Cuộc Cách Mạng Pháp 1789-1799

                                                             by Peter McPhee

Chương 7:  Sự khủng bố: Phòng vệ hay ngạo mạn Cách Mạng?

 Mục đích cốt lõi của sự khủng bố là thiết lập một sự khẩn cấp và những biện pháp hà khắc cần thiết tại thời điểm khủng hoảng quân sự. Vào cuối năm 1793, sự đe dọa của cuộc nội chiến và ngoại xâm ít nhất cũng đã chống cự được. Tuy nhiên, những nghị quyết được Nghị Viện và Ủy Ban Công An thông qua đã vượt quá khỏi sự phòng vệ quốc gia và  để lộ ra một tầm nhìn Jacobins về một xã hội hồi sinh mang  giá trị  vĩ đại của thời Khai Sáng và của cuộc Cách Mạng. Thí dụ, điều này được tạo ra bởi một hệ thống giáo dục thế tục và Cộng Hoà và một chương trình  cấp quốc gia về an sinh xã hội.
Chính sách giáo dục Jacobin, đặc biệt bộ luật Bouquier ngày 19 tháng 12 năm 1793, đã dự liệu một hệ thống giáo dục miễn phí và cưỡng bách đối với tất cả trẻ em từ 6 đến 13 tuổi với một chương trình học nhấn mạnh đến lòng yêu nước và đạo đức cộng hoà, thống nhất ngôn ngữ, đơn giản hoá tiếng Pháp chánh thức, các hoạt động về thể lực, học chuyên ngành và quan sát và một vai trò cho nhà trường trong các lễ hội dân sự. Bouqier và ủy ban của ông đã không có thời gian cho thái độ thư giãn tới sự chỉ dẫn được cho phép bởi các linh mục quản xứ dưới thời chế độ cũ.
 Các cha mẹ, người giám hộ và người được ủy thác đã trễ nải trong việc ghi danh cho con em sẽ bị phạt trong lần đầu với một số tiền phạt tương đương một phần tư tiền thuế của họ và lần thứ hai sẽ bị mất quyền công dân trong 10 năm.
Những người trẻ sắp sửa vào lứa tuổi 20 mà chưa học một môn khoa học, nghệ thuật hay mậu dịch hữu dụng nào cho xã hội cũng sẽ bị tước đoạt quyền công dân trong 10 năm.
Sự suy sụp của nền giáo dục sơ đẳng do Giáo Hội cung cấp dưới chế độ cũ đã làm tăng tốc sự đòi hỏi có những chất liệu đọc sách mới: chừng 700 đầu sách mới được sản xuất trong suốt thập niên Cách Mạng, với 41% trong  thời kỳ 1793-1794. Trong nửa năm đầu 1794, 5 ấn bản “Sưu tập những hành vi dân sự và anh hùng của Cách Mạng Pháp”. Ấn bản thứ ba in tới 150,000 tập, đã được gửi đến các trường học để thay thế Giáo lý Công Giáo. Tuy nhiên, chính quyền Jacobins  không bao giờ có thời gian hay tiền bạc để thực hiện chính sách giáo gục của họ, chưa nói đến việc huấn luyện các thày cô giáo để thay thế các linh mục và đã không có nhiều trẻ em đã đến trường trong thời kỳ khủng bố.. Thí dụ, tại thành phố Clermont-Ferrand, chỉ có 128 học sinh đến trường trên dân số 20,000 người.
Những ép buộc  về lý do và sự tái sinh đã buộc Quốc Hội Nghị Viện chấp nhận các đề xuất cho việc thay đổi toàn diện về các hệ thống đo lường về trọng lượng, khoảng cách và khối lượng. Các hệ thống trước bị phê phán là sai sót, không hợp lý và hủ bại vì nguốn gốc của chúng dưới màn khói sương mờ mịt của thời chế độ cũ. Một hệ thống thập phân đồng nhất về trọng lượng và đo lường được Hội Nghị loan báo ngàý tháng Tám 1793 có lẽ là” một trong những lợi ích to lớn nhất được mang đến cho mọi công dân Pháp.”  Những “nghệ nhân” của Học Viện Khoa Học sẽ chịu trách nhiệm cho việc thiết kế và sự chính xác của sự đo lường, trong khi “các hướng dẫn về việc đo lường mới và  sự liên hệ của nó đến cách đo lường cũ được dùng rộng rãi nhất sẽ được xác định vào trong sách toán số học giáo khoa sơ lược  sẽ được phát hành cho các trường học nhà nước. Những đo lường mới có lẽ thành công hơn các trường tiểu học của chính quyền Cộng Hòa.
Hiến Pháp 1793 đã làm một cam kết chưa có tiền lệ đối với các quyền xã hội và Quốc Hội Nghị Viện đã có nhiều biện pháp để tăng thêm quyền hạn của trẻ em: vào ngày 4 tháng Bẩy 1793, trẻ em bị bỏ rơi trở nên trách nhiệm của nhà nước và vào 2 tháng 11 năm 1793, trẻ em sinh ngoại hôn được bảo đảm đầy đủ các quyền thừa kế. Về chính sách giáo dục, sự cam kết xóa bỏ nghèo đói của chính quyền Jacobin bị chìm lỉm vì những đòi hỏi về tài chánh cho chiến tranh và thiếu hụt thì giờ.  Dự luật Saint-Just trong tháng Hai và Ba 1794 với đề nghị xử dụng tài sản của những kẻ bị tình nghi để đền bù cho người nghèo và chương trình nhà nước về an sinh xã hội loan báo ngày 11 tháng Năm 1794 chỉ được thực hiện một cách chật vật.
Trong suốt 18 tháng kể từ khi lật đổ chế độ quân chủ vào tháng Tám 1792 tới đầu năm 1794, một sự phối hợp các cải tổ cấp tiến của Jacobin  như  sự khởi xướng quần chúng phổ thông đã tạo nên một lực lượng  phi thường cho sự hồi sinh lý thuyết cộng hoà.  Đây là một trong những thời kỳ hiếm hoi trong lịch sử khi số lượng khổng lồ người dân đã hành xử dường như họ đã tái tạo thế giới, một thời kỳ của “Cách Mạng Văn Hoá.” Sự cảm hứng của nó đến từ những hình ảnh của các đức tính Hy Lạp và La Mã cổ xưa, trong đó tầng lớp Jacobins trung lưu đã được học hỏi, và từ sự thực hành của số lượng lớn lao người dân lao động tại thành thị và thôn quê sống qua một cuộc cách mạng cấp tiến đang bị bủa vây. Chính sách của Jacobins và hành động quần chúng phổ thông trùng hợp ngẫu nhiên qua việc xử dụng chính thức và tự phát các lễ hội, nhạc kịch, bài ca, biểu ngữ, sự trang trí, trang phục và các trò giải trí. Tuy nhiên, thường có một sự căng thẳng giữa sự ban hành mang biểu hiện phổ thông về sự thay đổi toàn diện. Sự hủy hoại các tượng đài tôn giáo, tranh vẽ và những dấu hiệu khác của chế độ cũ và  sự  quan tâm của Jacobin về cái mà Grégoire gọi là “phá hoại” dẫn tới các điều luật bảo vệ vào tháng Chín 1792. Điều này trùng hợp với sự thiết lập các thư viện, văn khố lưu trữ và bảo tàng viện công cộng quốc gia và tỉnh lỵ vào cuối năm 1793. Ngược lại, chính quyền Jacobins đã không có thời gian để thực thi những kế hoạch quy mô của họ cho những biểu tượng Cách Mạng lớn lao để thay thế các tượng đài chế độ cũ.
Vị trí của Giáo Hoàng và các giáo sĩ cố chấp không tuyên thệ trong cuộc xung đột nội bộ đầy cay đắng và đẫm máu ở phía Đông và trong các trận chiến xẩy ra trên đất Pháp đã phát sinh một sự đáp trả giận dữ mà nó kêu  gọi giới Công Giáo, và có lẽ cả khối Thiên Chuá Giáo phải đặt câu hỏi. Vào ngày 5 tháng Mười, Nghị Viện đã khai trương một bộ lịch “Cộng Hòa” mới. Sự tuyên bố cùa chính quyền Cộng Hòa đã quay ngược về dĩ vãng với ngày 21 tháng Chín 1792 được gọi là  ngày đầu tiên của năm thứ nhất của kỷ nguyên Cộng Hòa. Bộ lịch mới phối hợp sự hợp lý của phương pháp đo lường thập phân (với 12 tháng có đủ 30 ngày, mỗi tháng gồm ba thập tuần (tuần lễ có 10 ngày) và phủ nhận hoàn toàn bộ lịch Gregorian. Những ngày lễ thánh và các lễ hội tôn giáo được thay thế bằng các tên của cây cối, thời tiết, các mùa, các vật dụng lao động và các đức tính. Bộ lịch được công nhận trong cả nước nhưng cùng hiện hữu một cách không êm đềm với nhịp điệu cũ của việc thờ phượng: các ngày Chúa Nhật và các phiên chợ hàng tuần.
Những lễ hội quần chúng biểu lộ sự thù ghét đối với Giáo Hội qua sự nhạo báng các linh mục và  đám người phản Cách Mạng. Tại Dormans, nơi mà vua Louis đã đi qua đi lại từ Varennes năm 1791, hình ảnh của vị thủ tướng Anh Quốc William Pitt được đặt ngược trên lưng một con lừa và diễu hành qua phố xá. Tại Tulle, có một buổi chôn cất một quan tài chứa đựng  các tàn dư của “dị đoan” và được đội vương miện có hai cái tai của con lừa và một cuốn sách lễ. Các tượng thánh thì bị đánh đòn.  Đặc biệt, các nghi thức ”chống Thiên Chúa Giáo”    một bầu khí lễ hội và thanh tẩy, thường xử dụng hình phạt “bước đi của những con lừa,” được dùng trong chế độ cũ để trách phạt những người vi phạm các quy tắc về hạnh kiểm của cộng đồng, nhưng lúc này là có ai đó hoá trang như một linh mục ngồi lộn ngược trên lưng lừa. Sáng kiến quần chúng, thỉnh thoảng do các “đại biểu đặc nhiệm” kích động, đóng cửa nhà thờ và ép các linh mục theo hiến pháp phải thoái vị và kết hôn như một dấu hiệu của lòng yêu nước.
Có đủ loại hình thức rộng rãi về những vụ thoái vị như vậy, đa dạng từ 12 tại vùng Alpes-Maritimes và  20 tại Lozère đến 498 tại Saône-et-Loire. Trong 21 tỉnh thành ở vùng Đông Nam, còn lên tới 4500. Nói chung, khoảng 20,000 linh mục từ chức, trong đó có 5000 đã kết hôn. Tại vùng Allier, chỉ có 58 trong số 426 linh mục không từ chức, và toàn thể đất nước có lẽ chỉ  có 150 giáo xứ trong tổng số 40,000 đã còn cử hành thánh lễ vào mùa xuân 1794.  Một số giáo sĩ có thể có cảm giác giống như cựu linh mục Duffay, người đã viết cho Nghị Viện vào tháng Giêng 1794:
Tôi lắng nghe tiếng gọi của thiên nhiên và đã trao đổi sách cầu nguyện cũ của tôi cho một người phụ nữ Cộng Hoà trẻ. Vì tôi luôn luôn coi cuộc đời làm linh mục của tôi cũng vô dụng như một trò chơi. Tôi đã cho những bằng cấp Giáo Hội của tôi vào lò lửa. Bây giờ tôi lao động trong một nhà máy nơi mà, mặc dù không tránh khỏi sự mệt nhọc, tôi rất hạnh phúc nếu mồ hôi tôi đổ ra giúp tôi khỏi đói nghèo.’
Tuy nhiên, đối với nhiều vị linh mục khác và giáo dân trong xứ của họ, đã có những thời điểm nguy hiểm khi mà những hình thức cải tổ tôn giáo theo hiến pháp đã hầu như hoàn toàn sụp đổ.
 Cuộc Cách mạng văn hoá đã không được biểu lộ qua sách vở:  số lượng sách ấn hành vào năm 1794 chỉ có 371, so sánh với con số trên 1000  hàng năm thời tiền cách mạng, và trong 2 năm 1793-1794 chỉ có 36 tác phẩm văn chương được xuất bản. Một ngoại lệ là cuốn sách  nổi danh “Khế Ước Xã Hội” của Rousseau đã ấn hành qua 13 ấn bản trong khoảng 1792-1795, kể cả một ấn bản loại bỏ túi dành cho binh lính.  Tương tự, với những giới hạn ngày càng tăng về tự do báo chí sau sự tuyên bố chiến tranh và sự lật đổ chế độ quân chủ, số lượng báo chí mới tại Paris đã hạ giảm từ 134 năm 1792 xuống còn 78 trong năm 1793 và 66 vào năm sau đó. Thay vào đó, thời kỳ 1792-1794 là thời đại của thi ca chính trị: Có một đánh giá  rằng số lượng bài ca mới leo thang từ 116 năm 1789 lên 325 năm 1792, 590 năm 1793 và 701 trong năm 1794. Hầu hết chúng là những bài hát mau chóng bị quên lãng, cổ võ sự dũng cảm hay các bài ca nhạo báng hoàng gia…
Mặc dù hầu hết các vở kịch được viết trước năm 1789, chủ đề và các vai nhân vật trong đó được sửa lại theo đường lối Cách Mạng. Những vở kịch khác tiếp tục tạo nên sự hài hước qua việc chế nhạo Giáo Hội: Một trong những vở kịch phổ thông nhất tại Paris đã diễn tập từ 1792 đến 1794 là vở “Những khách viếng thăm” của Louis-Benoit Picard diễn tả hai tên vô lại say sưa đã tưởng lầm một tu viện là quán trọ. Vào tháng Giêng 1794, các hí viện được trợ cấp nếu họ đồng ý diễn mỗi tuần một đêm miễn phí. Hội họa cũng bị ảnh hưởng sâu đậm. Jacques-Louis David cũng góp phần vào trong việc mở mang cái thế giới hạn hẹp trước đây của các phòng triển lãm: Trong khi  63 hoạ sĩ    nhà điêu khắc  được mời để triển lãm 289 tác phẩm tại phòng triển lãm năm 1787, đến năm 1793 có đến 318 nhà nghệ thuãt trưng bày 1793 tác phẩm của họ. Chính quyền đã bỏ ra 442,000 livres  để làm các giải thưởng. David tự lao mình vào trong nỗ lực chiến tranh. Những bức tranh hí hoạ của ông châm biếm  việc phản cách mạng chỉ mang hiệu quả  tuyên truyền tương đương với những phác hoạ của Gilroy về  cảnh “ăn thịt người” của đám Sans-Culottes và con cái họ sung sướng nhai nuốt lòng ruột các giáo sĩ.
Việc vinh danh ba liệt sĩ hàng đầu của Các Mạng là Marat, Chalier và Lepelier được kèm theo với sự cử hành tôn  vinh vị thế anh hùng đối với Franҫois Bara và Joseph- Agricol Viala, 2 cậu bé 13 tuổi bị sát hại khi chiến đấu chống lại phản cách mạng. Có đề nghị rằng những đại lễ kỷ niệm 14 tháng Bẩy, 21 tháng Giêng và 21 tháng Chín nên được hỗ trợ bởi 36 lễ hội quốc gia, một lễ cho  mỗi tuần (tuần  10 ngày). Lễ hội quốc gia là những vấn đề phức tạp.  Thí dụ, vào ngày 10 tháng Tám 1973, kỷ niệm ngày lật đổ chế độ quân chủ được cử hành như ngày lễ đoàn kết và không thể phân chia của nền Cộng Hòa.  Những biểu hiệu của quân chủ bị đốt cháy tại các công viên trong thành phố Paris. Sau đó, trong một buổi picnic ăn mừng vĩ đại của Cộng Hoà với bánh mì và cá, các đại biểu của Nghị Viện đã uống một chất lỏng biểu hiệu cho sữa tự do chảy ra từ bầu vú của một bức tượng nữ thần tự do.  Sau đó, từ trong bức tượng 3000 bồ câu được thả ra, mỗi con mang một biểu ngữ dưới chân với dòng chữ: “Chúng tôi có tự do. Hãy bắt chước chúng tôi.”  Các lễ hội được chính quyền tổ chức thật ngạo mạn trong việc nâng Cách Mạng lên với những lời hiệu triệu thiên nhiên.
4 năm với kinh nghiệm cách mạng, với những hy vọng vô biên, những hy sinh và những lo lắng, với cuộc sống trong cái văn hoá chính trị cách mạng đã nẩy sinh một tư tưởng khác biệt Sans-Culottes tại thành phố và các thị trấn. Đây có thể là một thế giới không có giới quý tộc, giáo sĩ, dân giàu có và sự đói nghèo:  Trong nơi chốn này sẽ nổi lên một nước Pháp tái sinh với các nghệ sĩ và những chủ nhân bé nhỏ được tưởng thưởng cho phẩm giá và sự hữu dụng từ trong công sức lao động của họ, sự thoát khỏi tôn giáo, sự khinh thường từ những người sinh ra ở tầng lớp thượng lưu và sự tranh đua của giới doanh gia. Trong những năm này, sự phô trương tập thể cũng trải qua cái mà  Nichel Vovelle gọi là “sự bùng nổ sáng tạo” như những sáng kiến quần chúng trong sự tổ chức các lễ hội và thiết kế lại những nghi lễ cổ xưa đan xen  với sự khuyến khích các buổi lễ kỷ niệm dân sự của Quốc Hội Nghị Viện. Thí dụ, khi tin tức về việc hành quyết vua Louis XVI hay chiến thắng quân sự lan tới,  cả làng túa ra ăn mừng ngay tức khắc. Việc ăn mừng tập thể phác hoạ theo biểu hiệu thời tiền cách mạng mà thường mang tính cách tôn giáo  thiên sai, và những sự thực hiện tập thể tại nơi làm việc gợi lên hình ảnh một xã hội mới.
 Ở tại các thành phố và thị trấn, các buổi hội họp của câu lạc bộ và hội đoàn thường rập khuôn theo các hình thức tôn giáo về việc tổ chức nhưng nội dung đi theo kinh nghiệm Cách Mạng. Các hội viên thường đội mũ đỏ hay mũ tự do để chứng tỏ họ không còn là nô lệ trong nhà bếp.  Kể từ cuối năm 1793, họ xử dụng kiểu mũ Phrygian hơi khác biệt một chút liên quan đến những nô lệ Hy Lạp trở nên phổ thông hơn. Các buổi họp thường bắt đầu với bài ca Marseillaise hay bài Ҫa ira và đọc các bức thư từ mặt trận gửi về, tiếp theo là sự bàn cãi về những lễ kỷ niệm sắp tới và những diễn tiến, quyên tiền, đóng góp tình yêu nước, tố giác các kẻ tình nghi và các bài diễn thuyết về các đức tính Cộng Hòa. Để thoát ra khỏi một thời sống xã hội trong cái ngôn từ của sự bất bình đẳng, họ đã tìm cách áp đặt việc xử dụng  thân thuộc  từ ngữ  “tu (mày, bạn?)” trong mọi cư xử xã hội (giống như trong  các buổi họp xã và đoàn thể), loại bỏ từ ngữ “vous” trước đó từng được đòi hỏi phải dùng cho xưng hô với cấp trên cũng như giới quý tộc nội tại. Trong ngôn ngữ của bản thỉnh nguyện thư ngày 31 tháng Mười gửi tới Quốc Hội Nghị Viện: “Từ giờ sẽ có ít niềm hãnh tiến, ít  sự phân biệt, ít cảm giác  bất bình, nhiều hơn sự thân thiện, một cảm giác tình anh em lớn lao hơn và kết quả có sự bình đẳng hơn.” Các chi bộ đoàn thể là một mô hình thu nhỏ của một chế độ Cộng Hòa duy nhất và không thể phân chia, phản ánh trong việc thực hành các thông cáo nơi mà các phiếu bầu và ý kiến được bày tỏ công khai và bằng lời nói. Một sự thực hành như vậy rõ ràng đối nghịch với những khái niệm của giới tư sản về các quyền sở hữu cá nhân và nền dân chủ đại diện cũng như sự áp đặt kiểm soát giá cả trái với định luật Laisser-faire.
Việc thực thi chủ quyền quần chúng trong bối cảnh chiến tranh và phản cách mạng đã phát sinh một dòng thác của tân chủ nghĩa và những thay đổi trong ý nghĩa của từ ngữ hiện hữu. Một nghiên cứu đã phác hoạ ra hơn 1350 các phát minh như thế trong cái thập niên sau 1789, và hầu hết chúng bắt nguồn trong khoảng 1792-1794. Cái học thuyết mới nổi tiếng nhất, dĩ nhiên là “Sans-Culottes”. Những danh hiệu chính trị khác rút ra từ các cá nhân thường chết yểu như : “chủ nghĩa Robespierre,  chủ nghĩa Pite hay chủ nghĩa Marat.” Sự phát triển của các câu lạc bộ quần chúng được gọi là “cơn sốt câu lạc bộ”. Những người thường xuyên đến đó được gọi là “Câu lạc bộ viên”. Vài danh từ mới  biểu lộ sự chế nhạo một cách thù ghét của những nạn nhân thời khủng bố, những người “đã phải uống chén đắng” và là chủ thể của “việc đi mò tôm”, trong cái sự liên hệ đến việc dìm chết số lượng đông các linh mục tại Nantes. Những từ khác nhắm đến những sự việc tương tự của những người phe Jacobins được cho là đã đồng ý  trong vụ thảm sát tháng Chín 1792 tại Paris như “những kẻ khát máu” hay “bọn sát nhân tháng Chín.”
 Một điều chắc chắn mà các nhà Cách Mạng cảm thấy tại thành phố cũng như thôn quê là họ đang sống trên cái tiền đồn của sự thay đổi xã hội được diễn tả trong những thay đổi tự phát về các tên tuổi cho chính các cộng đồng và cho các trẻ sơ sinh. Những người ủng hộ Cách Mạng: “Những người yêu nước” như họ thường được gọi, đã đánh dấu sự thù ghét của họ đối với thế giới cũ bằng cách cố xóa bỏ mọi vết tích của nó. Ngoại trừ các tên được quân đội Jacobins áp đặt sau khi đánh bại đám phản Cách Mạng, khoảng  3000 xã đã tự động xoá bỏ những gì mang ý nghĩa KiTô Giáo: St-Izague trở thành Vin-Bon,  St-Bonnet-Elvert thành Liberté-Bonnet-Rouge, St-Tropez và Montmartre thì thành Héraclé và Mont-Marat, trong khi Villedieu lấy tên La Carmagnole và Villeneuve-st-Georges đổi thành Villeneuve-la-Montagne.  Cũng như các nơi khác, trong khu quận La Rochelle, các ngôi làng có tên các vị thánh được đổi lại để xóa bỏ các dấu tích của Giáo Hội: St-Ouen thành Marat, St-Rogatien đổi thành Égalité, St-Soule thành Rousseau và St-Vivien thành Sans-Culottes. Cư dân của Montroy tự động xóa bỏ cái ý nghĩa quân vương của nó và yêu cầu được đổi thành Montagne. Tất cả các đường xá của La Rochelle được đặt tên lại, vinh danh các anh hùng như Benjamin Franklin hay Jean Calas.
Không thể nào đánh giá được có bao nhiêu cha mẹ đặt tên cách mạng cho con cái mới chào đời của họ trong những năm này: Thí dụ tại Poitiers, chỉ có 62 trong số 593 trẻ sơ sinh năm Cách Mạng thứ Hai được đặt tên theo các vị thánh theo cách của chế độ cũ.  Thay vào đó, chúng được đặt tên phản ánh những nguồn ngược lại gợi lên cảm hứng chính trị.  Một nghiên cứu  trên 430 tên được thừa nhận tại Seine-et-Marne chỉ ra rằng 55% rút ra từ thiên nhiên hay theo lịch mới: (Rose, Laurier, Floréal); 24%  theo các đức tính Cộng Hòa: (Liberté, Victoire, La Montagne); 12%  theo các tên cổ xưa (Brutus, Mucius, Scaedova) và 9% từ các vị anh hùng mới: (Le Peletier, Marat). Một cậu bé có tên Travail, một đứa khác được gọi là Fumier. Ở tại Hautes-Alpes, cha mẹ gia đình Lacau đặt cho con gái của họ tên Phytogynéantrope (tên Hy lạp cho một người phụ nữ chỉ sanh ra những đứa con trai dũng sĩ.)
Tuy nhiên, việc thực hiện xử dụng các tên cách mạng rất khác nhau trong cả nước, và trong bất cứ trường hợp nào đều khó khăn để nhận thấy một cách chính xác. Thí dụ,  trong những khu quận ngay mặt Nam Paris, tên “Rose” đếm được tới 226 trong số 783 tên đặt theo thiên nhiên trong năm thứ Hai của Cách Mạng, nhưng một sự lựa chọn như vậy có chú tâm vào chính trị như thế nào? Một số không làm cho chúng ta nghi ngờ, chẳng hạn một cậu bé tên Faisceau Pique Terreur ở tại Châlons-sur-Marne. Tại nhiều khu vực xa xôi, hiện tượng này thường ít xảy ra:  chỉ có 20% trong số 133 xã của khu vực Villefranche-en-Beaujolais có những tên gọi như vậy. Giữa các thành phố cũng có những khác biệt lớn lao như vậy: Vào 2 mùa Đông và Xuân năm 1794, ít nhất 60% trẻ em nhận được các tên Cách Mạng tại Marseilles, Montpellier, Nevers và Rouen, nhưng không hề có lấy một đứa nào tại Riom và ngay cả tại St-Étienne. Tại Rennes,  cái tên cách mạng đầu tiên có  từ rất sớm  khoảng tháng Tư 1791 (Citoyen Franҫais),  nhưng ngay cả tại thời điểm cao trào vào tháng Hai đến tháng Tám 1794, việc thực hiện cũng chỉ chiếm 1/10 số trẻ sơ sinh.
Sự nhiệt tình của hầu hết người dân tại Gabian cho Cách Mạng được phản ánh qua việc nhiều cha mẹ chọn lựa tên tuổi cho con cái họ rút ra từ thiên nhiên hơn từ các thánh: Trong thời 1792-1793, các vụ khai sinh đưọc đăng ký tại hội trường thị trấn. Tại La Rochelle cũng thế, cha mẹ biểu lộ giá trị của họ qua việc đặt tên cho con cái. Giữa 01 tháng Giêng 1793 và 21 tháng Chín 1794, 981 trẻ em ra đời với 135 được đặt tên Cách Mạng. Victoire và Egalité là 2 tên đặc biệt phổ thông, nhưng có những tên khác mang nhiều ý nghĩa mường tượng hơn: Décadi, Minerve, Bara, Humain, Ail, Carotte và Cresson.
 Các đạo quân Cách Mạng đã không thể chiến thắng, và cuộc nổi dậy tại Vendée cũng không thể mạnh mẽ đến như vậy nếu không có sự hỗ trợ tích cực của phụ nữ. Tại các trung tâm thành thị, sự suy sụp về lao động của phụ nữ  trong các kỹ nghệ xa xỉ, đặc biệt ngành ren và ngành phục vụ tại gia được lấp đầy một phần sự thoả mãn tạm thời các công việc, khi có nhiều ngàn đàn ông con trai ra mặt trận. Tại thị xã và vùng quê, công việc của phụ nữ quan trọng hơn bao giờ  trước đó trong việc gìn giữ gia đình lại với nhau, mặc dù trong những năm 1792- 1794, có lẽ cứ một trong mười gia đình đã bị kiệt lực vì người cha, chồng hay con trai tử trận hay bị thương.
Sự thù nghịch đối với những nguồn gốc căn bản về chủ quyền của chế độ cũ cũng không tránh khỏi việc đặt nghi vấn về vị trí của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Một số điều khoản của luật pháp được tạo ra để làm sống lại đời sống gia đình, cho đến nay được cho là tàn bạo và vô luân lý, giống như chính cái chế độ cũ.  Các tòa án gia đình được thành lập để giải quyết các xung đột gia đình, các hình phạt đánh đập vợ con được giới thiệu mà nó nặng gấp 2 lần việc tấn công đàn ông, và tuổi trưởng thành được giảm xuống từ 25 còn 21. Tuy nhiên, có sự nghi ngờ  là các khuôn mẫu về bạo lực của đàn ông có thay đổi hay không, mặc dù những cổ xúy của các nhà làm luật Cách Mạng cho một cuộc sống gia đình bình yên, hài hòa như là nền tảng của nền trật tự chính trị mới.
Điều được thay đổi là khả năng của phụ nữ có thể bảo vệ các quyền lợi của họ trong phạm vi gia đình. Luật ly dị được bỏ phiếu vào buổi họp cuối của Hội Đồng Lập Pháp ngày 20 tháng Chín 1792 đã cho phụ nữ những quyền hạn rộng rãi đánng kể trong việc rời bỏ một cuộc hôn nhân không hạnh phúc hay vô nghĩa: Đôi vợ chồng có thể đồng ý ly hôn vì mâu thuẫn với nhau hay bất cứ phía nào có thể khai mào việc ly dị trên căn cứ vắng mặt lâu dài hay đối xử tàn ác đối với người phối ngẫu. Chính các phụ nữ lao động là những người xử dụng  luật này hơn ai hết: Thí dụ,  tại Rouen, 76% các vụ ly dị do phụ nữ khởi xướng việc xúc tiến, 72% trong số họ thuộc ngành vải sợi có sự độc lập nào đó về kinh tế, không giống như các phụ nữ thôn quê. Trên toàn quốc có lẽ khoảng 30,000 vụ ly dị được quyết định dưới bộ luật này, đặc biệt tại các thị trấn và thành phố. Tại Paris có gần 6000 vụ trong khoảng 1793-1795.
Cứ trong 8 cuộc hôn nhân tại Rouen lại có một vụ ly dị do toà ra lịnh và một số lượng tương đương được giải quyết qua sự thương lượng trong gia đình. Mặc dù bạo hành là nguyên nhân thông thường, theo lời thuật của các phụ nữ, quyền hạn của đàn ông theo truyền thống thường làm nhục vợ con qua lạm dụng thể lực (được cho là điều chỉnh vừa phải trong chế độ cũ) có lẽ cần phải đặt nghi vấn trong mọi gia đình. Luật ly dị có thể thách thức những liên hệ gia đình ở một mức độ căn bản. Toà án gia đình tìm kiếm mối trung gian trong các vụ có tiềm năng ly dị, nhưng không phải lúc nào cũng thành công. Thí dụ, Jean-Baptiste Vilase, một thợ làm móng tay tại La Rochelle đã tố cáo Marie-Victoire Guyon vợ ông ta là “ngỗ nghịch và thiếu đạo đức.” Đối lại, bà ta tố cáo chồng “đối xử tồi tệ” và kiên quyết rằng họ có những cá tính không tương hợp nhau. Jean-Baptiste đã tha thứ cho bà vợ đã ăn nằm với một thợ làm móng tay khác ngay trước mặt con cái họ. Bà ta quay trở về với chồng nhưng kiên quyết sẽ không từ bỏ người đàn ông mà bà yêu thích kia. Bây giờ đến phiên Jean-Baptiste cố chấp và ông ta đã nộp đơn xin ly dị.  Tuy nhiên, khác với Rouen, chỉ có 34 vụ ly dị trong số 780 cuộc hôn nhân tại La Rochelle trong giai đoạn 1 tháng Giêng 1793 – 27 tháng Sáu 1795.
Một cuộc tranh luận quan trọng và nóng bỏng vào tháng Tám 1793 khi  phải đối đầu với câu hỏi về quyền lợi của người vợ đối với vai trò bình đẳng trong các quyết định liên quan đến tài sản gia đình. Trong khi Merlin de Douai lập luận rằng: “Phụ nữ thông thường thiếu khả năng quản trị và đàn ông, với cái siêu quyền lực tự nhiên đối với phụ nữ, phải bảo vệ vợ mình.” Ông ta đã bị Georges Couchon phản bác: “Phụ nữ được sanh ra cũng có nhiều khả năng như đàn ông. Nếu họ cho tới giờ chưa phô bày ra, đó không phải là lỗi của tạo hoá, mà là do các cơ chế trước đây của chúng ta.” Couchon có sự ủng hộ của Camille Desmoulins, người thú nhận rằng: “Trong việc ủng hộ ý kiến đó có sự cứu xét về chính trị rằng để làm cho phụ nữ yêu mến Cách Mạng cũng là một điều quan trọng.” Họ công nhận, nhưng điều luật không bao giờ được áp dụng đầy đủ.
Bản chất của lễ cử hành hôn nhân cũng thay đổi, giống như các nghi lễ rửa tội và an táng.  Lúc này,  viên thị trưởng xen vào các nghi thức này bằng một việc “đăng ký dân sự,” với linh mục giờ chỉ thi hành một lời chúc lành có thể chọn lựa hay không nếu quả thực nơi đó vẫn còn có linh mục nữa. Những luật lệ nghiêm khắc không được cử hành hôn phối trong các mùa Vọng, mùa Chay, các ngày thứ Sáu và Chúa Nhật giờ bị lơ là.  Thật sự cũng có những lý do tốt đẹp: sự miễn trừ trưng binh cho đàn ông có vợ. Đối với những cặp sống  “ngoại hôn”  muốn  làm đám cưới và đối với những người lập gia đình quá trẻ: so sánh với con số trung bình thường niên thời trước Cách Mạng là 240,000 cuộc hôn nhân, đã có trên 325,000 hàng năm trong cả 2 năm 1793 và 1794.
Mặc dù có sự khinh bỉ về tệ nạn dị đoan, phe cánh Jacobins cấp tiến tại thủ đô thường tỏ ra tự giác đạo đức, lên án điều mà họ diễn tả như những “luân lý lỏng lẻo” đánh mạnh vào sự suy đồi và tham nhũng của chế độ cũ. Ngày 2 tháng Mười 1793, Công Xã Paris đã ra nghị quyết rằng:
Nghiêm cấm mọi phụ nữ vô đạo đức diễu hành trên đường phố, dạo chơi trong công viên và khêu gợi sự dâm đãng truỵ lạc tại đó. Đại hội đồng kêu gọi sự giúp đỡ để thực thi và bảo tồn nghị định đến các thành viên Cộng Hòa, những người nghiêm khắc và yêu quý các luân lý tốt lành, các bậc cha mẹ trong gia đình. Đại hội đồng mời gọi các bô lão, trong vai trò đặc sứ của đạo đức, thấy được rằng những luân lý này không bị xúc phạm…”
Nghề đĩ điếm bị cấm đoán từ ngày 21 Nivôse II (10 tháng Giêng 1794) bị Công Xã coi như một sự hành nghề trong chế độ cũ và dù gì cũng  không cần thiết khi có đầy công việc trong kỹ nghệ chiến tranh. Tuy nhiên, nó vẫn tồn tại trong vai trò một nghề bí mật cho 20,000 gái trẻ tại Paris.
 Trong suốt cuộc Cách Mạng, có một hố sâu ngăn cách về giai cấp và chính trị giữa cá nhân những người biện hộ cho nữ quyền như Olympe de Gouges và Etta Palm, giờ đã chết hay bất tín nhiệm vì sự bảo thủ chính trị của họ và sự ủng hộ của đám Sans-Jupons (phe vô sản Không váy) cho sự sống còn và những mục tiêu quân sự của phong trào quần chúng như một khối nguyên vẹn. Vào tháng Năm 1793, Théroigne de Méricourt, người ủng hộ phe Girondins đã là đối tượng bị những người phụ nữ Jacobins đánh đập đến nỗi bà không bao giờ bình phục. Trong 5 tháng sau tháng Năm , những nữ công dân Cộng Hòa của Cách Mạng đó do Claire Lacombe và Pauline Léon dẫn đầu, đã bắc một nhịp cầu nối lại giữa nữ quyền và sự tồn tại chính trị qua việc tổ chức một một nhóm phụ nữ tự trị và vận động cho các quyền lợi của phụ nữ tại các văn phòng công cộng kể cả quyền mang vũ khí, trong khi  vẫn duy trì sự nối kết với phe cánh cấp tiến của nhóm Sans-Culottes: “the Enragé (những kẻ phẫn nộ).” Các quy định của nữ công dân được đọc: “Tất cả các thành viên của hiệp hội không gì khác hơn chính là một gia đình các chị em.” Một phái đoàn từ Droits de L’Homme Section (uỷ ban nhân quyền) đến thăm viếng đã khen ngợi hiệp hội:
“Hiệp hội của quý vị là một phần của toàn xã hội và không phải ở trong thành phần kém quan trọng nhất. Khái niệm tự do đã tìm thấy một trường học mới ở đây: các mẹ, vợ và con cái đến đây để học tập, khích lệ nhau trong việc thực thi các đạo đức xã hội. Quý vị đã đập tan cái mắt xích của thành kiến. Cái mắt xích đã quản thúc phụ nữ vào trong cái bầu không gian chật hẹp của gia đình, làm cho một nửa của mỗi cá nhân bị thụ động và bị cô lập không còn hiện hữu trong con người quý vị nữa.  Quý vị muốn chiếm lại vị trí của quý vị trong cái trật tự xã hội. Sự thờ ơ xúc phạm và làm nhục quý vị…”
Nhiều chi bộ tại thủ đô đã bắt đầu thu nhận phụ nữ vào trong các buổi họp của họ, với chi bộ Hommes de Libres và Panthéon đã công nhận đầy đủ quyền bỏ phiếu.  Những chi bộ khác có vẻ cẩn trọng: chi bộ Xã Hội Quần Chúng của Luxembourg thu nhận phụ nữ trên 21 tuổi và những con gái của họ trên 14 tuổi vào, nhưng giới hạn phụ nữ chỉ được chiếm 1/5 số hội viên.Tuy nhiên, Robespierre chẳng bao giờ để ý nhiều đến sự đấu tranh  mòn mỏi của các nữ công dân, trong nhật ký của ông có đoạn ngắn: Giải tán các phụ nữ Cộng Hoà cách mạng.
 Khi sự chỉ trích lên cao, Lacombe đương đầu với Nghị Viện ngày 8 tháng Mười 1793:
Giới tính của chúng ta chỉ sản xuất ra một nữ quái (Marie-Antoinette), trong khi trong 4 năm trời, chúng ta bị phản bội và ám sát bởi những con quái vật không có con nào có nam tính. Quyền lợi của chúng ta là quyền lợi của người dân và nếu chúng ta bị đàn áp, chúng ta sẽ biết làm cách nào kháng cự lại sự đàn áp.”
Tuy nhiên, trong khi các nữ công dân thu hút 300 phụ nữ vào các buổi họp của họ và tuyên bố con số ủng hộ tích cực lên tới 400 hay hơn nữa, thách thức của họ chìm nghỉm trong sự chống đối của chủ sạp tại chợ mà sự kiểm soát giá cả của họ đe doạ sự đói nghèo. Vào ngày 24 tháng Mười, một nhóm nữ công dân bị nhóm phụ nữ tại chợ đánh đập tàn bạo, tạo nên một cớ cho phe Jacobins và Quốc Hội Nghị Viện cơ hội chống lại họ, Người bạn Amar của Robespierre thuộc Ban An Ninh Thường Trực đã kêu gọi Nghị Viện đóng cửa hiệp hội qua lời kêu gọi tới những nghĩa vụ về trật tự tự nhiên:
“Mỗi giới tính thích hợp cho loại nghề nghiệp dành riêng cho giới tính đó;  các hành động của nó được giới hạn trong phạm vi không thể bị phá vỡ theo luật tự nhiên đã đặt giới hạn lên nhân loại những yêu cầu bắt buộc. Nếu chúng ta suy nghĩ rằng sự giáo dục chính trị cho đàn ông vẫn còn ở trong trạng thái bình minh mới ló dạng, rằng các quy định vẫn chưa phát triển và chúng ta vẫn đang ngập ngừng với hai chữ “tự do,” vậy thì sự khai hóa về những quy định đó đối với phụ nữ còn yếu kém hơn bao nhiêu nữa khi mà sự hiểu biết chính trị của họ hầu như không có gì. Sự có mặt của họ trong xã hội quần chúng sẽ trao một vai trò tích cực của chính quyền cho những người phô bày ra những tư tưởng sai lầm hay bị dẫn dắt sai lạc.”
Vào ngày 30 tháng Mười, tất cả câu lạc bộ phụ nữ bị đóng cửa kể cả 60 hội tại các vùng tỉnh.
Điều không thể tránh được là những đòi hỏi sinh tử của việc tổng động viên toàn quốc cho chiến tranh có thể đã làm đảo lộn sự tản quyền trung ương  của những năm đầu Cách Mạng. Các cuộc nội chiến trong năm 1793 đã mang đến một sự rõ nét về những nguy hiểm của  việc địa phương tự trị, như các đội quân Cách Mạng, cao trào của những yêu sách phụ nữ cấp tiến,  và sự chống lại Thiên Chúa Giáo làm nổi bật sự thách thức của những khai mào địa phương.  Phong trào phản cách mạng đã củng cố cho phe cánh Jacobins bất tín nhiệm đối với những ngôn ngữ thiểu số. Vào tháng Giêng 1794, Barère (mặc dù ông ta xuất thân từ vùng Pyrénées nói ngôn nghữ Occitan) đã nguyền rủa sự ngu dốt và cuồng tín mà bọn liên minh ngoại quốc thao túng đến “những người được hướng dẫn một cách tồi tệ hay những người nói một loại thổ ngữ khác với thứ ngôn ngữ của nền giáo dục công.” Vì quên mất những hy sinh phi thường tại biên giới của những người yêu nước xứ Basques, Calatans, Flamands và Provenҫaux khi ông ta phát biểu, Barère đã cho rằng tư tưởng cộng hòa, nền văn minh và tiếng Pháp đồng nghĩa với nhau, Thật ra, những đáp ứng cho cuộc Cách Mạng tại các vùng miền  ngôn ngữ thiểu số rất khác biệt nhau. Tuy nhiên,  sự khinh thường mà các “đại biểu đặc nhiệm” và thành viên của các đạo quân Cách Mạng biểu lộ  ra đối với các ngôn ngữ  và văn hóa thiểu số càng làm trầm trọng thêm sự bất tín nhiệm của Paris.
Sự khuấy động của hầu hết các nhóm dân quân Sans-Culottes đã tiết lộ ra những căng thẳng trong nội bộ các liên minh quần chúng trong năm Cách Mạng thứ Hai (1793). Nhưng những thành tựu của liên minh này cũng không kém nổi bật vào cuối năm 1793.  Vào thời điểm đó, các lực lượng Cộng Hòa do Napoleon Bonaparte, một sĩ quan kỵ binh trẻ lãnh đạo đã chiếm lại Toulon và quân ngoại quốc chịu những tổn thất nặng nề ở vùng Đông Bắc và Đông Nam. Mặc dù thành tích không hoàn toàn đạt được mức tối đa, sự suy thoái kinh tế đã đổi chiều và giá trị của đồng tiền Assignat đạt được mức 48%. Cuộc nổi loạn tại Vendée đã được khắc phục và các cuộc nổi dậy của phe Liên Bang bị đè bẹp, với một tổn thất sinh mạng lớn lao trong cả 2 vụ. Tháng 12 năm 1793 và tháng Giêng 1794 là cao điểm của các cuộc hành hình: 6882 người trong số 14,080 bị toà kết án vào thời khủng bố đã bị xử tử trong mấy tháng này.
Chính trong bối cảnh của sự thành công quân sự này nhưng cũng với những quá độ và những liên tục kiềm chế tự do mà một cuộc tranh luận sinh tử và cần thiết đã xẩy ra về sự tiếp tục và chiều hướng của sự khủng bố, khi những người Jacobins “ôn hòa” như Danton và Desmoulins hối thúc chấm dứt sự kiểm soát của thời khủng bố và sự thực thi Hiến Pháp 1793. Vào ngày 20 tháng 12, họ tra vấn Ủy Ban Công An tại Le Vieux Cordelier:
Quý vị muốn tiêu diệt tất cả kẻ thù của quý vị bằng phương thức hành hình hay sao?  Đã bao giờ có một sự điên rồ quá mức như vậy chưa? Quý vị có thể nào đưa một người lên bục tử hình mà không tạo thêm mười kẻ thù nữa từ gia đình và bạn hữu của người đó? Tôi lại nghĩ khác hơn với những người nói với quý vị rằng việc khủng bố phải duy trì để giữ trật tự.”
Tuy nhiên, nguy hiểm đã không hết: Tại mặt Tây Nam, quân Tây Ban Nha vẫn kiểm soát vùng lãnh thổ của Pháp. Tại St-Domigue, đề nghị tháng Sáu 1793 về việc trả tự do cho nô lệ khi họ muốn chiến đấu cho nhà nước Cộng Hòa (theo sau bởi sự giải phóng vào tháng Bẩy và tháng Tám được lan ra tới khắp các thuộc địa của Pháp theo bộ luật 4 tháng Hai 1794) đã không thành công trong việc đánh bại liên minh các điền chủ trại da trắng và hạm đội Anh Quốc. Trong tình trạng như vậy, Quốc Hội Nghị Viện đã đáp trả bằng cách giữ nguyên Ủy Ban và các thành viên của nó.
Hơn nữa, như ta thấy, đặc biệt đối với Robespierre và các đồng sự của ông, việc khủng bố có mục đích sâu xa hơn là chỉ đơn giản thắng cuộc chiến. Đối với Robespierre, viễn ảnh của ông ta về một xã hội hồi sinh, có đạo đức và phủ nhận đạo giáo là cái lý tưởng cốt lõi của cuộc Cách Mạng.  Ông ta diễn thuyết trong Nghị Viện vào ngày 5 tháng Hai 1794:
“Đã đến lúc phải bày tỏ rõ ràng mục đích của Cách Mạng. Chúng ta ước muốn có một trật tự của mọi thứ, nơi đất nước bảo đảm  sự an sinh của mỗi cá nhân và từng cá nhân hãnh diện hưởng thụ sự thịnh vượng và vinh quang của đất nước. Chúng ta mong muốn cải tổ đất nước chúng ta thành một đế chế của lý trí thay vì thể chế độc tài theo truyền thống, một dân tộc hoan hỉ, hùng mạnh và hạnh phúc thay vì một dân tộc bất hạnh, phù phiếm và bần cùng. Đó là có thể nói rằng, tất cả những đức tính và kỳ tích của chế độ Cộng Hòa thay cho những thói hư tật xấu và những chuyện vô bổ của chế độ quân chủ.”
Tuy nhiên, cuối cùng người dân Pháp mà Robespierre nhìn thấy trong tấm gương không phải là hình ảnh phản chiếu của chính ông ta.
Ngược lại, đối với đa số Quốc Hội Nghị Viện, mục tiêu của khủng bố là sự đạt được hòa bình; và sự kiểm soát về kinh tế và chính trị, cuối cùng là những cưỡng bức tạm thời và đáng tiếc: sự mở rộng chung về quyền lực của Ủy Ban là một sự công nhận những thành tựu của nó và vì sự khủng hoảng chiến tranh tiếp tục, nhưng đó không là một sự đo lường về sự ủng hộ cho những tư tưởng của phe Jacobins. Mặt khác, nhóm Sans-Culottes đã phát triển một tầm nhìn cấp tiến khác biệt về một xã hội với những nông trại và hãng xưởng nhỏ bé được tạo nên từ sự tái phân bổ tài sản và được củng cố bằng một nền giáo dục miễn phí, thanh trừng bọn ăn trên ngồi trưóc cũ và một nền dân chủ trực tiếp. Cuối cùng, sự chia rẽ chính trị và xã hội trong nội bộ đồng minh Cộng Hòa được chứng tỏ là không thể hòa giải và giải thích cho nền chính trị đầy chết chóc 1794.
Ngược lại với những lời kêu gọi ngày càng tăng cho một sự giảm bớt chính sách khủng bố, Hébert và các đồng minh của ông ta đã kêu gọi một cuộc nổi dậy quần chúng khác giống như trong ngày 5 vâ tháng Chín 1793, khi nhóm Sans-Culottes cuối cùng đã áp đặt ý nguyện của họ lên Quốc Hội Nghị Viện để đẩy mạnh chính sách khủng bố đi xa hơn.  Trong việc xúc tiến, họ đã cung cấp lý lẽ cho Ủy Ban Công An có thể chống lại cả hai nhóm “cực đoan” và “khoan nhượng,” sự nghẹt thở của phong trào quần chúng tại Paris và các nơi khác được hoàn thành với sự hành quyết đám Cordeliers trong tháng Ba (gồm có Hébert, Ronsin, Vincent, Cloots và các đồng chí của họ) và sự đóng cửa 39 hiệp hội quần chúng. Điều này giúp Nghị Viện rảnh tay để khuyến khích việc buôn bán tại các thị trường mở bằng việc nâng giá lợi nhuận. Đi đôi với sự áp đặt lương tối đa ở tỷ lệ bằng  tỷ lệ tháng Chín 1793,  điều này tạo nên một cú đánh nghiêm trọng vào những người hưởng lương và đồng tiền Assignat một lần nữa lại xuống giá tới 36%  vào tháng Bẩy.
Những người đi theo Robespierre đã bước trên một lối đi hẹp giữa những người ủng hộ ngày càng xa lánh họ cả trong và bên ngoài Nghị Viện, và sự trông cậy vào những cố gắng lấy ý kiến công chúng làm khuôn mẫu nhân danh ý nguyện và đạo đức Cách Mạng mà họ tuyên bố  độc quyền. Trong bối cảnh này, Saint-Just đã rút ra sự kiên quyết của Rousseau rằng, ý nguyện chung không đơn giản là sự hỗn hợp ý kiến nhưng là một nhận thức không bị sa đọa của lợi ích chung: theo ngôn từ của Robespierre là “một ý nguyện duy nhất.” Vào ngàyy 26 Germinal năm Cách Mạng II (15 tháng Tư 1794), Saint-Just đã biểu lộ sự ưa thích của ông ta cho một nền chính trị “lương tâm công chúng, bao gồm sự khát khao của người dân cho lợi ích chung.” Vì vậy ông tin rằng: “không may, sự khát khao này đã bị làm sai lạc bởi những ý định xấu xa của những đồng minh trước đây.” Bài diễn văn của Saint-Just chỉ đọc sau sự hành quyết nhóm Cordeliers và nhóm “nhân nhượng” ít ngày và một ngày trước sự bắt giữ Pauline Léon và Claire Lacombe như những cảm tình viên của Hébert (Léon được thả vào tháng Tám 1794 và Lacombe một năm sau đó).
Sự chia rẽ trong số “những người ái quốc” đã làm cho nhóm lãnh đạo Jacobins ngày càng liều lĩnh. Vào ngày 20 tháng Tư, Billaud-Varenne đã báo cáo lên Quốc Hội Nghị Viện thay mặt Ủy Ban Công An về điều cần thiết phải làm là:
“Để lấy lại sự hứng khởi của người dân muốn quay về với sự tự do, bởi thế, một hành động mạnh mẽ là cần thiết, một sự thúc đẩy mãnh liệt, thích hợp để phát triển các đức hạnh dân sự và trấn áp những dục vọng của sự tham lam, mưu đồ và tham vọng.”
Một thời gian ngắn sau đó, Robespierre cũng đưa ra một báo cáo về việc tổ chức các lễ hội công cộng, tìm kiếm cả hai sự bảo đảm cái nhiệm vụ hướng dẫn dân sự cho họ và để kiểm soát họ.  Lễ hội Robespierrist đạt tới cực điểm trong buổi “lễ của Đấng Tối Cao” ngày 7 tháng Năm mà ông  ta đã hy vọng dùng để tái liên kết những người ái quốc quanh một niềm tin chung đối với một thượng cấp. Đây là một màn trình diễn phô trương do Jacques-Louis David chỉ đạo và với Robespierre lúc này là chủ tịch của Nghị Viện dẫn đầu cuộc diễn hành trong trang phục áo khoác ngoài màu xanh ưa thích của ông với một bó hoa màu xanh trong tay. Tuy nhiên, sự thiếu phần tự phát của lễ hội đã xác quyết cho sự lo sợ của Saint-Just là cuộc Cách Mạng đã bị ngưng trệ.
Tương tự, các nhiệm vụ giữ gìn trật tự của chính sách khủng bố ngày càng tìm kiếm sự kiểm soát nội dung của các buổi trình diễn nhạc kịch. Kể từ cuối năm 1793, 150 vở nhạc kịch đã bị kiểm duyệt bằng cách phải viết lại hay bị cấm thẳng thừng. Vào tháng Ba, Corneille và Racine đã biến mất khỏi sân khấu và vở kịch William Tell phải viết lại trước khi tái xuất hiện vào tháng Năm 1794 với cái tên “ Les Sans-Culottes Suisses.”  Một cuộc tranh luận mãnh liệt theo sau đó về việc những vở kịch phi Cách Mạng có không cần thiết phải “mang tính yêu nước” hay không.  Trong việc biện hộ cho sự sản xuất các vở kịch câm, Adèle de Sacy chống lại sự tố cáo rằng đó là những vở phản Cách Mạng. Viên giám đốc của Học Viện Nghệ Thuật biện giải:
Người Cộng Hoà tốt không sợ hãi sự phản đối hay tố cáo vì chúng là loại đá thử vàng của quyền công dân. Nhưng mỗi một sự phản đối hay tố cáo phải được xem xét, kiểm tra tận gốc rễ. Đây là nhiệm vụ giám sát, và chỉ có vậy thì sự tôn trọng quần chúng mới mang lại công lý cho kẻ tố cáo.”
Trong tháng Năm, Robespierre đã can thiệp để cho phép các vở kịch chế độ cũ được trình diễn nguyên vẹn như một phương cách để giải quyết những căng thẳng trong việc cố  gắng xử dụng chất liệu có trước Cách Mạng cho các mục tiêu Cách Mạng. Tuy nhiên vào tháng sau,  cuộc tranh cãi vẫn tiếp tục về việc tất cả các thứ đại diện sân khấu có nên được “dạy dỗ và làm cho chính xác” hay không.
 Việc dính líu trực tiếp vào nghệ thuật sáng tạo trong cái nền chính trị của thời khủng bố đã mang lại những hậu quả thê thảm. Vào năm 1788, David đã vẽ lên một bức tranh chân dung sáng chói của Antoine Lavoisier và bà Marie-Anne vợ ông. Lavoisier là con trai một nhà tư sản giàu có đã từng mua tưóc vị quý tộc, và vào năm 1768 trở thành một viên chức thuế vụ tư nhân. Ông ta cũng là một nhà khoa học sáng chói nhất trong thời đại của ông. Cuốn sách quan trọng nhất của ông là cuốn “Traité élémentaire de la chimie” xuất bản năm 1789. Khi chống lại các giả thuyết cho rằng không khí, nước, lửa và đất là các nguyên tố không thể tách rời, Lavoisier đã thiết lập ra những  phương pháp phân lượng cho sự định rõ các nguyên tố hoá học và đã phát minh ra cái hệ thống để định danh các hợp chất hoá học. Thí dụ, ông đã khám phá ra rằng, nước là một hợp chất của hydrogen và Oxygen, và cái diễn tiến hoá học của sự bùng cháy. Sau năm 1789, Lavoisier, một người bạn của Franklin , đã  bỏ tâm huyết của mình vào cuộc Cách Mạng, hành động như một viên chức cao cấp trong suốt cuộc chiến và trong nhiệm vụ phát minh ra hệ thống thước tây (metric system) khi ông tiếp tục những thí nghiệm của mình. Tuy nhiên, ông ta có một kẻ thù đầy uy quyền là Jean-Paul Marat, người mà những lý thuyết khoa học ông này bị Lavoisier đưa ra là giả mạo (dối) khi Marat cố gắng gia nhập vào Học Viện Khoa Học Hoàng Gia. Vào năm 1791, Marat tố cáo ông:
Tên nhóc đáng khinh này hưởng thụ một lợi tức 40 ngàn đồng Livres chẳng có yêu sách nào khác hơn để nổi tiếng ngài việc  đưa thành phố Paris vào trong tù với một bức tường tốn phí hết 30 triệu của người nghèo.  Cầu trời cho hắn bị treo cổ lên cái cột đèn gần nhất.”
Vào tháng 11 năm 1793, lúc này tất cả những chủ nông trại trước đây đều đã bị truy tố. Robespierre đã can thiệp cứu mạng một trong số họ. Tuy nhiên, David, người đã gia nhập vào Ban An Ninh Quốc Gia vào tháng Chín và đã ký trên 400 trát lệnh bắt giữ, rõ ràng đã không có một nỗ lực nào để cứu người mà ông đã từng vẽ chân dung. Lavoisier ra trước toà án Cách Mạng vào 5 tháng Năm 1794 và đã viết một bức thư cuối cùng cho vợ trước khi bị hành quyết  vào ngày 8:
Anh đã sống một cuộc sống tương đối lâu dài, trên hết, là một cuộc sống rất hạnh phúc; và anh nghĩ rằng anh sẽ được nhớ đến với ít nhiều tiếc nuối và có lẽ một vài tiếng tăm sau lưng. Anh còn có thể đòi hỏi gì hơn nữa? Những biến cố mà anh có liên quan đến có lẽ sẽ giúp anh thoát khỏi những rắc rối của tuổi già. Anh sẽ ra đi mang theo nguyên vẹn năng lực của anh.”
Rõ ràng đã có nhiều cái chết không cần thiết trong năm này, mặc dù không có cái nào quá phí phạm cho nhân loại như cái chết của Lavoisier. Một cuộc cách mạng bắt đầu trong năm 1789 với tính nhân đạo, cái nhiệt tình đổi mới dường như đã biến chuyển thành một cơn ác mộng của những  lăng nhục thái quá đối với tự do cá nhân và sự an toàn của con người. Điều này vẫn luôn là một bài toán khó đoán quan trọng nhất của cuộc Cách Mạng Pháp. Tại sao lại có một chính sách khủng bố trong giai đoạn 1793-1794? Có phải phong trào phản cách mạng đã làm cho cuộc Cách Mạng  trở nên bạo động, hay chính sự bạo động cách mạng năm 1793-1794 là một đáp trả tương xứng cho sự đe doạ của  phong trào phản cách mạng?
Những hồi đáp cho những câu hỏi này luôn luôn phụ thuộc vào cả nhận thức đặc biệt của các sử gia và trong bối cảnh mà họ đang viết. Cùng một giọng cảm thông là kiệt tác “Twelve who Ruled” của R.R. Palmer  được viết trong những ngày đen tối nhất cùa Thế Chiến 2 vào năm 1941. Palmer diễn tả Robespierre như một trong nửa tá các tiên tri của nền dân chủ.
 Kể từ 1940, không còn nữa chuyện đáng tức cười như người ta đã từng nói rằng dân chủ được thành lập trên đức hạnh. Khi chúng ta đọc qua một bản tổng kê những thay đổi mà Robespierre đã loan báo rằng chính quyền Cách Mạng mong muốn được thấy chúng trong nước, chúng ta  cảm nhận được một sự tương tự chắc chắn với cái mà chúng ta có thể đọc được trong báo buổi sáng.
Ngược lại, đối với Pierre Chaunu, chính sách khủng bố gợi lên hình ảnh của (cuộc diệt chủng) tại Cambodia và của các nhà tù thời Stalin cùng thời với thời điểm ông này viết vào năm 1983:
Thời kỳ của Jacobins chỉ có thể xuất hiện ngày nay như cái hành động đầu tiên, như hòn đá tảng của một loạt các hành xử lâu dài và đẫm máu trải dài từ 1792 cho đến thời đại chúng ta, từ cuộc diệt chủng Franco-French trong vùng Thiên Chúa Giáo Tây Phương qua các trại tù khổ sai Gulag của Sô Viết, đến sự hủy diệt gây ra từ cuộc Cách Mạng Văn Hoá Trung Quốc đến thời Khner đỏ diệt chủng tại Cambodia.”
Vào năm 1804, Tom Paine, một cựu chiến binh người Anh trong cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ, người mà trong giai đoạn 1792-1794 vừa có mặt trong Quốc Hội Nghị Viện, vừa trong ngục tù, đã đỗ lỗi cho cái ảnh hưởng khiêu khích của các lực lượng ngoại quốc về sự điên rồ. Tương tự, hầu hết các sử gia, cho dù là Marxist hay tự do, đã thấy cuộc Cách Mạng như đặt căn bản trên niềm tin tự do chân thật trong sự bao dung và tiến trình của ngành tư pháp cho tới khi nó bị buộc phải thoả hiệp vào một số các nguyên tắc ban đầu của nó vì những tình huống phản cách mạng gây bạo động.  Tuy nhiên, trước đó, các sử gia như Franҫois Furet, Patrice Gueniffey và Simon Schama đã biện luận rằng cái tâm lý của chính sách khủng bố đã hiện diện ngay từ khởi đầu của cuộc Cách Mạng tronng tháng Năm 1789 khi, như Gueniffey lý giải, “các nhà ái quốc” đã bắt đầu bôi nhọ các đối thủ của họ như những kẻ thù của một trật tự mới hơn là những thành viên khác biệt quan điểm. Niềm tin lan toả vào năm 1789 trong một “âm mưu của quý tộc” nhằm mục đích bỏ đói người dân Paris để họ không thể hoạt động, đã củng cố cho biến động phá ngục Bastilles và những ngày Cách Mạng tháng Mười, và được âm vang lại mỗi khi các nhà Cách Mạng cần giải thích việc làm trái nghịch với những chính sách của họ.  William Reddy đã tranh cãi rằng: “Lịch sử của Cách Mạng không thể được hiểu biết mà không có một lý thuyết tương đồng về những cảm xúc, rằng những con người quá sức nhạy cảm này ở một thời điểm họ bộc lộ ra trước công chúng những cảm giác đau đớn, sợ hãi và đố kỵ của họ.” Ông đề nghị những chuyện quá nhạy cảm như vậy để giải thích sự ám ảnh đặc biệt mà các nhà Cách Mạng đã có với các âm mưu hầu hết  là tưởng tượng, mà theo Lynn Hunt, vì âm mưu chính là nguyên tắc tổ chức cốt lõi của luận thuyết Cách Mạng Pháp. Truyền thuyết của Cách Mạng đến từ các âm mưu thống trị.
Đối với Simon Schama, bạo lực là nguồn gốc năng lượng tập thể của cuộc Cách Mạng.  Thời khủng bố, đơn giản cũng chỉ như thời 1789 với số lượng sinh mạng tử vong cao hơn. Biến cố đầu tiên trong bản tường thuật năm 1789 của ông, mà ông đã cố trì hoãn, là những vụ sát hại cùng lúc Bertier de Sauvigny và con rể ông ta  là Foulon trong ngày 22 tháng Bẩy. Dĩ nhiên, một sự khác biệt rõ ràng giữa những vụ sát nhân này và chính sách khủng bố thời 1793-1794 là các vụ khủng bố sau này là sự đàn áp có tính cách cơ chế toàn quốc hơn là sự trả thù quần chúng tự phát. Tuy nhiên, sự trả lời mang tính tố cáo của Antoine Barnave về cái chết của Foulon: “Vậy thì, dòng máu nào mới chảy trong sạch như vậy?” đã được Schama dùng để ám chỉ rằng các nhà Cách Mạng ở khắp mọi hình thức xuất thân đều có bàn tay dính máu. Dĩ nhiên, để chú trọng như Schama làm vào một vụ việc khủng khiếp như biến cố này là để cố giảm thiểu tầm quan trọng và ý định của cuộc Cách Mạng 1789: không phải quyền con người mà chỉ là sự giết hại những người vô tội mới là bản chất của nó.
Sự thực là có những dấu vết trong sự diễn giải các hình ảnh bằng lời nói trong  Cách Mạng, (và cả trong phản cách mạng) để định nghĩa các đối thủ của họ là những kẻ có âm mưu, những kẻ phản quốc và là kẻ thù. Điều này không đáng ngạc nhiên trong một xã hội mà cho tới 1789, chính trị chỉ dành riêng cho các thành phần thuộc triều đình với những mưu đồ của họ và là nơi Giáo Hội loại trừ những kẻ phê phán như những kẻ theo tà giáo. Khi Jacques-Alexis Thuriot đưa ra cái lý lịch Cách Mạng của ông như bằng chứng vô tội, Hébert trả đũa: “Biện minh rằng có phục vụ cho Cách Mạng  thì chứng tỏ được cái gì? Bọn người có âm mưu luôn luôn xử dụng phương pháp này, để có thể lừa gạt thiên hạ, bọn chúng phải ra vẻ phục vụ thôi. Bọn chúng cần đạt được sự tin tưởng của Cách Mạng thì mới có thể thao túng nó tốt hơn.” Tuy nhiên, cho rằng bản chất của Cách Mạng bởi thế tự nó có sẵn bạo lực là bỏ sót một thứ ngôn ngữ uy lực hơn của chủ nghĩa tự do và tái tạo, tự nó là một cố gắng để thoát ra khỏi sự bất bao dung và bạo lực của chế độ cũ. Hơn nữa, để giảm bớt đường hướng của cuộc Cách Mạng theo một dòng chảy không khoan nhượng theo cảm xúc và sự ám ảnh hoang tưởng với những âm mưu kết hợp lại thành chính sách khủng bố 1794 là đã bỏ sót những tiếng nói liên tục về chủ nghĩa tự do và sự khoan dung và cái đường lối mà theo đó sự bùng nổ chiến tranh đã biến đổi những chia rẽ chính trị  vào thành những vấn đề sinh tử. Như Timothy Tackett đã chỉ ra, cho tới cuộc trốn chạy của vua Louis XVI vào tháng Sáu 1791, và sự ồn ào của những cận thần lãnh đạo của vua cảnh báo sau khi ông bị bắt lại, đã có rất ít những bàn bạc về các mưu đồ ở trong Hội Đồng. Chính cái phong trào phản cách mạng và những cảm xúc hỗn tạp của hoảng hốt, giận dữ, tự hào và sợ hãi đã làm dấy lên điều mà nó nuôi dưỡng một sự sẵn lòng tin tưởng rằng kẻ thù đang ở khắp nơi. Sự khủng bố không thể chỉ đơn giản được hiểu như một ý niệm kiêu ngạo Cách Mạng.
Trong khi sự đe dọa quân sự còn tồn tại thì sự hiện hữu của chính sách khủng bố vẫn có thể được biện hộ. Vào tháng Prairial ll (20 tháng Năm đến 18 tháng Sáu), 183 trong số 608 sắc lệnh của Ủy Ban Công An có lên quan đến những vấn đề tiếp liệu và giao thông vận tải được Lindet ký; 114 liên quan đến đạn dược và do Prieur dela Côte-d’O khởi sự và 130 do Cannot ký liên quan đến lục quân và hải quân. Tuy nhiên, chắc chắn là vào cuối mùa xuân 1794, sự hành quyết các nhà Cách Mạng quần chúng của cả 2 cánh  tả và hữu của phe bá chủ Jacobins và sự leo thang chính sách khủng bố tại thời điểm thành công quân sự đã làm ngay cả những phần tử Sans-Culottes yêu nước nhất xa lánh. Những người bị cầm tù như những kẻ bị tình nghi gồn đủ loại từ những anh hùng thời 1789 và 1792, nhà sản xuất bia rượu Santerre, hầu tước de Sade. Rouget de l’Isle và nhà thơ vĩ đại nhất nước Pháp André Chénier. Đối với Jacques Ménétra, một thành viên tích cực của phe nhóm ủng hộ Robespierre, những ngày tháng này đã gợi lên một cách tương tự hình ảnh của việc ăn thịt người, sát nhân, sự man rợ và những cái chết không cần thiết, ít nhất trong nhận thức muộn màng sau đó. Đặc biệt, bộ luật 22 Prairial year ll (ngày 10 tháng Sáu 1794) đã mở rộng thêm định nghĩa về phản cách mạng một cách bi thảm:
“Điều 6: Những kẻ sau đây được coi là kẻ thù của nhân dân: những kẻ tìm cách phỉ báng hay phá hoại Quốc Hội Nghị Viện, những kẻ tìm cách gây chán nản tuyệt vọng, những kẻ tìm cách làm sai lạc ý kiến để làm thiệt hại năng lực và sự trong sạch của các nguyên tắc Cách Mạng và Cộng Hòa…
Điều 7: Hình phạt cho tất cả những kẻ vi phạm dưới quyền xét xử của toà án Cách Mạng là tử hình.”
Trên hết, đó là trận chiến Fleurus ngày 26 tháng Sáu cuối cùng đã chấm dứt sự đe doạ của quân Áo trên đất Pháp mà nó phô bày ra sự nghịch lý trong cái liên minh quần chúng của năm (Cách Mạng) ll. Sự kiện các vụ hành quyết theo điạ lý vùng miền trong thời kỳ khủng bố đã tập trung tại các tỉnh nơi mà sự đe doạ quân sự nặng nề nhất. Lúc này, khi áp lực quân sự đã giảm sút, số lượng hành quyết vì đối nghịch chính trị gia tăng. Sự thoát khỏi áp lực quân sự ngay tức thì đã phô bày ra một cách rõ ràng mục tiêu mới mà sự khủng bố được xử dụng. Kể từ tháng Ba 1793 đến 10 tháng Sáu 1794, đã có 1251 người bị hành quyết tại Paris.Theo sau điều luật 11 Prairial (10 tháng Sáu), chỉ trong 6 tuần lễ có 1376 người bị hành hình. Những tuần lễ này không phải là thời điểm đàn áp không ngưng nghỉ. Vào giữa tháng Bẩy, 71 đại biểu phe Girondins có thể đã phải nối tiếp đồng chí của họ lên bục hành quyết trong tháng Mười 1793, nhưng nhờ sự can thiệp của Robespierre, họ đã được trở về vị trí thành viên chính thức của Nghị Viện. Tuy nhiên, họ không có được sự tha thứ.
Bài diễn văn của Robespierre trong Nghị Viện ngày 26 tháng Bẩy với sự đe doạ mơ hồ đến những đại biểu không nêu tên đã cung cấp động cơ cho sự phản ứng.  Trong số những người âm mưu lật đổ ông là Fouvhé, Collot d’Herbois, Fréron và Barras, lo sợ rằng Robespierre có ý định đưa họ ra chịu trách nhiệm cho cuộc đàn áp đẫm máu phe nhóm Liên Bang tại Lyons, Toulon và Marseilles. Khi ông ta bị bắt giữ ngày hôm sau, ông đã không tìm được sự hỗ trợ của phong trào Sans-Culottes, đã bị bẻ gãy bởi những biện pháp của chính phe Jacobins, cái chết của những người lãnh đạo của phe nhóm và sự xa  lánh của những công nhân hưởng lương. Chỉ có 17 trong số 58 chi bộ đáp lại lời kêu gọi cứu giúp ông ta và tan rã không lâu sau đó.  Robesierre đã tự bắn vào hàm, rõ ràng trong một cố gắng tự sát. Robsepierre đi lên giàn hành hình vào ngày 28 trong sự đau khổ. Một nhân viên cảnh sát đã tường thuật rằng, khi đầu của Robespierre rơi xuống, có một đám thợ làm chổi hô to: “Coi cái cực điểm (Maximum) rơi vào trong rổ kìa!” (Robespierre lấy tên gọi là Maximum) và ngày hôm sau họ làm một cuộc đình công đòi tăng lương 1/3.
Cuối cùng, hơn 80 người phe Robespierre bị hành quyết.  Sự lật đổ  Robspierre và phe cánh của ông vào tháng Bẩy 1794 đã vượt xa hơn sự đảo chánh  một phe đảng cầm quyền đã tồn tại lâu hơn dự định của nó. Đó cũng là sự chấm dứt một chế độ có những mục tiêu song hành là cứu  vớt cuộc Cách Mạng và tạo dựng một xã hội mới. Nó đã hoàn thành mục tiêu đầu với một giá đắt đỏ, nhưng cái viễn ảnh của một dũng sĩ dân sự đạo đức, tự kiềm chế hiện thân trong một xã hội mới đã bị mai một đi. Những người trong Quốc Hội Nghị Viện đã vui thích vì sự lật đổ Robspierre chính là những cựu thù Girondins của ông, có sự tham gia của những người ủng hộ ông lúc trước mà họ thấy tiện lợi để tha thứ cho sự đồng thuận của họ trong thời kỳ khủng bố bằng cách trút bỏ lương tâm của họ lên nấm mồ của ông.

No comments: