễn đạt ý kiến sôi động nhất được chuyên chở qua lời nói và ca từ hay qua hàng ngàn những hình ảnh được chạm khắc thô sơ mà chúng được lưu hành trên khắp cả nước trong sự phổ thông hoá các hình ảnh về những cái mà Cách Mạng đã đạt được. Cũng cùng vào lúc cử hành Đại Lễ Liên Bang trong tháng Bẩy 1790 lại có những trò chẳng hạn như “Các buổi tang lễ cho chế độ quý tộc” được tổ chức như một trò hề diễu cợt tại Champ de Mars:
Một khúc gỗ được hoá trang kỳ lạ như một linh mục: băng giải, mũ chỏm, aó choàng ngắn, mọi thứ đều có mặt. Một hàng dài những người đưa đám đi theo đám rước này, thỉnh thoảng họ lại đưa tay lên trời và khóc lóc với một giọng nức nở khàn khàn …”
Qua những phương cách diễn đạt tư tưởng như vậy, cả triệu người đã học được ngôn ngữ và thực thi chủ quyền quần chúng và trong một chu kỳ kéo dài của tình trạng đất nước yếu kém, họ bắt đầu đặt nghi vấn về những giả thiết đã ăn sâu tận xa xưa về sự thánh thiện và lòng nhân từ của hoàng gia và về vị thế của họ trong phẩm trật xã hội.  Vào giữa năm 1791, Hiến Pháp đã gần hoàn thành. Đây là một hành vi cân bằng tế nhị giữa nhà vua (với quyền bổ nhiệm các bộ trưởng chính phủ và các nhà ngoại giao, cũng như quyền tạm thời phủ quyết luật lệ và quyền tuyên bố về chiến tranh hay hoà bình) và ngành lập pháp ( với quốc hội độc viện, và các quyền về tài chánh và dự thảo luật pháp).  Tình trạng khó xử cho vua Louis là làm sao chuyển dịch những tiếng nói đối nghịch của một quần chúng có chủ quyền, cho đến lúc này vẫn là thần dân của ông, những người ngày càng chia rẽ về những thay đổi mà Cách Mạng đã tạo nên và đường hướng tương lai mà Cách Mạng nên theo.

No comments: