Khi nhà vua chạy trốn - chương 3


Chương 3: Hành trình chạy trốn của hoàng gia


Thách thức của hoàng gia vào ngày cuối cùng trước khi chạy trốn thật rõ ràng và tỉnh táo: làm sao để đem đi toàn bộ gia đình thoát ra khỏi cung điện có trên  hai ngàn nhân lực  bao gồm  lính phòng vệ, gia nhân trong cung và các viên chức chính quyền đang làm việc và sống chung quanh nhà vua và hoàng hậu. Nhiệm vụ càng trở nên khó khăn hơn với những tin đồn đãi rằng đang có một kế hoạch đào tẩu như vậy đã loan truyền khắp Paris. Sau khi có sự tố giác của một tỳ nữ của hoàng hậu, lính phòng vệ đã được bổ xung để thiết lập canh gác cả trong lẫn ngoài Tuileries. Quả nhiên, với sự nghi ngờ lan toả, điều thật quan trọng bây giờ là hoàng gia phải duy trì được toàn bộ kế hoạch đánh lừa cho đến những giây phút cuối. Vì thế, hoàng hậu phải thận trọng trong sự duy trì mọi công việc như mọi ngày bình thường. Bà đi dự thánh lễ, rồi đi làm tóc. Sau đó bà đưa các con và tỳ nữ đi  dạo chơi một vòng qua dinh thự Tivoli và dùng bữa tối với gia đình gồm cả các anh chị em của nhà vua trước khi trở về phòng ngủ. Dù vậy, cô công chúa 12 tuổi con gái bà có cảm giác bố mẹ cô đang rất căng thẳng. Cô càng bối rối hơn khi tất cả những người hầu của cô, ngoại trừ cô bảo mẫu chính là bà Brunier, đều được cho nghỉ phép với lý do cô bị bệnh.
Thực ra, hoàng gia đang rất bận tâm trước vô số sự xếp đặt cuối cùng phải làm xong trước khi kế hoạch trốn chạy được xúc tiến. Một trong những mối quan tâm nặng nề nhất là việc chỉ dẫn tóm lược cho ba người lính hiện dịch sẽ đi hộ tống  hành trình, nhận lãnh những chi tiết thực tiễn và cung cấp một số biện pháp phòng vệ có giới hạn. Để thực thi nhiệm vụ này, bá tước d’Agoult, viên sĩ quan từng chỉ huy toán bảo vệ hoàng gia nay đã giải tán đã tuyển ba tay thuộc hạ giỏi nhất của ông ta: Franҫois-Florent de Valory, Franҫois-Melchoir de Moustier và Jean-Franҫois Malden là những quý tộc vùng tỉnh lỵ ít được biết đến đã từng phục vụ trong cùng một đại đội trong đoàn phòng vệ hoàng gia gần 20 năm. Cả ba đã chứng kiến cảnh đội quân của họ bị đám đông Paris nhục mạ trong những ngày tháng  Mười rối ren, và kể từ đó, họ thường lui tới với đám quý tộc tại Paris đã chạy tới bảo vệ vua vào ngày 28 tháng Hai, cho dù chính họ tuyên bố  không có tham gia vào đó. Cả ba thề hứa sẽ phục tùng nhà vua và sẽ giữ lòng trung thành của họ với hoàng gia ngay cả khi bị tra khảo gắt gao nhất bởi Cách Mạng nếu như bị bắt giữ. Valory thể hứa:  sẽ tận lực tận hiến đời mình cho đức vua. “Tôi sẽ không bao giờ đặt nghi vấn với lệnh của ngài. Tôi thề trung thành với ngài, tuân lệnh ngài với sự tôn kính và mến yêu.” Đầu tiên, vua Louis cho gọi Moustier vào ngày 17 tháng Sáu và bảo hắn ta nguỵ trang thành một nhân viên chuyển thư tư nhân và kiếm cho anh ta và 2 người kia áo choàng ngắn, quần da  đi ngựa chẽn và mũ rộng vành. Trước bữa ăn tối ngay trong đêm trốn chạy, ba người được bí mật dẫn vào phòng của hoàng gia từ một hành lang phía sau điện Louvre.Tại đây, nhà vua chỉ thị cho họ từng chi tiết theo kế hoạch mà Fersen và Bouillé đã soạn thảo nhiều tháng trước đó. Cả ba luôn luôn tuyên bố là họ chẳng biết gì về cuộc vượt thoát trước đêm đó và thật ra chẳng có lý do gì để không tin họ cả.
Cùng lúc đó, Fersen cũng làm việc  không hở tay như một người điều khiển giàn nhạc hoà tấu hỗn hợp  để giàn xếp người, ngựa và xe đúng vận hành. Trong ngày 20 tháng Sáu, anh ta đến ngân hàng của anh gặp viên đại sứ Thuỵ Điển. Anh ta bí mật ghé qua điện Tuileries  để lấy thêm hành lý cho chuyến đi và  chứng kiến tận mắt  việc mua bán cuối cùng các vật dụng dùng cho xe  như ngựa, yên,  roi đánh xe và những vận hành ráp nối chót của đủ loại  thân xe đã được làm từng giai đoạn để tránh bị nghi ngờ. Vào lúc 6 giờ chiều hôm đó, Balthasar Sapel, người  Đức đánh xe ngựa cho Fersen  đã đánh cỗ xe đen lớn dùng cho việc trốn chạy từ cửa tiệm đóng xe đến nhà của một người Anh giàu có trên đường Rue de Clichy. Tới 8 giờ tối, chiếc xe độc mã hai bánh dùng để chở 2 tỳ nữ quản gia được mang đến đậu ngay bên kia bờ sông Seine đối diện cung điện. Cùng lúc đó, một chiếc xe ngựa cho thuê được bỏ lại trong khu vườn của Tuilleries trên điện Champs-Elysées mà lát nữa chính Fersen sẽ xử dụng nó. Đến 9 giờ rưỡi, Valory và Moustier đến gặp Sapel trên đường Rue de Clichy và họ đánh xe lên một con đường quanh co đi qua những vùng ngoại ô phía Tây, rồi ra khỏi bức tường thành bao bọc thành phố đi vào một đại lộ ở phía Bắc đậu ở gần cánh cổng thuế quan Saint-Martin ở phía Đông Bắc Paris. Sau đó Valory cưỡi ngựa ra đi đến ngôi làng Bomdy để chuẩn bị sẵn sàng cho đợt đổi ngựa đầu tiên.
Riêng trong cung điện, giai đoạn đầu của kế hoạch trốn chạy khởi sự vào lúc 3 giờ chiều, ngay khi người được gửi tới hoàng cung với những điện văn cuối cùng của Bouillé, quận công Choiseul rời cung điện để chuẩn bị cho trạm dừng chân tại Somme-Vesle, nơi ông ta sẽ gặp đội kỵ binh tiền trạm bảo vệ  hoàng gia. Cùng đi với ông ta có lẽ là một thành viên tham gia đoàn chạy trốn lạ lùng nhất, Jean-Franςois Autié, thợ làm tóc cho hoàng hậu, được biết dưới cái tên Mr. Léonard.  Vào những ngày cuối, hoàng hậu quyết định rằng bà không thể chịu đựng nổi sự kham khổ trong cuộc sống ở tại Montmédy mà không có người làm tóc riêng của bà. Ngay trước khi Choiseul rời Paris, hoàng hậu cho gọi Léonard vào chầu và hỏi anh ta có sẵn sàng làm theo bất cứ gì bà  yêu cầu không. Và sau khi người thợ làm tóc đáp lại sẵn sàng làm với đầy nhiệt tình (làm sao có thể trả lời khác với hoàng hậu?), bà truyền cho anh chàng ra đi ngay lập tức cùng với Choiseul và  hoàn toàn tuân lệnh ông ta. Không biết là đi đâu, quần áo cũng không kịp thay và ngay cả đến mấy cuộc hẹn với khách hàng cũng không kịp huỷ bỏ, anh chàng thợ làm tóc ba mươi tuổi đã ra đi theo Choiseul đầy kinh ngạc và ngỡ ngàng.

Cuộc chạy trốn lớn lao

Vào khoảng mười giờ rưỡi tối, cuốc trốn chạy của hoàng gia bắt đầu đi vào hành động. Sau bữa ăn tối, vua Louis ôm lấy người em trai là quận công xứ Provence chào tạm biệt người em đi về hướng Bắc tới Bruxells trong một cuộc đào tẩu thành công. Đây cũng là lần cuối cùng trong đời 2 anh em gặp nhau. Sau đó Marie-Antoinette và bà de Tourzel lẻn ra ngoài đi đánh thức 2 đứa con, đồng thời loan báo cho 2 tỳ nữ chuẩn bị cho hành trình  đêm đó.  Kể ra 2 tỳ nữ quản gia, bà Brunier và de Neuville cũng vô cùng kinh ngạc như anh chàng Léonard. Nhưng họ hoàn toàn hiến dâng thân mình cho hoàng gia và đã sẵn sàng đi với họ tới bất cứ chân trời nào. Thực vậy, chính Neuville là người đã nhảy bổ vào sảnh đường tại cung điện Versailles ôm thái tử vào người để bảo vệ trong những ngày khủng khiếp tháng Mười. Họ đã cùng hoàng hậu và bà Tourzel lặng lẽ dẫn đám trẻ đi qua cái cầu thang phía sau xuống tầng trệt rồi lẻn tới khu  phòng ốc tối tăm đã được bỏ trống. 2 tỳ nữ quản gia lập tức thay đổi y phục nguỵ trang cho 2 đứa con của nhà vua trong trang phục của 2 cô con gái trẻ. Sau khi nguỵ trang xong, họ lập tức được tên lính gác Malden dẫn trở lên lầu rồi đi ra ngoài bằng lối ra vào chính của cung điện và băng qua sông Seine đến cỗ xe độc mã đang chờ.  Một người đánh xe thuê đưa họ đi tới ngôi làng Claye, trạm dừng chân thay ngựa thứ hai trong kế hoạch đào tẩu và họ chờ đợi tại đó suốt đêm.
Trở lại căn phòng tối bỏ trống ở tầng trệt trong cung, hoàng hậu lặng lẽ mở khoá cánh cửa bên ngoài của căn phòng bằng một chìa khoá mà bà đã tìm cách có được trong một mưu mẹo mấy tuần lễ trước. Trăng thượng tuần vẫn còn ở thấp dưới chân trời và có lẽ có đám mây che khuất. Hoàng hậu cẩn thận tính toán giờ giấc để thời gian ra đi của họ  tương đương với thời gian  mà một số lượng lớn các công nhân nhân viên làm việc trong cung điện trở về nhà họ. Với một số lượng đông người đi ra mỗi đêm, những tên lính gác bên ngoài dường như không bao giờ chú ý tới người trốn chạy đã được nguỵ trang. Tuy thế, bà Tourzel cũng run rẩy, một tay bồng cậu hoàng tử đang ngủ một tay dắt cô công chúa lớn hơn  băng qua khu sân triều tối om tiến về phía một dãy các cỗ xe ngựa có treo đèn chiếu sáng trên đường ở phía Đông cung điện, nơi mỗi đêm chúng vẫn thường  chờ để đón  rước những người rời khỏi hoàng cung. Chính Fersen ăn mặc như một người đánh xe bình dân đang chờ họ trên một chiếc xe ngựa thuê.  Sau đó họ đánh một vòng ngắn ngủi quanh thành phố cho tới giờ những người còn lại trong gia đình  ra đi thì trở về vị trí cũ vào lúc 11 giờ đêm. Bà Tourzel rất ngạc nhiên trước cung cách bắt chước thợ đánh xe Paris của anh chàng Thuỵ Điển này. Anh ta huýt sáo và còn dám dừng lại trò chuyện hút thuốc với họ một cách tự nhiên. Riêng cô công chúa nhớ lại rằng chưa bao giờ cô thấy thì giờ qua đi chậm như vậy.
Không lâu sau khi Fersen trở lại, Quận chúa Elizabeth em gái vua, người tự hoá trang cho mình và đi ra khỏi phòng qua một cánh cửa bí mật rồi lẻn ra khỏi cung đi đến chiếc xe ngựa mà Fersen đã có mật hiệu cho cô nhận  diện đang chờ. Nhà vua đáng lẽ phải ra đi kế tiếp. Nhưng đến phút chót có tướng Lafayette và ông Bailly thị trưởng Paris bất ngờ đến thăm hoàng cung và nhà vua buộc lòng phải tiếp chuyện họ. Chỉ đến 11 giờ rưỡi khi hai người đã ra về, nhà vua mới giả bộ đi ngủ, cho hầu cận nghỉ việc rồi mới đứng dậy hoá trang và chống gậy cùng Malden đi đến  cỗ xe đang chờ. Với sự điềm tĩnh thường ngày, nhà vua vẫn dừng lại giữa sân triều để cột lại dây giày. Người cuối cùng rời hoàng cung  chính là hoàng hậu. Tình cờ, bà xém chạm trán với Lafayette lúc đó cũng đang rời khỏi hoàng cung. May là ông ta bị choá mắt vì những ánh đèn chung quanh và đầu óc đang bận tâm với những vấn đề khác, viên tướng đã không để ý đến một người đàn bà đơn độc đang bước đi trong bóng tối và sau một vài giây lo lắng, bà cũng bước lên xe.
Giờ đã qua mười hai giờ rưỡi, trễ hơm kế hoạch đã định một giờ. Trong khi cả gia đình chen chúc nhau trong chiếc xe ngựa nhỏ chật hẹp, Fersen đã đánh xe băng ngang thành phố với Malden làm người phụ tá ở phía sau. Chiếc xe di chuyển chậm chạp vì e sợ gây chú ý. Thay vì đi thẳng đến cổng thâu thuế đường Saint-Martin, lúc đầu anh chàng lái xe về phía Tây Bắc dọc theo Rue de Clichy, nơi anh quan sát để chắc là cỗ xe lớn đã rời. Anh ta cũng lo tránh né những vùng ngoại ô Đông Bắc của Paris, nơi có sự nghi ngờ  rất cao và các hoạt động trên đường phố vẫn tiếp tục trong đêm. Cuối cùng khi đến được cổng, anh lại mất mấy phút lo lắng khi phải tìm kiếm Moustier, Sapel và cỗ xe  lớn lúc đó đang đậu trong một vùng tối cách xa hơn anh dự liệu.  Khi đã nhận ra xe, Fersen và hai người lính bảo vệ lập tức chuyển người qua xe lớn, đẩy cỗ xe nhỏ xuống mương và khởi hành đi dọc theo con lộ chính về phía Đông ra khỏi Paris.  Những việc hoãn tới hoãn lui đã làm họ  bị chậm trễ tới 2 tiếng ngoài kế hoạch. Đây là một đêm ngắn nhất trong năm, và đã bắt đầu có dấu hiệu tờ mờ sáng. Fersen hét lên với người đánh xe yêu cầu chạy hết tốc độ: “Lẹ lên, Balthasar! Mau lên! mạnh bạo lên! ngựa phải khoẻ chứ! Cho chúng chạy nhanh lên! Nửa giờ sau, chiếc xe đã tới được trạm dừng chân thay ngựa đầu tiên ở Bondy nơi Valory đang chờ.
Tại đây Fersen giã biệt đoàn người. Anh ta đã làm tròn phận sự của anh theo kế hoạch với sự táo bạo và lòng tự tin trong việc điều hành một cách ngoạn mục việc thoát ra khỏi cung điện Tuilleries và thành phố Paris như  một phép màu. Lúc này kế hoạch của anh là tách riêng ra, đi ngựa lên phía Bắc để vào địa phận Áo Hà Lan rồi sẽ đi dọc theo biên giới để gặp lại đoàn ở vùng Montmédy. “Tạm biệt phu nhân Korff”. Anh chào tạm biệt vị hoàng hậu cải trang một cách ngắn gọn rồi  phi ngựa về phía Le Bourget trong khi  đoàn hoàng gia tiến về phía Đông.


Ở trạm dừng chân thay ngựa kế tiếp tại Claye, đoàn lữ hành đã tập trung đầy đủ sau khi đã sát nhập thêm một chiếc xe nhỏ chở hai hộ khán. Khi mặt trời lên khoảng sau 4 giờ sáng, đoàn lữ hành tiến tới,  băng qua những vùng bình nguyên Ile-de-France và Champagne. Nhìn họ thấy có vẻ không đồng bộ.  Chiếc xe ngựa nhỏ nhoi màu vàng bên cạnh cỗ xe đen to đùng với bộ khung sơn vàng cộng thêm ba chàng vệ sĩ lực lưỡng trong những chiếc áo choàng màu vàng tươi: Valery chễm chệ trên lưng ngựa dẫn đầu, Malden ngồi ngự  phía trước trên chiếc xe bự và cuối cùng, Moustier cưỡi ngựa đi đoạn hậu. Cảnh tượng gây chú ý cho cả đám dân quê và dân tỉnh lỵ ở bất cứ nơi nào họ đi qua.  Có điều chắc chắn, đây là con đường chính nối Paris tới Germany và cũng là đoạn đường mà những kẻ lữ hành giàu sang di chuyển trên những chuyến xe sang trọng không phải là chưa từng có.  Tuy nhiên, khi họ tiến xa hơn về phía Lorraine, người ta quan sát đặc biệt lưu tâm tới ba chàng cảnh vệ. Chắc chắn là Moustier đã chọn đồng phục màu vàng một cách ngẫu nhiên. Tuy nhiên, đối với cư dân địa phương,  chúng dường như rất giống với loại y phục đặc biệt của ông hoàng De Conté, một thủ lãnh di dân  đã đào ngũ của một đạo quân phản cách mạng, đồng thời cũng là một lãnh chúa sở hữu nhiều đất đai tại vùng này của nước Pháp.
Lộ trình được chọn là một trong những xa lộ chính của  vương quốc vừa rộng rãi, thẳng tắp và bảo trì tốt với  hầu hết con đường có những hàng cây trồng dọc hai bên lộ và tới  khoảng nửa lộ trình có một lề đường lót đá, và sau đó được trải sỏi và được nâng cao  hơn cánh đồng. Một số đoạn đường chỉ mới hoàn thành trong năm 1785.

Giống như nhiều kẻ lữ hành giàu có trên những hành trình dài, đoàn lữ hành của vua liên tục thay người ngựa  ở mỗi trạm dừng chân suốt con đường. Valory thường đi khá xa trước những người khác để báo động cho những trạm trung chuyển kế tiếp để họ chuẩn bị ngựa xe sẵn sàng để thay đổi cho đoàn xe sắp đi tới. Tại mỗi trạm, họ cần thay thế từ mười đến mười một con ngựa. 6 con cho chiếc xe lớn, 2 hoặc 3 cho chiếc xe nhỏ và 2 ngựa cưỡi cho Valory và Moustier. Mỗi trạm cũng phải có thêm một hoặc hai người điều khiển xe hoặ  hướng dẫn viên luôn luôn có mặt trên xe đưa đoàn người đến trạm dừng chân kế, sau đó mới trở về vị trí trạm của mình. Louis mang theo một túi tiền vàng để thỉnh thoảng phân phát cho Valory để trả công và tiền thưởng cho những người lái. Họ  di chuyển  trên đường với tốc độ được chừng 9 hay 10 dặm một giờ, mặc dù nếu tính thêm cả 15 tới 20 phút dừng chân tại mỗi trạm trong cả thảy 19 trạm dừng, tốc độ bình quân của hành trình sẽ chỉ chừng 7 dặm một giờ.
Ban ngày trời ấm áp và đoàn xe di chuyển êm ả trên con đướng quê, ngựa kéo được thay đổi đều đặn không chút khó khăn, đoàn lữ hành cũng có cảm giác tự do và sảng khoái. Thời tiết có vẻ nóng và ẩm ướt, nhưng họ không gặp mưa. Có một lúc, khoảng ở gần Etoges, một bánh xe của chiếc xe ngựa lớn đụng phải cột mốc đá bên đường làm 4 con ngựa bổ nhào làm đứt dây cương. Một khoảng thời gian 30 tới 45 phút  sửa chữa lại càng làm chậm trễ thêm hành trình theo kế hoạch dự trù.  Tuy nhiên, hành trình vẫn tiếp tục không trở ngại.  Phần nguy hiểm nhất của hành trình dường như  đã được bỏ lại sau lưng họ. Bây giờ, đơn giản chỉ là khi nào thì tới được Somme-Vesle, nơi mà họ sẽ được đội kỵ binh của Choisel săn sóc và bảo vệ.
Ngồi trong xe, đoàn người dùng tay để ăn bữa ăn sáng ngoài trời hệt như “bọn săn bắn hay những thường dân du hành”, theo lối diễn tả của Moustier. Họ kể cho nhau nghe kinh nghiệm về cách trốn thoát ra khỏi cung điện Tuilleries. Hoàng hậu bình luận  về việc  tướng Lafayette chắc phải bối rối  và bực tức lắm khi phát giác ra sự trốn thoát của hoàng gia. Nhà vua lôi tấm bản đồ  và  kế hoạch hành trình ra đi đã soạn trước của ông ra và cho biết những làng mạc, thị trấn và trạm thay ngựa khi họ đi ngang qua.  Đây chỉ là chuyến đi thứ  3 của ông ra khỏi khu vực Paris và là lần đầu kể từ sau hành trỉnh đầy vinh quang tới Cherbourg năm 1786 và ông  bỏ hết nhiệt tình vào việc nghiên cứu địa dư và danh sách một cách chi tiết. Hoàng hậu nhận lãnh trách nhiệm phân chia vai trò cho từng người đảm đương như bà đã từng một lần thích thú khi làm điều đó với triều đình ở lâu đài Petit Trianon tại Versailles. Phu nhân De Tourzel sẽ đóng vai nữ bá tước De Korff; thái tử và công chúa đóng vai 2 đứa con của bà bá tước. Elizabeth và Marie-Antoinette đóng vai người hầu. Hoàng hậu và cô em gái nhà vua phải ăn mặc cho thích hợp với vai trò như thế với áo ngắn bên ngoài áo choàng đi với mũ đội cùng màu. Riêng với nhà vua, ông sẽ cải trang như một người dân bình thường với áo choàng và áo gi lê, mũ rộng vành để trở thành ông Durant, nhân viên đại lý thương mại cũa nữ bá tước.
Nhưng không lâu sau đó, mọi người cảm thấy mệt mỏi với vai trò đảm nhận và sự khắc nghiệt trong việc giữ kín sự nặc danh. Đặc biệt với vua Louis, người chưa từng bao giờ có kinh nghiệm trong việc giả làm một người khác.  Do đó, ông tin tưởng rằng Paris đã ở sau lưng họ với đám câu lạc bộ Jacobin cùng đám báo chí cuồng tín và đám đông cuồng dại, mọi sự giờ đã khác. Nhà vua và hoàng hậu giờ có lẽ phải được tôn trọng.  Khi thời tiết nóng bức hơn, họ kéo rèm lên, cởi bỏ mũ áo và khăn choàng và ngắm nhìn dân quê đang lao động trên cánh đồng.  Những người nông dân đồng thời cũng quan sát họ và tự hỏi về nhân thân của đám quý tộc giàu có trên chiếc xe màu vàng đen tổ bố lộng lẫy này. Trên những đỉnh đồi lên dốc dài, chẳng hạn như ngọn đồi đi lên từ thung lũng Marne đằng sau La Ferté-sous-Jouarre, hầu hết mọi người ra khỏi xe và bước đi phía sau xe trong khi đám ngựa hì hục kéo xe lên đồi. Sau đó trong ngày, nhà vua cũng bắt đầu ra khỏi xe ở tại những trạm trung chuyển, tự giảm bớt áp lực và có lúc dừng lại trò chuyện với đám người bao quanh ông, hỏi thăm về thời tiết và mùa màng giống như khi còn trẻ ông thường nói chuyện với dân lao động ở tại Versailles. Các vệ sĩ và 2 nữ hộ khán lúc đầu cũng lo lắng về cái tính thờ ơ của nhà vua. Ở một trong những trạm dừng chân, anh chàng Moustier đã cố che chắn nhà vua khỏi một đám đông lớn dân quê. Tuy nhiên, vua Louis bảo anh ta rằng lúc này không  cần quá cẩn thận như  vậy và  hành trình giờ dường như đã vượt qua được mọi bất trắc.  Cuối cùng, bọn vệ sĩ kết luận rằng hoàng gia dư biết họ đang làm gì và vì thế bọn vệ sĩ họ không cần phải quan tâm nữa.
Thực ra, người ta đã nhận ra nhà vua.  Franҫois Picard, một tài xế xe hàng tin chắc rằng anh ta đã thấy hoàng gia khi họ đổi ngựa bên ngoài đoạn trung chuyển Montmirail. Vua Louis  bị nhận diện lần nữa ở cách ba trạm sau đó tại Chaintrix bởi Jean- Baptish De Lagny, một nhân viên bưu điện cùng với Gabriel Vallet người con rể của ông. Cả hai người đã từng tham dự lễ hội Toàn Quốc ở Paris năm 1790. Như người dân đia phương ghi nhớ, tại đây cả gia đình hoàng gia đã ra khỏi xe và dùng bữa trong một quán trọ trực thuộc trạm đổi ngựa và họ đã để lại 2 cái chén nhỏ bằng bạc có đóng dấu huy hiệu của hoàng gia trên đó. Dù bất cứ gì, Lagny đã chỉ định Vallet đến lái chiếc xe của hoàng gia tới Châlons-sur-Marne, và anh con rể đã thì thầm tin tức nóng hổi này vào tai ông chủ bưu điện, một người bạn rất thân của gia đình anh ở tại đó.
Khoảng 4 giờ chiều, họ tiến vào Châlons, đoàn di hành có lẽ có lý do để bối rối.  Cho đến lúc này, đây là thị trấn lớn nhất giữa 2 thành phố Paris và Montmédy và chắc chắn là có nhiều gia đình quý tộc địa phương đã từng gặp gỡ hoàng gia tại Versailles. Dù vậy, Louis dường như chẳng ra vẻ thận trọng hơn những trạm phố thị nhỏ họ đã vượt qua.  Không kể tới ông Viet chủ bưu điện, nhiều người khác cũng đã nhận ra họ. Phu nhân Royale nhớ lại:  “Ai ai cũng nhận ra chúng tôi. Nhiều người đã tạ ơn Thiên Chúa cho họ được gặp gỡ nhà vua và họ cầu chúc ngài an lành trên con đường bôn tẩu”. Người dân có thực sự vui thích khi nhìn thấy nhà vua rời khỏi kinh đô không, hay đơn giản vì họ quá sốc đến không biết làm gì.  Ông Viet với đôi bàn tay điêu luyện lặng lẽ thay ngựa và nhìn đoàn xe rời xa thị trấn.  Viên thị trưởng tức thì được thông báo, nhưng ông ta cũng chẳng biết nên làm gì. Mãi đến nhiều giờ sau đó, khi người đưa tin đã từ Paris trở về để xác nhận tin hoàng gia bôn tẩu là chính xác và đã gửi theo một sắc lệnh ngăn cản lại thì chính quyền thị trấn mới bung ra hành sự.
Rời xa được Châlons  và đông tiến về phía biên giới  địa phận Lorraine, đoàn người bôn tẩu vô cùng lạc quan khi cảm thấy họ đã vượt qua được trở ngại lớn cuối cùng, chẳng bao lâu nữa sẽ ở trong sự che chở an toàn của công tước De Choiseul cùng đội kỵ binh của ông. Nắm toàn bộ chi tiết của hành trình trong tay, vua Louis nhận thức rằng họ đã trễ đến gần ba tiếng đồng hồ theo kế hoạch dự trù, dù vậy đối với ông chắc chẳng có vấn đề gì xảy ra. Tuy nhiên, tâm trạng  họ thay đổi thình lình khi họ đến gần trạm dừng chân tại Somme-Vesle, nằm đơn độc trên con lộ chính cách làng mạc một quãng đường. Trong một vùng khai khẩn nông nghiệp lớn trống trải ở chung quanh, họ hoàn toàn không thấy quân lính. Valory thận trọng điều tra và khám phá ra rằng, quả thực đội kỵ binh đã có mặt tại đó chờ họ bên một cái hồ nhỏ quá khỏi trạm dừng chân một chút, nhưng bọn lính đã bị dân quê địa phương quấy rầy và họ đã rút đi một giờ trước đó. Lúc đầu. đoàn người nghĩ rằng Choiseul có lẽ đã  chỉ rút đến một địa điểm kín đáo  xa hơn một chút. Thế nhưng khi họ tiến đến trạm đổi ngựa kế tiếp vẫn không thấy bóng dáng ai. Khi hoàng gia tiến vào thị trấn Sainte-Menehould vào lúc xế chiều, theo như lời của Tourzel,  giữa cái âm u của núi rừng Argonne bao phủ, họ còn bị bao vây bởi một nỗi lo lắng khủng khiếp.

Sụp đổ

Trong những ngày trước, việc tổ chức hộ vệ cho nhà vua lúc đầu diễn ra khá êm ả, mặc dù đã có những thay đổi vì cái quyết định ở giây phút chót của nhà vua khi kế hoạch thực hiện hoãn lại một ngày trễ hơn dự tính. Khi Fersen cùng hoàng gia hoàn tất việc chuẩn bị và tiến hành cuộc bôn tẩu ở Paris thì viên tướng Bouillé cũng đang thực hiện một loạt công việc xếp đặt việc chuyển quân để tiếp rước nhà vua. Chính viên tướng đã rời khỏi tổng hành dinh ở Metz hôm 16 tháng Sáu, lấy lý do với  chức sắc địa phương là  đi kiểm  tra mặt trận về các hoạt động của quân nước Áo theo như lời đồn đãi. Lệnh tập trung quân lính, thu gom tích trữ lương thực và tiếp liệu với số lượng lớn tại Montmédy được ban hành. Vào ngày 20, ông tướng đi tới Sternay, một thị trấn kiên cố tại Meuse nằm giữa Montmédy và Varennes.  Đứa con trai út của ông cùng với một sĩ quan nữa, nam tước De Raigecourt, đã được gửi tới Varennes trước đó cùng với toán thay ngựa, tăng viện cho khoảng 40  lính Đức đóng quân tại đó. Để tránh bị nghi ngờ, họ giữ ngựa trong chuồng của một quán trọ ngay ở mạn Đông của dòng sông và chỉ khi được thông báo  cho biết  nhà vua gần tới mới dẫn chúng đến tới ranh giới phía Nam của thị trấn Varennes. Ngay trong đêm 20 – 21 tháng Sáu, viên tướng Bouillé cùng một nhóm nhỏ sĩ quan bí mật cưỡi ngựa vào sâu hơn tám dặm ở phía Nam tới một vị trí vắng vẻ ngay phía Bắc một thị trấn nhỏ tên Dun. Trong khi đó, các toán kỵ binh Đức khác do Damas và Andoins chỉ huy từ mặt Nam tiến tới kiểm soát những vị trí  trọng yếu ở Clermont và Sainte-Menehould. Vào sáng ngày 21, Franҫois De Gougelat tự tay dẫn 40 khinh kỵ binh từ Sainte-Menehould đi tới Somme-Vesle gặp gỡ bá tước De Choiseul vào giữa trưa cùng với người thợ làm tóc Léonard đang chờ ở trạm dừng chân.
Tuy nhiên, những kế hoạch kỹ lưỡng này không được tiến hành ở nơi vắng người mà ngay giữa  sự chứng kiến của đám dân chúng thụ động.  Người dân Varennes không đơn độc trong việc nhận thức về việc di chuyển quân một cách khó hiểu ở trong vùng trong suốt tháng Sáu.  Mối nghi ngờ chung về ông tướng Bouillé, người có biệt danh “tên đồ tể của thành phố Nancy”, cùng những viên sĩ quan quý tộc  có mặt trong vùng càng gia tăng mạnh mẽ, cùng với sự có mặt đông đảo đám con buôn nói tiếng Đức trong tất cả các toán người mà dân chúng giờ thấy họ đi qua. Sự căng thẳng càng phức tạp hơn vì quân đội đã không có những lời cảnh báo trước về sự hiện diện của kỵ binh.  Chính quyền địa phương chỉ được thông báo vào phút chót rằng quân lính được gửi tới để bảo vệ chuyến xe tiền lương đang được chuyển  từ Paris tới để trả lương cho lính trấn biên cương. Thế nhưng lời giải thích không làm dân chúng địa phương bớt lo sợ.  Tại sao cần nhiều kỵ binh như thế khi  mà chỉ cần một toán hộ vệ đi theo từ đầu đến cuối là đủ?  Tại sao cấp chỉ huy phái đi toàn lính nói tiếng Đức? Liệu chiến tranh có xảy ra không luôn luôn là một câu hỏi nguy cấp cho vùng tiền tuyến, và nếu như thế, đội quân Đức do đám sĩ quan quý tộc chỉ huy sẽ chiến đấu cho phía nào? Nực cười là các toán hộ vệ được phái đến để bảo vệ nhà vua lại khơi dậy sự nghi ngờ lớn lao trong đám dân chúng nơi nhà vua phải  đi ngang qua.
Tại Montmédy, việc sửa soạn trại đóng quân to lớn cùng việc đặt nướng tới 18,000 khẩu phần bánh mì cũng kích thích sự lo lắng và nghi ngờ.  Những cuộc chuyển quân lạ thường trong thời bình, những quân cụ xuất hiện khắp mọi nẻo đường, lính canh rải khắp mọi nơi làm tăng thêm  sự cảnh giác trong đám quần chúng. Người dân Clermont ở sát cạnh phía Nam Varennes quan sát thấy có tới 150 kỵ binh đi ngang trong một ngày, hôm sau lại thêm 160 mạng nữa . Bọn đến sau này nhanh chóng tuyên bố ý định ở lại qua đêm. Không mấy người tin vào chuyện vận tải xe chở lương tiền, và tin đồn đãi lan toả ngay rằng cái “ kho tàng quý” bí mật đó có phải là do chính hoàng hậu và người anh lớn của bà, hoàng đế nước Áo, đang chuyển lậu đi hay kho tàng đó có khi là chính hoàng hậu không chừng. Tương tự vậy, thị trấn Sainte-Menehould  ở xa hơn về phía Tây cũng thấy sự xuất hiện đột biến không hề loan báo trước của 2 đội kỵ binh liên tục.  Đội thứ hai là một toán khinh kỵ do Andoins chỉ huy, vào giữa buổi sáng 21 tháng Sáu,  đã xuống ngựa  ngay tại trung tâm thị trấn và ở đó suốt ngày chờ đợi, trong khi viên sĩ quan chỉ huy lâu lâu lại cuỡi ngựa ra khỏi thị trấn đứng ngóng về phía chân trời xa. Hễ mỗi khi đám sĩ quan ra đi như thế, dân thị trấn lại thử bắt chuyện với đám kỵ binh nói tiếng ngoại quốc, mời mọc bọn chúng ăn nhậu để gạ hỏi về mục đích thực sự làm họ có mặt trong vùng.  Nhiều tên trong đám lính cũng cảm thấy có gì bí ẩn trong cái nhiệm vụ kỳ lạ này của họ và bắt đầu tự hỏi có nên tin tưởng bọn sĩ quan của chúng nữa không. Đến xế chiều, sự nghi ngờ đã lên đến một mức độ mà các phần tử vệ binh quốc gia (của lực lượng cách mạng) bắt đầu tự vũ trang và chuẩn bị cho một tình huống tệ hại nào đó chưa nhận diện được.
Cùng lúc đó, lại thêm một số biến cố thảm khốc xảy ra ở một vị trí thiết yếu tại Somme-Vesle, nơi  toán khinh kỵ binh của bá tước De Choiseul đang chờ đón, không phải trong thị trấn mà ở ngoài vùng quê rộng mở. Giống như những vùng quê xa xôi hẻo lánh của nước Pháp sau khi cuộc Cách mạng khởi sự, nông dân nơi đây đã cố tình chống lại việc đóng sưu cho đám lãnh chúa. Khi đám kỵ binh với áo giáp nón sắt lộng lẫy uy nghi ào tới, có một sự hoảng hốt lan tỏa nhanh chóng trong cộng đồng dân đia phương rằng bọn lính tới cướp đoạt tài sản mùa màng của dân chúng. Người dân tụ tập về từ khắp nơì với chĩa liềm trên tay la lối om xòm, hăm doạ bọn kỵ binh. Vào khoảng giữa trưa, sau khi nghe được tin tức từ đám người du hành đi qua, một phái đoàn vệ binh quốc gia từ Châlons đến điều tra sự việc.  Choiseul và Goguelat cố gắng giải thích cho họ với chuyện đoàn xe  tải tiền lương. Mặc dù đám vệ binh hành xử một cách hoà bình và quay trở về, người dân quê không bị thuyết phục và họ tiếp tục hăm doạ đội quân.
Cùng lúc đó, Choiseul càng trở nên bồn chồn với sự chậm trễ quá thời hạn của nhà vua. Goguelat đã cẩn thận sắp đặt giờ giấc cho hành trình và với sự tính toán của ông, hoàng gia đáng lẽ phải tới nơi vào lúc 2 giờ.  Trong một bức thư gửi đến Bouillé, ngay cả Fersen cũng hứa chắc rằng nhà vua sẽ đến Somme-Vesle vào khoảng 2 giờ rưỡi: “Ngài có thể tin chắc như vậy”. Cuối cùng, khi chiều xuống, viên bá tước trẻ đã đưa ra một số quyết định tệ hại dẫn đến hậu quả nặng nề cho toàn kế hoạch bôn tẩu. Mất bình tĩnh vì sự có mặt của đám đông, lại lo ngại rằng có thể nhà vua đã thất bại trong việc trốn khỏi Paris, lo sợ hơn nữa  rằng ngay cả khi nhà vua có tới được thì với hoàn cảnh gần như bạo loạn  ở trạm dừng chân thay ngựa này cũng gây nguy hiểm cho hành trình của vua, Choiseul ra lệnh rút lui, và không chỉ rút lui một quãng ngắn thôi mà rút hoàn toàn về đại bản doanh của Bouillé ở tại Stenay trên dưới 50 dặm. Có lẽ còn hơn cả số mệnh, ông ta còn chuyển lời tới cả những đơn vị  kỵ binh đang đợi lệnh phía sau ông rằng: “Dường như “kho tàng” không thể đến trong ngày hôm nay, Ta sẽ quay về bên cạnh tướng Bouillé. Ngày mai các ngươi sẽ nhận được lệnh mới “.  Cuối cùng, ông ta còn làm thêm một sự lựa chọn lạ thường khi xử dụng Leonard, người thợ làm tóc cho hoàng hậu làm người chuyển giao thông điệp.
Bá tước cùng lực lượng vũ trang nhỏ nhoi của ông biến đi khoảng 8 tiếng sau đó về hường Đông Bắc bằng cách đi xuyên qua cánh đồng chứ không xử dụng con đường chính, càng làm tăng thêm tình hình lộn xộn khi họ phi ngựa băng qua hết làng này đến làng khác mà không báo trước, trước khi  ồ ạt kéo vào cánh rừng Argonne và bị lạc đường. Ngược lại, anh thợ làm tóc Léonard trong vai liên lạc viên quân sự đi trên chiếc xe nhỏ đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc.  Liên tục lướt qua Sainte-Menehould, Clermont và Varennes, anh ta đã chuyển tải điược thông điệp cho hay rằng nhà vua không tới. Ở 2 thị trấn đầu tiên, Andoins và Damas hân hoan đón nhận tin để giải tỏa nhiệm sở quân lính và cho họ trở về nơi đóng quân với ý tưởng giảm bớt sự lo sợ của người dân địa phương.  Tuy nhiên, cả hai đều ở lại vị trí cùng một số ít sĩ quan chờ xem xét chuyện gì sẽ tới.  Tại Varennes, cả viên chỉ huy và đám kỵ binh đều rút lui trong đêm, chỉ còn lại Raigecourt và đứa con út của Bouillé ở lại quán trọ trong tư thế sẵn sàng chờ  đợi để thay đổi ngựa cho đoàn nếu vẫn còn cần thiết.
Khi đoàn lữ hành hoàng gia theo con lộ chính tiến tới Sainte-Menehould đi vào trung tâm thị trấn, nỗi lo lắng bởi không tìm thấy Choiseul có giảm bớt chút ít.  Giờ họ đã nhìn thấy đám lính, tuy  bọn chúng dường như đang nghỉ xả hơi, đã rời lưng ngựa và buông vũ khí. Vài người trong họ còn đang lai rai nhậu nhẹt trong quán. Điều đáng lo hơn là có thấp thoáng những toán vệ binh quốc gia cầm vũ khí trên tay đang đi lại tấp nập ở bên phía đối diện với dinh thự Hoàng Gia ở phía trước mặt sảnh đường lót đá sang trọng của thị trấn.  Đoàn lữ hành chắc phải có cảm giác như đang đâm đầu vào một bi kịch đang mở màn trên sân khấu của công viên thị xã, nơi toàn thể công dân đã tập trung nơi đó. Họ chắc cũng nhận thức được rằng mọi người đến để canh chừng họ,  đặc biệt cách họ nhìn đăm đăm mấy người vệ sĩ mà lúc này trông giống như người của  ông hoàng De Condé. Cách một số công thự xa xa trên con đường quẹo qua phải, đoàn hoàng gia  lữ hành tìm thấy trạm thay ngựa mà ở đó Valory và chủ  ngựa đã chuẩn bị sẵn sàng.  Việc thay đổi xảy ra nhanh chóng và trót lọt.  Trong khi họ chờ thay ngựa, lo ngại vì nghe được chuyện ầm ĩ xảy ra trước đó, hoàng hậu cho gọi Antoins đến cạnh xe. Viên sĩ quan cố gắng ra vẻ bình thường khi anh ta tiến gần. Nhưng khi nhìn thấy nhà vua, bản năng tự nhiên khiến anh đưa tay chào. Sau đó anh thì thào: “Kế hoạch đã không như dự tính. Thần dân phải rời xa ngay nếu không sẽ bị nghi ngờ”. Nói rồi anh ta bỏ đi ngay. Như Tourzel nhớ lại: “Mấy lời này như dao đâm mạnh vào tâm khảm chúng tôi”.
Người quản lý trạm thay ngựa, Jean-Baptiste Drouet, chỉ tới nơi sau khi công việc thay ngựa gần hoàn tất. Là đứa em trai trong nhà 2 anh em, 28 tuổi và đã phục vụ 7 năm trong đội kỵ binh trước khi trở về quê làm việc trên cánh đồng của gia đình và điều hành trạm nuôi ngựa do bà mẹ góa của anh làm chủ. Anh đầy tham vọng và đầy tự tin, nhưng anh cũng thấy bị ép mình vào công việc nặng nhọc của đồng áng là lao động chân tay, một sự hạ thấp đáng kể so với nghề nghiệp lôi cuốn của anh thời trẻ và là nguồn gốc của sự bất mãn. Lúc này, khi anh nhìn thấy cỗ xe lộng lẫy và khi cẩn thận quan sát người  bên trong xe, anh sững sờ khi nhận ra nhà vua và hoàng hậu nước Pháp, người mà  anh đã có lần thấy khi đơn vị anh đóng gần Versailles. Mặc dù trước đó chưa bao giờ nhìn tận mặt nhà vua, cái khuôn mặt của người đàn ông ngồi đập vào mắt anh giống như hình ảnh của nhà vua Louis XVI được in trên mớ tiền giấy mới được lưu hành sau đó. Sau khi nhìn đoàn xe rời bánh, anh ta bèn cho mọi người quanh anh hay rằng nhà vua vừa mới đi qua. Lúc đầu, cũng giống như người dân ở Chaintrix và Châlons, chẳng ai biết phải làm gì hay nghĩ gì. Nhưng chỉ ít phút sau đó, Andoins cho thổi kèn triệu tập, ra lệnh quân lính lên ngựa chuẩn bị lên đường và  thình lình, mọi việc trở nên tỏ tường trong mắt họ.  Tất cả chỉ là âm mưu. Bọn kỵ binh tới chẳng phải để hộ tống xe lương nào hết, nhưng là để theo dấu nhà vua hoặc đang chạy trốn, hoặc đang bị bắt cóc.
Sau thời gian một loạt các biến cố xảy ra tại Sainte-Menehould  ra vẻ mơ hồ, hầu như ngay tức khắc, đán vệ binh quốc gia  địa phương trang bị súng cá nhân và kèn trống  tự động tổ chức ra canh gác đường phố để ngăn chặn  lối đi lại của đám kỵ binh. Cùng lúc, những người dân khác bắt đầu gợi chuyện với bọn kỵ binh và thuyết phục họ bất tuân lệnh thượng cấp của họ.  Trong khi Andoins đang cố gắng giải thích với người dân thành phố, một trong những viên sĩ quan của anh ta nổ một phát súng lên trời và phá vỡ hàng rào vệ binh, tránh né khỏi mấy phát đạn bắn theo hắn để tìm đường  chạy thoát ra khỏi thị trấn. Lúc này, tiếng chuông nhà thờ đổ vang và hỗn loạn bắt đầu lan tỏa, Andoins cùng đám sĩ quan còn lại bị tước đoạt vũ khí và giam giữ trong trại giam thị trấn để giữ an toàn cho họ. Drouet được gọi đến hội đồng thành phố để tham dự một cuộc họp khẩn cấp, trực tiếp tham dự vào thành phần bạo loạn. Sau khi nghe lời tường thuật của anh, các trưởng lão trong thị trấn đã có một quyết định lạ thường theo ý kiến của chính họ. Nếu nhà vua đã đang rời kinh đô, điều đó chỉ có nghĩa là ông ta đang tiến về vùng biên giới, có lẽ là để quay trở lại cùng với đội quân ngoại quốc với mục đích xâm lược đất nước và chấm dứt cuộc Cách Mạng. Như vậy, các thị trấn ở hướng biên giới sẽ phải được báo động và nhà vua cần bị chặn lại. Họ yêu cầu Drouet là một trong những người cưỡi ngựa giỏi nhất thị trấn đi theo sát nhà vua. Ông chủ bưu điện cũng lập tức tuyển thêm người bạn kỵ sĩ Jean Guillame rồi cả hai lên đường đuổi theo hoàng gia, lúc này đã đi trước họ một tiếng rưỡi đồng hồ. Khi hai người tới gần thị trấn Clermont, họ gặp gỡ người lái xe cho ông chủ trạm bưu điện trên đường trở về. Anh này cho họ biết đoàn lữ hành đã rời con đường chính và rẽ qua mạn Bắc. Hai người bèn băng qua cánh đồng trực chỉ Varennes.
Chừng một giờ trước đó khoảng 9 giờ rưỡi, sau một hồi leo đồi Argonne chậm chạp, đoàn lữ hành hoàng gia đã tới được trạm thay ngựa tại Clermont. Trời choạng vạng tối và trạm ở ngay sát bìa trước khi vào thị trấn, vì thế ít người nhìn thấy họ đi đến và việc thay ngựa thật nhanh chóng. Bá tước Damas, người vẫn kiên nhẫn chờ đợi ở gần đó thận trọng nói ít lời với hoàng gia, nhưng nói nhiều hơn với Valery, cảnh báo cho họ biết về việc xáo trộn tại Clermont vì sự hiện diện của quân lính và hứa hẹn sẽ đi sau hộ vệ đoàn xe ở khoảng cách xa xa, đúng như theo mệnh lệnh trong thư của Bouillé. Tuy nhiên, khi đoàn lữ hành đi ngang qua thị trấn, người  ta thấy rõ họ đi qua giữa phố và rẽ về hướng Varennes. Những biến cố tiếp theo tại Clermont đã tương tự một cách lạ lùng  như đã xảy ra tại Sainte-Menehould. Không ai nhận ra hoàng gia nhưng mọi người nhận rõ bộ trang phục màu vàng của gia nhân ông hoàng Condé và họ kết luận rằng chắc chắn phải có sự nối kết với việc đám lính đến đóng quân một cách khó hiểu trong thị trấn trong 2 ngày qua. Khoảng một giờ sau đó, khi đám vệ binh quốc gia khoác quân phục và trang bị vũ khí thì viên sĩ quan thoát khỏi Sainte-Menehould lúc trước đến nơi và báo cáo cho Damas biết hoàng gia đã bị nhận diện và bạo loạn đã xảy ra dữ dội khi họ rời khỏi. Sau khi viên chỉ huy cố gắng tập trung người của ông, họ từ chối vâng lệnh vì lúc này đa số đã đang nhậu nhẹt tưng bừng hoặc đã bị người dân khuyến dụ. Ông ta đã cùng một toán nhỏ phi ngựa hết sức thoát đi để cảnh báo nhà vua.
Trong lúc đó đoàn lữ hành hoàng gia vẫn đang đều đều tiến tới  dọc theo thung lũng  Aire,  mệt mỏi vì đoạn đường dài và ngủ thiếp đi trong đêm tối mặc dù rất lo âu và căng thẳng. Sự căng thẳng có thể đã tăng lên tột độ nếu họ biết được những làn sóng hoảng hốt và sự nổi loạn đang  nổi lên sau lưng họ. Lại còn những đợt sóng nhỏ xuất phát từ những biến động tại Siante-Menehould và Clermont và của chính việc cưỡi ngựa ẩu tả băng qua các làng mạc vùng Argonne của bá tước De Choiseul.  Nhưng còn một đợt sóng  cảm xúc to lớn hơn đang lan tỏa khắp vương quốc, khi toàn thể nhân viên chuyển giao thư và người dân đổ xô xuống đường phố nước Pháp để thông báo cho nhau hay về cái tin nhà vua biến mất.
Khi đoàn lữ hành đến Varennes vào khoảng 11 giờ tối, lại thêm một cú sốc thất vọng não nề và bất trắc. Bouillé và Choiseul đã hứa đặt một trạm thay ngựa mới ở cạnh khu rừng gần con đường ngay trước những căn nhà đầu tiên. Nhưng mặc dù Valery và Moustier đã lục tìm khắp nơi, đi cả vào khu dân cư đang yên ngủ sát bờ sông vẫn không tìm thấy trạm đâu.  Họ còn cả gan gõ cửa mấy căn nhà ở lối cổng vào thị trấn cũng không có được tin tức gì. Đoàn lữ hành bèn yêu cầu người đánh xe bỏ rơi trạm và tiếp tục hành trình tới Dun, nhưng đoàn người lái xe từ Clermont đã nhận chỉ thị  nghiêm ngặt từ ông chủ trạm của họ là không đi xa hơn Varennes trừ khi  được tạm nghỉ và thay ngựa. Khoảng ba hay bốn mươi phút trôi qua trong lúc họ đi lục tìm và tranh cãi với lái xe và trong khi họ vẫn còn đậu lại ở bìa thị trấn thì Drouet và Guillame phóng qua họ đi vào thị trấn.
Cuối cùng, lái xe đồng ý lái vào thị trấn trong khi họ tìm ngựa để thay. Họ chậm rãi tiến tới trong bóng đêm với con đường chỉ leo lét những ngọn đèn của chiếc xe ngựa nhỏ. Họ bỗng nghe tiếng nói, tiếng la của ai đó đang hét lên : “Cháy, cháy”.  Phu nhân De Tourzel nhớ lại rõ ràng rằng: “Chúng tôi nghĩ mình đã bị phản bội. Chúng tôi đi trên đường với cảm giác buồn bã phiền muộn thật không thể nào diễn tả nổi”. Họ tiến vào cổng vòm của quán trọ Cánh Tay Vàng và bị ngăn chặn tại đó.

Trở về Paris

 Đối với hoàng gia cùng những người ủng hộ, sự việc trong đêm tại Varennes có thể chỉ là một nỗi khổ tâm kéo dài, một cảnh trong vô số các cơn ác mộng tàn tệ nhất của họ, hay như bà De Tourzel diễn tả là “tám tiếng đồng hồ đợi chờ khốn khiếp.” Cũng đã có những giây phút hy vọng:  đó là lúc dường như những lãnh đạo thị xã mở lòng sẵn sàng giúp đỡ họ, lúc có sự xuất hiện kỳ diệu, của lúc đầu là Choiseul và Goguelat, và sau đó là Damas và Deslon, những tay đầu lãnh của các đơn vị kỵ binh.  Cuối cùng cũng vẫn còn ảo tưởng rằng tướng Bouillé đang ở đâu quanh đó và ông ta đang trên đường để tới giải cứu họ. Tuy nhiên vua Louis thẳng thừng từ chối các đề nghị của bọn sĩ quan giải cứu hoàng gia qua bạo lực, để không làm hại đến hoàng hậu và các con.  Sau đó, hội đồng lãnh đạo thị trấn thay đổi ý định. Việc  sau đó họ từ chối để cho đoàn lữ hành tiếp tục hành trình là một sự thất vọng não nề. Sau hết, sự xuất hiện của sứ giả đưa tin đến từ Paris với sắc lệnh đưa hoàng gia trở về Paris là sự nhục nhã thất bại cuối cùng.
Có lúc họ cố lảng tránh. Họ nại cớ rằng đám trẻ cần được ngủ nhiều hơn và ngay chính họ cũng cần nghỉ ngơi. Một trong hai tỳ nữ khán hộ còn giả bộ bị đau bụng dữ dội. Sau đó, họ yêu cầu và được  để yên để lấy lại tinh thần và họ bèn đốt bỏ các hồ sơ tài liệu của họ mà họ có thể bị buộc tội vì chúng. Cuối cùng, vào bảy giờ rưỡi sáng, đoàn hoàng gia lữ hành bị giải đi từ kho hàng của Sauce đến hai cỗ xe ngựa của họ  lúc này đã quay đầu chuẩn bị. Hoàng gia đã kinh hãi khi nhìn thấy một biển người đông nghẹt đường phố và che kín cả công viên sát bờ sông đang chen lấn nhau để xem mặt nhà vua và hoàng hậu cùng với những tiếng la “ Vạn tuế đất nước! Vạn tuế đức vua! Xin Ngài quay về kinh đô”. Vẫn với cử chỉ vô cùng lịch thiệp, bà tước nâng đỡ hoàng hậu lên xe. Bà quay qua hỏi ông: “ Bá tước có nghĩ là Fersen đã thoát đi được chứ?” Bá tước trả lời là ông tin anh chàng đó đã đi thoát.  Không lâu sau đó, chính ông ta bị xô đẩy vào giữa đám đông, bị đánh đập và dẫn vào trại giam  ở Verdun cùng với Damas và nhiều viên sĩ quan khác. Chỉ có mỗi anh chàng Goguelat xảo quyệt với cánh tay băng bó đã bằng cách nào đó thoát ra khỏi thị trấn để rồi bị bắt nhiều ngày sau đó ở biên giới nước Áo.  Khi đoàn xe chậm chạp lăn bánh lên dốc đồi theo con đường chính quay về Paris, hoàng gia nhìn qua dòng sông nước chảy và tự hỏi không biết Bouillé lúc này biến đi đằng nào.
Chính lúc đó, viên tướng đã đang ở cách xa tới hơn một tiếng rưỡi đường cưỡi ngựa. Ông ta có thông tin khủng khiếp đó  vào  khoảng 4 giờ sáng do được anh con trai đuổi kịp ông khi ông cùng đoàn tuỳ tùng gần đi tới Stenay sau khi đã từ bỏ kế hoạch  vì  đợi chờ  quá lâu ở bên ngoài Dun.  Cần phải có ít nhất 45 phút để tập họp toàn bộ đội kỵ binh hoàng gia Đức quốc với khoảng ba bốn trăm tay kỵ binh thiện chiến lên lưng ngựa  để quay lrở lại Varennes.  Khi tới gần thị trấn, họ gặp hàng trăm nông dân và vệ binh đang được huy động toàn diện đi lại mọi ngõ ngách với kèn trống và cờ quạt trên tay. Có khi bọn họ buộc phải dùng kiếm để hăm doạ trước khi đám đông chịu nhường đường. Khi họ kéo tới được tới ngọn đồi trông xuống Varennes, thì đã  đến  chín giờ hay trễ hơn và họ không tiến xa hơn nữa.
Bouillé sau này biện luận rằng cây cầu đã bị phá hủy và toán quân của ông không thể lội bộ qua sông. Thực ra trước đó vài giờ ,  viên chỉ huy kỵ binh ở Varennes đã cưỡi ngựa băng qua sông và có một con đường khác vượt qua sông Aire ở mạn Nam chỉ cách đó chừng 2 dặm.  Đúng hơn, có lẽ Bouillé đã được báo cáo là nhà vua đã  đi khỏi đó hơn 2 tiếng rồi và còn bị bao vây bởi hàng ngàn vệ binh có vũ trang. Bị dân chúng địa phương hăm doạ từ khắp nơi, lại lo lắng cho sức ngựa trải qua cuộc hành trình xuôi Nam quá lâu, và có lẽ ông tỏ ra rất nghi ngờ về khả năng trông chờ vào đội kỵ binh của chính ông, những người trước đó vài giờ đã trở mặt đi theo đám “cách mạng ái quốc”, ông tướng giờ quay đầu rút lui về Stenay. Ông vào quán trọ uống một tách cà phê và tập họp 2 thằng con trai cùng khoảng 20 sĩ quan nữa đi qua xứ Áo-Bỉ cách đó vài dặm đi lưu vong. Hai hôm sau, Nam tước Klinglin, một trong những viên sĩ quan đã từng làm việc thân cận với vị tướng mấy tháng trước đó, đã viết cho người chị (em) gái của anh. Anh ta phàn nàn về sự thất bại của một “kế hoạch tuyệt vời như thế: “Ôi  thật khó khăn để vượt qua số phận!  Định mệnh thật lạ lùng khi mà những tay lãnh đạo tầm thường của một thị trấn nhỏ bé vô danh như Varennes lại có thể  cầm chân được nhà vua. Hỡi bạn bè thân thiết của ta, phải chi được chết đi để có thể cứu giúp đức vua.”
Vào khoảng thời gian Bouillé bắt đầu rút lui thì đoàn lữ hành hoàng gia cũng vừa tiến vào Clermont. Những người trong đoàn có lẽ không bao giờ quên đi được cái hành trình khủng khiếp trở về Paris này. So sánh với hành trình gấp rút tới Varennes hôm 21 tháng Sáu, chuyến trở về  quá sức buồn chán này kéo lê thế tới 4 ngày. Đây là thời điểm nóng nhất của mùa hè mà tốc độ của đoàn xe lại quá chậm chạp đến không có được tí gió thoảng qua. Đã thế, đám đông vĩ đại rầm rập bên ngoài dọc theo đoàn xe  còn làm tung lên những đám bụi lớn càng làm tăng thêm cường độ của sự khốn khổ. Valory, người ngồi ở phía trước cỗ xe lớn với tay bị trói đã nhắc lại cơn gian nan: “Chúng tôi bị mặt trời thiêu cháy và nghẹt thở vì bụi đường.”
Lúc đầu khi mới đi ra khỏi Varennes, có chừng 6000 vệ binh quốc gia kèm theo canh giữ, họ bước đi hai hàng dọc, mang theo hình ảnh của sắc lệnh với sứ giả Bayon và đám vệ binh quốc gia của Paris dẫn đầu. Nhưng khi họ tiến về phía Tây, đám dân quê tụ tập đến từ mọi phương hướng, từ già đến trẻ nam nữ và thường nguyên cả làng kéo nhau đi, người đi xe kẻ đi bộ và mang theo bất cứ loại khí giới nào có được. Những người chỉ  đi quan sát đã choáng váng vì số lượng người ào xuống đường phố, tràn cả xuống những cánh đồng chung quanh và bám theo đoàn xe như một bầy ong. Anh chàng vệ sĩ Moustier nhớ lại rằng: “Đám đông khổng lồ không thể đếm được này thuộc đủ mọi lứa tuổi, mọi thành phần nam nữ, trang bị đủ mọi thứ từ súng ống, kiếm cung tới giáo mác búa liềm.”  Anh chàng Pétion người phụ tá hộ tống đoàn xe ở nửa đoạn đường chót cũng nói y như thế rằng: thêm vào  đám vệ binh  đi canh giữ là cả đống nam phụ lão ấu mà một số mang theo búa liềm giáo mác, cung kiếm và cả súng ống. Có nhiều người chỉ đơn giản đến để nhìn tận mặt nhà vua và hoàng hậu mà họ chưa từng gặp và cũng chưa từng hy vọng được thấy. Những người khác là thân nhân của đám dân quân trong thị trấn nhảy bổ đến để bảo vệ đất nước và đức vua, vì lúc đầu có tin đồn là nhà vua đang bị bắt cóc. Trước đây, theo thông lệ, cơ hội đầu tiên để họ được khoác lên người bộ đồng phục đầy màu sắc mới mẻ cùng với hiệu kỳ của toán quân của mình chỉ là trong những dịp  đi diễn hành quanh công viên thị trấn vào  các dịp lễ. Đôi khi đám đông trở nên náo động hăng say, nhất là khi đoàn xe hoàng gia đi qua những khu vực người dân kích động bởi cơn hoảng loạn đêm trước. Người ta hoan hỉ vì sự thành công của họ bằng việc ca hát nhảy múa và nâng ly rượu chúc mừng sự an toàn của đất nước và nhà vua. Các ông thị trưởng đua nhau đọc những bài diễn văn hùng tráng, rập khuôn theo những bài bình luận mà họ đã đọc  được từ những cuộc tranh luận của Hội Đồng quốc gia  về suy nghĩ của ông. Bà phu nhân trung thành De Tourzel đã sững sờ bởi những ngôn từ chửi rủa mà nhà vua phải chịu đựng từ cửa miệng của những chức sắc địa phương lúc này đang lên giọng dạy dỗ nhà vua về cái ý tưởng bỏ dân mà chạy trốn tồi tệ, gây cho họ nhiều nổi hãi sợ như vậy, ngay cả khi nhà vua chỉ tham khảo ý kiến với các viên chức hội đồng thành phố. Bà cảm thấy rằng : “Các viên chức địa phương chỉ có một ý tưởng trong đầu là vinh danh chiến công của họ và sỉ nhục hoàng gia. Thật là niềm vui sướng cho họ khi có được cơ hội áp đảo một  vương triều bất hạnh với những lời chửi mắng cay độc.
Tuy vậy vẫn có một yếu tố đáng sợ hãi. Viên tướng Bouillé cùng toán 400 quân kỵ binh của ông cưỡi ngựa tiến đến Varennes dọc theo đường lộ đã gây nên một mối lo sợ  lớn lao đối với dân quê, một nỗi kinh hoàng lan toả nhanh chóng từ làng này qua làng khác và càng tăng cường độ vì những cuộc chuyển quân khác trong vùng. Không lâu sau đã có những báo cáo lan truyền về tin hàng ngàn binh lính, có lẽ toàn thể quân Áo do viên tướng tồi tệ này dẫn đầu đang chuẩn bị tới để trừng phạt nhân dân 2 miền Lorraine và Champagne vì tội dám bắt giữ nhà vua. Trong số đám đông đi theo đoàn 2 xe  đang di chuyển với những tin đồn cứ thay đổi liên tục,  thái độ hân hoan mừng lễ có thể nhanh chóng biến thành phẫn nộ và một ước muốn trả thù. Thế nhưng sự phẫn nộ luôn luôn không trực tiếp vào nhà vua, vì những tiếng hô “vạn tuế đức vua” vẫn được nghe thấy trong suốt hành trình, mà vào những người họ cho làđã gây ảnh hưởng  lên nhà vua hay đã bắt cóc ông. Tuy nhiên, có một số trong đám đông có sự  quan ngại hướng đến hoàng hậu. Có những ám chỉ thô tục lên quan đến cuộc đời tình ái của hoàng hậu Marie, và cả nhũng nhận định miệt thị về người cha “thật sự” của vị thái tử kế vị. Khi Marie tặng một miếng thịt gà cho một vệ binh, anh chàng tỏ ra tử tế và cám ơn thì đám đông gào lên rằng thì là đừng đụng vào nó vì  coi chừng có độc. Nhưng sự thù ghét tập trung trên hết vào ba tay hộ vệ hoàng gia đang ngồi lái xe và vẫn còn mặc vệ phục màu vàng, biểu tượng của chế độ phong kiến cũ đang bị ghét bỏ. Bị cho là những kẻ cầm đầu xúi gịuc tạo nên cuộc tẩu thoát, họ liên tục bị hăm doạ chửi bới cũng như bị ném đá và phân súc vật lên người. Nhiều lúc có những nhóm người cố đến gần xe để trực tiếp tấn công họ trước khi các vệ binh quốc gia đẩy họ ra.
Anh chàng Sauce tự đi kèm bên cạnh đoàn xe đến tận Clermont trước khi quay trở về để chuẩn bị bảo vệ thị trấn của anh khỏi sự kiện có thể  bị  Bouillé tấn công. Đoàn xe lúc này di chuyển dọc theo con lộ chính đến Sainte- Menehould nơi mà viên thị trưởng thành phố có buổi diễn thuyết chính thức và Drouet cùng Guillame đã quay về nhà từ đêm hôm trước, công khai gia nhập vào hành trình. Một nhà quý tộc địa phương ở phía tây thị trấn, bá tước Dampierre, người đã chứng kiến buổi diễn thuyết của viên thị trưởng tại Sainte Menehould, đã cố gắng cưỡi ngựa đến gần đoàn xe hoàng gia để nói chuyện. Khi vệ binh đẩy ông ta ra xa, ông bèn hét lên “vạn tuế đức vua, rồi nổ súng lên trời trước khi cưỡi ngựa quay về lâu đài.  Dân chúng địa phương đã sẵn có lòng thù ghét vị bá tước này. Do đó, một nhóm người đuổi theo và bắn chết ông ta ngay trên cánh đồng. Không hiểu nhà vua có chính mắt thấy cảnh giết người đó không, nhưng đám cận vệ ngồi bên ngoài xe đã chứng kiến với vẻ kinh hoàng.
Vào thời điểm cuối ngày khi đoàn người và xe tới được Châlons-Sur-Marne, hoàng gia đã trải qua gần 40 giờ không ngủ. Một nhân chứng diễn tả: “Thật không thể diễn tả nổi họ kiệt sức cỡ nào.”  Nhưng tại đây, họ có lẽ có được vài tiếng nghỉ ngơi cho đỡ căng thẳng mệt nhọc. Hoành gia được  viên thị trưởng và các lãnh đạo đầu ngành  gặp gỡ tiếp đón ngay tại cổng vào thị trấn và được dẫn đến nghỉ ngơi tại một dinh thự của một cựu viên chức nhà nước. Đây chính là nơi vị hoàng hậu trẻ Marie-Antoine đã từng dừng chân nghỉ ngơi một đêm trên chuyến đi từ Áo đến Pháp hơn 21 năm trước. Giới thẩm quyền tại đây rõ ràng có vẻ thông cảm với số phận của hoàng gia. Đêm đó, còn có có một nhóm người sẵn lòng giúp nhà vua trốn thoát, mặc dù vua Louis đã từ chối ra đi mà không có gia đình đi cùng, và vì thế kế hoạch không thành. Sáng sớm hôm sau, nhà vua và hoàng hậu tham dự đại lễ Thánh Thể. Nhưng trước khi thánh lễ hoàn tất, một đội ngũ vệ binh khác  từ Reins đến đã hối hả đưa họ đi ngay.  Có những tin đồn mới cho rằng Varenes và Sainte-Menehould đã bị những đoàn quân cướp bóc lục soát và đốt cháy, vì vậy, vệ binh kiên quyết đưa nhà vua trở về Paris thật nhanh.
Vào buổi sáng, họ  lại tiếp tục khởi hành, đi tới với một tiến độ vô cùng chậm chạp dưới sự hộ tống của đoàn người lúc này đông đến từ 15000 đến 30000 người,  đi dọc theo vùng Thung Lũng Marne hơn là con đường tắt đi qua Montmirail mà hoàng gia đã xử dụng trong cuộc tẩu thoát.  Ngừng lại một chút để ăn tối ở Epernay. Tuy nhiên, một sự kiện nhỏ xảy ra trên đường phố. Phu nhân De Tourzel gần như bị kéo từ trong xe ra để hoà vào đám đông trước khi họ hối hả trở lại con đường cũ. Sau đó, vào khoảng 7.30 tối, khi con đường chạy bọc quanh con sông để vào vùng thôn quê, đoàn xe bỗng dừng lại và đám đông cũng lặng lẽ giãn ra khỏi con đường trước mặt. Hội Đồng Cách Mạng Quốc Gia ở Paris  đã gửi tới ba vị đại biểu và họ đang tới gần, dẫn đầu bởi một sĩ quan chưởng lý. Các đại biểu đã nhận được tin hoàng gia bị chặn tại Varennes gần 24 giờ trước và họ lập tức phái đi ba thành viên đại diện cho ba nhóm chính trị khác nhau trong hội đồng. Dẫn đầu là Antoine Barnave, một thành viên của nhóm Jacobin trung lập và là một tay hùng biện chỉ mới 29 tuổi và nhìn  bên ngoài còn trẻ trung hơn. Cùng đi với anh ta là Jérôme Pétion, có vẻ già dặn hơn, một nhà dân chủ đầy nhiệt tâm và là bạn thân của Maximilien Robespierre và nhóm Jacobins cấp tiến. Người thứ ba là Marie-Charles de Latour-Maubourg, một tay ủng hộ thể chế quân chủ và là bạn thân của Lafayette.  Sau một thời gian dài sợ hãi và đầy bất trắc, đám đàn bà trong xe  giờ tràn ngập xúc động khi thấy sự xuất hiện của ba vị này, những người mà trước đây họ thường khinh bỉ, nhưng giờ dường như mang lại cho họ sự an toàn. Bà phu nhân Elizabeth nắm tay họ cầu xin họ bảo vệ tính mạng cho ba tay cận vệ, trước đó đã bị hăm doạ hành hình tại chỗ. Sau vài lời an ủi, Barnave chính thức đọc quyết nghị của Hội Đồng ủy nhiệm cho họ bảo đảm nhà vua trở lại Paris an toàn.  Sau đó anh leo lên mui xe và, dưới ánh trời chiều, đọc lại quyết nghị một lần nữa cho đám đông  xung quanh. Đây thật là một giây phút lạ thường của Cách mạng đánh dấu rõ ràng một sự chuyển đổi chủ quyền từ nhà vua sang nhà nước.
Các đại biểu cũng được hộ tống bởi viên sĩ quan quân đội Mathieu Dumas, một người yêu nước trung lập và là cựu chiến binh trong cuộc Cách mạng Mỹ, bây giờ đang giữ trọng trách chỉ huy các đội ngũ vệ binh quốc gia, tái thiết lập vài điều khoản trật tự và mệnh lệnh trong cái diễn biến lớn lao này. Barnave và Pétion ngồi lẫn vào trong lòng cỗ xe lớn với đám trẻ giờ phải ngồi lên lòng mẹ. Anh chàng Maubourg cao lớn hơn tìm được chỗ cho mình chung với tỳ nữ khán hộ trên chiếc xe nhỏ. Họ ở lại đêm tại thị trấn nhỏ Dormans, lên giường ngay sau nửa đêm. Ngày hôm sau, khi đi ngang thị trấn Château-Thierry, Dumas đã khéo léo vận dụng tài khéo léo để bỏ lại một số lớn đám đông hộ tống vô trật tự tại một cây cầu. Nhờ thế, họ đã có thể nhanh chóng đi tới Maux nơi họ ở qua đêm 24 tháng Sáu tại nhà vị giám mục sở tại. Tuy nhiên, trong đêm, đám đông dâni và vệ binh cũng như người đi xem lại tụ lại  đông đảo trong thị trấn và đoạn hành trình cuối trở về thủ đô dưới sức nóng mùa hè lại bị chậm trễ và trở ngại như cũ. Pétion diễn tả: “Tôi chưa từng trải qua một ngày dài và mệt nhọc hơn thế.”
Khi đoàn di hành đi qua những vùng ngoại ô Paris, khí thế càng trở nên mãnh liệt hơn. Đã có nhiều cuộc họ  phối hợp tấn công vào cỗ xe chính, có lẽ nhắm vào đám cận vệ. Barnave và Pétion bắt đầu quan ngại cho sự an toàn cho người trên xe, họ đã phải la lớn kêu gọi sự bảo vệ từ  các vệ binh, những người vừa mới từ Paris đến. Hai viên sĩ quan bị thương khá nặng. Dumas gần như bị kéo xuống lưng ngựa trước khi họ tới được bức tường thành nơi Lafayette đón chào họ với một đội kỵ binh lớn. Đoàn xe được chỉ định trực chỉ đi quanh chu vi thành phố, né tránh những khu lao động và đi vào từ phía Đông Bắc ngang qua Champs-Élysées. Cả thành phố Paris theo dõi sát diễn tiến của đức vua. Hàng chục ngàn người nam phụ lão ấu dõi theo những sự việc dưới đường phố c ùng với hàng trăm người leo lên cả cây cối và mái nhà. Đoàn lữ hành ngồi trong xe ra vẻ  đã kiệt sức và cơ thể hôi hám bẩn thỉu, đầu tóc rối bù. Có vài tiếng vỗ tay hoan hô các đại biểu, 2 chàng Drouet và Guillaume và các vệ binh đến từ thị trấn Varennes qua một chặng đường dài và được bố trí  đi đầu trong cuộc diễu hành. Nhưng đám đông giữ yên lặng suốt buổi, không buồn giở mũ nón khỏi đầu để biểu lộ thái độ không  còn kính trọng hoàng gia. Cùng một cử chỉ khinh chê đó, nhiều hàng ngũ đội quân vệ binh quốc gia đứng dọc hai bên đường cũng quay ngược  nòng súng xuống đất. Không như các vùng khác, tại Paris, không ai nghe thấy lời chào tung hô truyền thống : “vạn tuế đức vua” như thường lệ. Đối với vua Louis, người luôn nhạy cảm với những lời tung hô của thần dân, điều này trở thành những phút giây buồn thảm ghê gớm.
Đi đến cuối đường, họ băng qua khu đại công viên, ngày nay được gọi là Place de Concorde, rồi tiến vào khu vườn Tuileries và dừng lại gần cổng vào cung điện. Trật tự bỗng gần như  tan vỡ  khi đám đông ùa tới bên cạnh xe trong một cố gắng bắt giữ đám hộ vệ.  Vật lộn khó khăn lắm, Dumas, Pétion cùng những viên sĩ quan khác mới đưa được ba tay cận vệ máu me thương tích đầy người ra chỗ an toàn. Cùng lúc đó, hoàng gia vội vã xuống xe bước nhanh vào cung điện Tuileries không  hề bị đụng chạm, cái lâu đài mà chỉ mới 5 hôm trước họ đã hy vọng trốn khỏi mãi mãi.

Hậu sự

Định mệnh thật lạ lùng! Nam tước Klinglin tuyên bố. Chỉ có hơn mười lăm dặm nữa thôi, khoảng một hai giờ xe ngựa  đi trong đêm tới  được Dun là hoàng gia đã có thể được bảo vệ an toàn dưới sự bảo bọc vủa viên tướng Bouillé và đội quân với hang trăm kỵ binh dung mãnh của ông ta. Ngay từ giây phút đầu tiên bắt giữ nhà vua, những người dự phần cũng như các nhân chứng cuộc trốn thoát tới Varennes  đã tự hỏi họ sai sót điều gì, vì sao mà thất bại và cuối cùng lỗi tại ai?  Ngay cả những người yêu nước mà đối với họ cuộc tẩu thoát thất bại là một chiến thắng lớn cũng phản ánh một cách sâu xa về cái vận mạng lạ lùng  trong việc giúp đỡ họ cản bước trốn chạy của  nhà vua nước Pháp một cách quá gần như vậy. Quả thực, nhiều thế hệ sử gia đã theo tư tưởng của họ tới những  thế giới khác nhau của lịch sử trái nghịch, suy nghĩ xem sự việc sẽ khác biệt ra sao nếu như nhà vua đã thành công đi tới được Montmédy?  Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như người  tỳ nữ trong cung điện không có lòng nghi ngờ để buộc hoàng gia phải hoãn lại thời điểm khởi hành; nếu như Lafayette không vào cung điện Tuleries để chuyện trò với nhà vua khá muộn trong đêm; nếu như vị bá tước de Choiseul đã cố nán lại thêm một giờ chờ đợi nữa ở tại bình nguyên kế cận  Somme-Vesle; nếu như Drouet ở lại cánh đồng thêm vài phút nữa trước khi trở về vị trí; nếu như các lái xe ngựa từ Clermont được thuyết phục, mua chuộc hay cưỡng ép để tiếp tục đi quá khỏi Varennes mà không cần đổi ngựa? Một loạt chữ “nếu như” dường như không dứt. Quả thật,  giống như hầu hết các biến cố lịch sử, sự kiện tại Varennes được tạo dựng lên như  một trong hàng loạt biến cố nhỏ nhoi khó xác định mà bất cứ  một biến cố nào trong đó cũng có thể đã  làm thay đổi kết quả trong ngày hôm ấy.
Dù vậy nếu người ta lui cái diễn biến lại một bước từ trong những trường hợp kể trên, từ những tiểu tiết của các hành động và phản ứng cá nhân, người ta có thể tranh luận rằng có 2 điểm chính đã tạo nên sự kiện lịch sử Varennes. Điểm thứ nhất là cái cá tính riêng và hành vi của nhà vua Louis, nhân vật trung tâm của cuộc mạo hiểm này. Tính thiếu quyết đoán thiếu tự tin trường kỳ của nhà vua đã ảnh hưởng sâu xa đến nguồn gốc và sự tiến hành của cuộc cách mạng. Khi cờ đến tay, một quyết định sớm sủa và kiên quyết cho việc vượt tẩu chắc chắn làm tăng thêm cơ hội thành công tối đa. Ngay cả sau tháng Tư 1791, khi Louis cuối cùng dường như chọn lựa việc trốn chạy, hành động đi trốn này cũng vẫn hoãn đi hoãn lại nhiều lần, cho dù mọi kế hoạch chuẩn bị đã sẵn sàng từ đầu tháng Năm hay sớm hơn.  Cứ mỗi ngày chậm trễ thì dường như cái âm mưu rất phức tạp rất dễ bị phát giác, như nó đã có lúc nào đó bị nghi ngờ vào đầu tháng Sáu bởi người tỳ nữ của hoàng hậu.  Cứ mỗi ngày hoãn lại kế hoạch thì dường như đám quân lính Pháp, dưới ảnh hưởng  lớn lao của các câu lạc bộ yêu nước, sẽ từ chối tuân lệnh các viên chỉ huy thuộc tầng lớp quý tộc của họ và họ sẽ phản ứng mãnh liệt để ngăn chận bất cứ hành động nào có những mục đích mà  họ không chấp nhận. Trong những tháng ngày trước khi việc tẩu thoát bắt đầu, viên tướng Bouillé đã tỏ ra bi quan hơn về độ đáng tín nhiệm của binh lính và tính khả thi của toàn kế hoạch trốn chạy. Cuối cùng, quyết định của ông ta  dựa vào đám kỵ binh ngoại quốc nói tiếng Đức đã gây nên mối nghi ngờ lớn lao đối với dân làng và các thị trấn nhỏ  khi họ nhìn thấy cách họ chuyển quân.  Nhưng ngay cả như vậy, màn trốn chạy vẫn có cơ hội vượt thoát nếu như nhà vua đã không đánh đố số mạng bằng việc ngồi trên chiếc xe thả rèm che cửa bít bùng rồi sau đó lại bước ra khỏi xe tự lộ diện cho khách qua đường trông thấy. Dĩ nhiên, những hành động như thế rất gần gũi với việc nhà vua thiếu nhận thức về ý nghĩa thực sự và sức lôi cuốn mạnh mẽ của cuộc Cách Mạng. Nhà vua giả thiết rằng những thay đổi cách mạng đáng ghét đó chẳng qua  là do sự kích động xúi giục đám dân Paris  bần cố  mù quáng  bởi một số ít bọn cấp tiến trong cái Hội Đồng Quốc Gia  mà chúng đang kiểm chế.
Nhưng cái nguyên cớ cơ bản thứ hai của biến cố thất bại tại Varennes gây ra từ cuộc Cách Mạng chính là sự biến đổi sâu rộng trong thái độ và tâm lý của người dân Pháp. Một cảm giác tự tin, tự cậy, tự chủ với đất nước như một khối nguyên vẹn chứ không đơn giản là một cộng đồng địa phương. Sự biến đổi mà ta có thể thấy ở tại thị trấn Varennes nhỏ bé đã thấm nhập vào đa số người dân Pháp. Sự phát triển này  giúp ta giải thích được những diễn biến lạ thường của các viên chức cấp địa phương tại Sainte-Menehould và Varennes dám đứng ra ngăn chận nhà vua. Mặc dù những hành động cá nhân của Drouet và Sauce không thể  bị đánh giá thấp, nhưng các hành động của họ có lẽ khó xảy ra nếu không có sự ủng hộ của hội đồng thị xã và nói cho đúng là toàn thể công dân. Việc sẵn sàng ủng hộ cũng có thể suy đoán hơn nữa bởi những di chuyển bất thường và khó giải thích của đám lính kỵ binh đánh thuê trong những ngày trước khi có cuộc trốn chạy và từ sự nghi ngờ  tiềm tàng của dân chúng  đối với đám sĩ quan quý tộc chỉ huy bọn chúng. Những điều kiện gần như phiến loạn đã hiện hữu sẵn ở cả 2 nơi Sainte-Menehould và Claremont trước khi đoàn xe của nhà vua đi đến. Mercy-Argenteuil đã không sai lầm khi anh ta cảnh báo hoàng gia rằng,”Trong bối cảnh của tinh thần cách mạng mới, mỗi làng phố có thể là một chướng ngại khó vượt qua trên bước tiến của các ngài”.

Quả thực, từ cái quan điểm đó, câu hỏi thực sự sẽ không là tại sao cuộc trốn chạy thất bại mà sẽ là nó đã suýt thành công như thế nào. Những thành tựu ngoạn mục của hoàng gia trong việc thoát ra khỏi cung điện Tuileries không bị phát hiện, lại thoát ra khỏi một thành phố Paris đầy nghi kỵ và rồi du hành trên những con đường chính tới một nơi chỉ còn cách biên giới nước Áo vài chục dặm, tất cả chứng tỏ một tài năng tổ chức tài giỏi của Bouillé và trên hết là của Axel von Fersen. Hợp tác làm việc với nhau, hai người đã tiến gần sát đến sự thành công có thể được xếp vào hàng những cuộc trốn chạy vĩ đại nhất trong mọi thời đại.

No comments: